Hôm nay,  

Chân dung nhà văn Duy Nhân Xuyên qua tập truyện “Trọn Đời Yêu Thương”

13/02/202312:13:00(Xem: 2028)
Điểm sách

daothe

Ngoài kia tuyết đổ trắng xóa một trời, tôi ôm trong tay tập truyện “Trọn Đời Yêu Thương” của nhà văn Duy Nhân vừa gửi tặng, mà thấy ấm cả hồn mình.

 

“Trọn Đời Yêu Thương” là tuyển tập gồm có 36 truyện ngắn, cũng là tập truyện thứ tư của nhà văn Duy Nhân. Như trong lời tựa, Duy Nhân đã nhắc nhở “cây có gốc mới nở cành xanh ngọn. Nước có nguồn mới bể rộng sông sâu” (*). Tư tưởng này đã quán xuyến xuyên suốt 36 truyện ngắn của tập truyện Trọn Đời Yêu Thương.

 

Nhà văn Duy Nhân đã từng đi qua hai cuộc chiến và những trải nghiệm sống dưới chế độ Chuyên Chính Vô Sản. Sự lựa chọn cuối cùng là anh phải thoát ly khỏi sự kềm kẹp của độc tài đảng trị, chấp nhận cuộc sống luu vong. Anh và gia đình đến Mỹ từ năm 1997, theo diện bảo lãnh, tuần tự ra đi, ODP-Orderly Departure.

 

Mở đầu là truyện ngắn “Việt Kiều Về Quê” nhà văn Duy Nhân đã không ngừng tố cáo chế độ Công Sản đã biến chất con người. Con người sanh ra và lớn lên dưới chế độ CSXHCN mất cả lương tri, đạo đức chỉ vì cơm áo gạo tiền. “Mẫu người tiêu biểu của đảng và nhà nước bây giờ là như vậy đó anh. Vừa ngu dốt vừa tham lam vừa hách dịch vừa hèn hạ nữa” đó là kết luận của tác giả Duy Nhân qua truyện ngắn “Trưởng Phòng Công An Phường”.

 

Những truyện còn lại “Phép Lạ” và ‘Giầy Dép Còn Có Số” là những trải nghiệm của nhà văn Duy Nhân sống dưới chế độ VNCH. Từ một chuyên viên ngân hàng, năm 1972, Mùa Hè Đỏ Lửa, anh trở thành sĩ quan Địa Phương Quân thuộc Tiểu khu Vĩnh Bình. Anh đã thoát chết cũng như anh xông pha dưới làn tên mũi đạn nhiều lần, may mắn anh vẫn sống cho đến ngày anh được biệt phái về làm việc ở Ngân Hàng Quốc Gia. “Khi cởi bộ đồ lính ra, tôi cảm thấy khoan khoái nhẹ nhàng tưởng chừng như mình có thể bay lên được“. Đó là cảm tưởng của nhà văn Duy Nhân về những năm tháng anh phuc vụ như một sĩ quan Địa Phương Quân.

 

Đến ngày 30-4-1975, cùng vận mệnh của tổ quốc, anh cũng như những bạn bè khăn gói đi vào trại cải tạo tập trung. Theo lời anh kể, anh may mắn hơn bạn bè, có người học tập cải tạo tập trung kéo dài đến 17 năm. Riêng anh và số nhỏ chỉ học tập cải tạo tập trung trong vòng 30 đến 36 tháng, dưới 3 năm. Sau khi được lệnh tha, anh rời khỏi trại học tập về nhà, và sau khi được xã chế, anh may mắn được cách mạng mời vào làm việc trong ủy ban Quản Lý Kinh Tế Tài Chánh cho công ty xuất nhập khẩu của Đảng. Sau một thời gian “tôi thôi làm cơ quan nhà nước, tôi đã làm ở 3 ngân hàng khác nhau trước khi được người em vợ bảo lãnh đi Mỹ vào tháng 7 năm 1997”. Và anh hân hoan kể lại cuộc sống của anh và gia đình tại Mỹ “hiện tại tôi được chính phủ trợ cấp hằng tháng, đủ chi dùng hằng ngày vì không có nhu cầu gì lớn lao. Đau yếu có nhà nước lo, phiếu mua thực phẩm cũng được cung cấp, sử dụng di chuyển cộng cộng miễn phí...” Đó là chưa kể anh và gia đình sống trong căn nhà theo chế độ Housing, anh chỉ trả 10% tiền thuê nhà. Như vậy đối với nhà văn Duy Nhân và những bạn bè cùng chí hướng với anh, nước Mỹ là một thiên đường hạ giới!

 

Dù sống trên thiên đường Mỹ, Việt Nam vẫn là quê hương yêu dấu của anh! Sau năm 2000, anh vẫn thường xuyên trở lại thăm quê hương Việt Nam và lưu lại cả tháng. Có năm anh về thăm nhà đến hai lần. Có lần anh và gia đinh đi du lịch bằng tàu thủy, anh và gia đình ghé thăm Hà Nội. Anh đi thăm và chụp hình, video những danh lam thắng cảnh như khu du lịch Hoàng Liên Sơn, Trung tâm Resort trên vịnh Nha Trang, bãi biển Sầm Sơn, Vịnh Hạ Long, ruộng bậc thang ở vùng cao Tây Bắc Việt Nam. Hoặc anh đi thăm những di tích lịch sử như Hang Pắc Bó ở Cao Bằng…

 

Nhà văn Duy Nhân vắt kiệt sức mình trên từng trang giấy khi viết về gia đình, dòng họ, viết về “Anh tôi”, “Ba tôi”, ”Ngoại tôi”, “Ông ngoại”... Mỗi người đều cho anh gương mẫu để sống.  Với truyện ”Ba tôi” anh nhắc lại câu ca dao ngạn ngữ: “Công cha như núi Thái Sơn-Nghĩa Mẹ như nước trong nguồn chảy ra”... Nói về Mẹ, nhà văn Duy Nhân thổ lộ “Tôi không được ở với Mẹ ngay từ thuở nhỏ khi tôi mới 11 tuổi, thành thử tôi không có một kỷ niệm nào về mẹ. Đôi khi cố vận dụng ký ức thì cũng chỉ thấy hiện ra những hình ảnh rất mờ nhạt.  Những chuối ba hương, xôi nếp một, đường mía lau, và mật ngọt của đời đối với tôi cũng chỉ là mơ ước chập chờn trong giấc ngủ cô đơn hay lắng đọng  trong những phút giây tĩnh lặng nhất của lòng mình”... 

 

Đoạn tiếp theo là ký ức của nhà văn Duy Nhân trong giai đoạn anh hợp tác với chế độ cộng sản. Nhà văn Duy Nhân vẫn bị ám ảnh thường xuyên, về chuyên Hợp Tác Xã, những câu chuyện trao đổi giữa nhà văn và các nhân vật thuộc cấp cao của anh, như truyện “Ông Chủ Tịch”. Thật lý thú khi đọc truyện “Khẩu K54 Trong Hộc Bàn”. Đó là lúc nhà văn Duy Nhân bị cấp trên của anh hăm dọa vì tính tình làm việc của anh rất thẳng thắn. Do đó có đụng chạm đến quyền lợi tham nhũng của cấp trên. Ông P., người cấp trên của anh, không ngần ngại cho anh thấy khẩu súng K54 lúc nào cũng nằm chờ sẵn trong hộc bàn của ông ta như một chỉ dấu đe dọa nguy hiểm đến tánh mạng của anh. Sự thô bỉ bạo ngược của xã hội Xã Hội Chủ Nghĩa đến thế là cùng.

Những năm tháng trong lao tù cải tạo, mặc dầu dưới sức ép thường trực của quản giáo, nhà văn Duy Nhân vẫn tiếp làm thơ nhớ về người vợ, lên án chế độ XHCN. Và mỉa mai thay anh viết bài thơ có tựa đề “Cám Ơn Ngục Tù”.

 

Phần nhiều những truyện còn lại, tác giả Duy Nhân viết về “Hạnh Phúc Của Tuổi Già”, niềm vui  “Giữ Cháu Ngoại”, hoăc sự thành đạt của các con cháu lớn lên trong nền văn hóa tự do của nước Mỹ. Tác giả Duy Nhân cuối cùng không quên đề cập đến dịch bệnh Covid 19, một tai ương cũng là những thử thách khả năng chống dịch bệnh của nhân loại.

 

Trong loạt bài còn lại có một bài ký, tựa đề “Người Không Nhận Tội”. Chính bài viết này đã làm nên tên tuổi nhà văn Duy Nhân. Vốn dĩ là một sinh viên tốt nghiệp khóa Chính Trị Kinh Doanh, “Người Không Nhận Tội”có phong thái một nhà trí thức trẻ, năng động, “giàu tiềm năng và nghị lực”. “Người Không Nhận Tội” có tên rất lạ và dễ nhớ: Kha Tư Giáo. Anh cũng là người bạn tù cải tạo tập trung của nhà văn Duy Nhân.

 

Theo chính sách cải tạo tập trung, ngoài giờ lao động khổ nhọc, các cải tạo viên còn phải học 10 bài chính trị. Sau mỗi bài học, là những buổi hội thảo trong tổ, trong đội. Mỗi học viên cải tạo phải viết bài thu hoạch những gì mà họ tiếp thu được sau bài giảng của giáo viên. Các học viên “phải liên hệ bản thân, xác định mình là người có tội với nhân dân, với cách mạng”. Chống lại những yêu cầu trên, học viên Kha Tư Giáo cho rằng anh và các bạn không ai là người có tội. “Các chiến sĩ VNCH cầm súng chống lại bộ đội Bắc Việt và quân nằm vùng là để tự vệ mà không hề chống lại nhân dân, đồng bào ruột thịt trong Nam cũng như ngoài Bắc. Lập trường của anh Giáo không đáp ứng yêu cầu của Việt Cộng. Đó là tấn thảm kịch của anh”. Kha Tư Giáo phải viết bài kiểm điểm liên tục. Càng kiểm điểm anh càng cảm thấy mình vô tội. Theo nhà văn Duy Nhân, “bài kiểm điểm của anh Giáo lúc đầu còn dài về sau chỉ còn có 4 chữ: TÔI KHÔNG CÓ TỘI”. Anh kiên quyết giữ vững lập trường ngay khi anh đối diện với các giáo viên cải tạo cấp cao. Lập luận cơ bản của anh: “Nên nhớ, các anh mới là người âm mưu cùng thực dân Pháp, chia đôi đất nước bằng hội nghị Geneva năm 1954. Chúng tôi không hề ký vào bản hiệp định đó. Đồng minh của chúng tôi không phải chỉ có Mỹ mà có cả Đại Hàn, Phi Luật Tân, Tân Tây Lan, Úc Đại Lợi, và tất cả các quốc gia yêu chuộng hòa bình trên thế giới. Các anh mới là tay sai Liên Xô và Trung Cộng. Chủ nghĩa cộng sản chủ trương bành trướng, xâm lược, nhuộm đỏ toàn thế giới chớ không riêng gì Việt Nam”. Dĩ nhiên, những chống đối kiên cường này ngay cả với cán bộ quản giáo cấp cao, đã đưa anh Kha Tư Giáo và các cán bộ quản giáo đến những ngã rẽ vô cùng tai hại cho anh Kha Tư Giáo. Anh Kha Tư Giáo đã phải chấp nhận một chế độ quản giáo vô cùng khắc nghiệt nếu không muốn là anh bị trừng phạt đến tận cùng. Theo lời kể của nhà văn Duy Nhân, vấn đề khốn nạn này theo chân anh Kha Tư Giáo từ trại học tập này đến trại học tập khác. Có sự kỳ ngộ ở đây, anh Kha Tư Giáo luôn ở cùng trại, cùng lán với nhà văn Duy Nhân. Do đó nhà văn Duy Nhân thấu hiểu được thân phận của anh Giáo trong lao tù cải tạo. Đôi khi trong đêm tối anh trao đổi với anh Giáo, anh chia sẻ tận cùng với anh Giáo. Với khí phách của một người trí thức, anh Giáo luôn giữ vững lập trường của một Người Không Nhận Tội.

 

Từ một thanh niên khỏe mạnh cao hơn một thước bảy, chỉ trong vòng mấy tháng  anh chỉ còn là bộ xương với đôi mắt thật tinh anh, sau những hồi tuyệt thực đấu tranh không bao giờ nhận mình là người có tội.

 

Rồi cái gì sẽ đến, đã đến: ngày 20 tháng 6 năm 1977 theo nhà văn Duy Nhân ”Việt Cộng cho di chuyển một số tù nhân từ Phú Quốc về Long Giao, Long Khánh. Anh Giáo di chuyển đợt đầu, tôi thì di chuyển đợt kế tiếp. Trong lúc di chuyển anh Giáo bị còng tay, lúc nào cũng có bảo vệ ôm súng canh chừng. Ngay khi về tới Long Giao, tôi vội đi tìm anh Giáo. Khi gặp anh thì anh đang hấp hối. Tôi nắm tay anh thì bàn tay anh lạnh ngắt. Lời nói cuối cùng anh nhắn lại với tôi là khi nào được về thì nói tất cả sự thật cho gia đình anh biết. Tôi hỏi địa chỉ ở đâu thì anh thều thào trong hơi thở rất yếu. Hình như anh thốt ra hai chữ Huyền Trân”. Cũng theo nhà văn Duy Nhân, chính anh đã nhận ra “nấm mộ của anh Kha Tư Giáo trong một dịp tình cờ trong lúc anh đi lao động. Nấm mồ của Giáo phủ đầy cỏ dại ở một góc sân banh hoang vắng. Trên mộ có một bảng gỗ nhỏ có đề tên anh, nét chữ nhạt nhòa”.

 

Tác giả Duy Nhân được lệnh tha cuối năm 1977, mặc dầu phải đương đầu với bao nhiêu khó khăn sau khi được xuất trại, anh vẫn thường xuyên để ý tìm địa chỉ nhà của anh Kha Tư Giáo. Anh đã đi lùng khắp Saigon, Chợ Lớn, Bà Chiểu, Phú Nhuận tìm cho ra con đường Huyền Trân để tìm đến gia đình anh Kha Tư Giáo. Trong suốt hai năm ở Saigon, anh vẫn không tìm ra được gia đình anh Kha Tư Giáo trước khi anh và gia đình được người em vợ bảo lãnh sang định cư tại Mỹ vào cuối năm 1997. Từ ngày sang Mỹ, anh “vẫn cố gắng dò hỏi trong số bạn bè mà tôi liên lạc được xem có ai biết gia đình họ Kha không? Một lần nữa tôi không có tin vui”. Cuối cùng nhà văn Duy Nhân đành phải chọn giải pháp, anh viết lại truyện anh Kha Tư Giáo và cho nó một tựa đề “Người Không Nhận Tội”. Vào cuối tháng 12-2001 anh gửi bài viết này đăng ở Việt Báo Online ở Cali trong hạng mục “Viết Về Nước Mỹ”, một chapter  có nhiều độc giả cũng như nhiều người tích cực tham gia rộng khắp toàn cầu, với hy vọng nhỏ nhoi là gia đình Kha Tư Giáo sẽ đọc được. Quả thật vậy, ngày 23-1-2002 chủ nhiệm Việt Báo Online tải một điện thư của gia đình anh Kha Tư Giáo từ Austin, Texas, gửi đến cho anh. Đó là điện thư của anh KTC, em trai của Kha Tư Giáo. Và chiều chủ nhật 27-1-2002, nhà văn Duy Nhân cũng nhận được điện thoại từ một phụ nữ ở Texas tên là Kha Huyền Trân, người em gái của anh Giáo. Nhờ đó mà nhà văn Duy Nhân mới ngộ ra rằng Huyền Trân là tên của người em gái của Kha Tư Giáo chứ không phải tên của đường Công Chúa Huyền Trân.

 

Thế là giấc mộng của nhà văn Duy Nhân đã thành hiện thực. Nỗi ưu tư của anh đã kết thúc tốt đẹp và mỹ mãn. Truyện “Người Không Nhận Tôi” được phổ biến trong các cộng đồng người Việt tỵ nạn cộng sản rộng khắp toàn cầu. Từ đó tên tuổi của nhà văn Duy Nhân được gắn liền với truyện“Người Không Nhận Tội”.

 

Trong khi tôi viết bài nhận định về tác phẩm lớn của anh “Trọn Đời Yêu Thương”, nhà văn Duy Nhân chí 80, anh vẫn ở Uptown-Chicago. Anh đang hưởng già, tiếp tục bồi dưỡng những sở thích của anh trong sự nghiệp nhiếp ảnh, viết văn, làm thơ, viết báo (Viết cho bán nguyệt san Việt Báo ở Uptown Chicago) và theo dõi chăm sóc sinh hoạt cộng đồng người Việt tại vùng Uptown Chicago. Anh đang sống một cuộc sống của một nhà văn tỵ nạn cộng sản với đầy đủ ý nghĩa nhất.

 

– Đào Như

12-2-2023

 

(*) Những chữ viết nghiêng và trong vòng kép được trích từ tập truyện Trọn Đời Yêu Thương.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trong những ngày cuối cùng của tháng 4 năm 1975, các máy bay trực thăng Mỹ đã bay lên bầu trời Sai Gòn và tìm các đường đến các tàu ở Biển Đông (được những người bên ngoài Việt Nam gọi là Biển Hoa Nam). Chiếc máy bay mà người Việt gọi là "con chuồn chuồn", đã xé nát các gia đình nhưng cũng ràng buộc Mỹ và Việt Nam với nhau.
Chiến tranh ở bất cứ nơi nào trên thế giới đều giống nhau, nó như những hạt giống gieo trên mặt đất, nhưng điều khác biệt là hạt giống nẩy mầm và nuôi sống loài người, còn bom đạn gieo xuống tàn phá và giết chết loài người, hay để lại những hố sâu trên mặt đất và những vết thương không bao giờ lành trong tâm hồn mỗi con người. Nhưng vết thương không lành là những vết thương đau nhất và cũng "đẹp nhất." -- Trần Mộng Tú.
Tác phẩm Thế Sự Thăng Trầm của Trần Bảo Anh, dày 280 trang, gồm các bài viết: Đẹp & Xấu, Thời Gian Hiện Tượng & Sự Tái Diễn, Từ Chối, Ngô Văn Định Lữ Đoàn Trưởng LĐ 258 TQLC, Chiến Thắng Phượng Hoàng, Ảnh Hưởng Của Lời Nói, Nói Chuyện Anh Hùng, Tôi & Ý Trời, Những Chuyện Can Đảm Cổ Kim, Cách Suy Nghĩ Của Một Người Công Chức, Lương Tâm & Lòng Tận Tụy, Bằng Trời Bằng Bể, Yêu & Rất Yêu, Đang Ở Nơi Khác, Đắc Thế Thất Thế & Tư Cách…
Vì là lớn tuổi mà phải lu bu với nhiều công việc không tên hàng ngày cho nên tôi ít có thì giờ đọc sách. Vậy mà tôi đã dành ra nhiều ngày liên tục để say sưa đọc từ đầu chí cuối tập truyện Trọn Đời Yêu Thương của anh Duy Nhân tặng cho tôi hồi đầu Xuân Quý Mão...
Tôi rất phục những người viết sách, in sách, nhất là những nhà văn định cư ở Hoa Kỳ. Mỗi lần cầm quyển sách trên tay, tôi rất cảm phục tác giả đã chịu khó viết văn. Khi tôi cầm quyển sách "Thiền Tập Với Pháp Ấn" của Cư sĩ, nhà văn Nguyên Giác, nhà xuất bản Ananda Viet Foundation, Tâm Diệu, một Phật tử đã học ở Cal State Fullerton, trình bày, điều đầu tiên tôi tự nhủ: hình bìa đẹp quá, màu sắc nổi bật, Phật đang ngồi thiền trên tòa sen...
“… Đêm qua trăng mọc trên đồi / thấy tâm tịch lặng không người, không ta / ai hỏi thì nhấc cành hoa / thấy gì, được thấy, đều xa muôn trùng …” (bài thơ “Như nắng tà huy” của Cư sĩ Nguyên Giác viết tặng “quý tôn túc Đỗ Hồng Ngọc, Trần Tuấn Mẫn, Nguyên Cẩn, và pháp huynh HT Minh Diệu Nguyễn Thế Đăng,”)
"Các bài viết nơi đây hầu hết là trích từ Kinh Phật, ghi lại trong nỗ lực hoằng pháp để rủ nhau tu học. Người viết không bao giờ tự nhận là giáo sư, giảng sư, thầy dạy hay bậc đàn anh trong đạo.Trong khi những chữ này được gõ lên nơi đây, chỉ là do duyên mà hiện lên. Người viết luôn nhớ lời Đức Phật dạy rằng không hề có ai đang gõ, cũng như chỉ có những dòng chữ đang được đọc, và không hề có ai đang đọc. Người viết luôn luôn viết trong trong tinh thần như thế, trong khi trích lời Phật và ý Tổ để chia sẻ, và để mời gọi nhau cùng bước sang bờ bên kia." Đó là Lời Thưa của tác giả Nguyên Giác về cuốn Thiền Tập Với Pháp Ấn.
Sách Thiền Tập với Pháp Ấn dày 460 trang gồm 27 chương do Ananda Viet Foundation ở California vừa xuất bản mà tác giả gửi biếu tôi bản đầu tiên. Đây là cuốn sách thứ bảy biên khảo về Thiền của cư sĩ Nguyên Giác...
Khi nhận được sách của tác giả Cù Mai Công gửi tặng, nhìn mấy hình trên bìa là một trời ký ức lại ùa về vì tôi đã được sinh ra và đã lớn lên ở vùng đất có tên Ngã ba Ông Tạ...
Đọc Tập truyện và Tản văn “Chỉ có con đường đó mà thôi” của Tiểu Lục Thần Phong, do NXB Ananda Viet Foundation ấn hành cuối năm 2022)...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.