Hôm nay,  

Văn Học Press trân trọng giới thiệu: "Chữ Nghĩa - Văn Chương - Cuộc Đời" Tạp Bút của Trần Doãn Nho

2/25/202009:42:00(View: 3528)

Van Hoc 

Bìa @ Đinh Trường Chinh

Văn Học Press xuất bản, 2/2020

320 trang, giá bán $20.00

 

Tìm mua trên:

 

Barnes & Noble

Search Keywords: chu nghia van chuong cuoc doi

Hoặc bấm vào đường dẫn sau:

https://www.barnesandnoble.com/w/chu-nghia-van-chuong-cuoc-doi-tran-doan-nho/1136513135?ean=9781078778022

 

 

Tran Doan Nho
Nhà văn Trần Doãn Nho


 

Trong cuộc đời thường, chữ làm vui nhau mà cũng làm đau nhau. Giận, lấy chữ mà giận. Thù, lấy chữ mà thù. Yêu, cần chữ để yêu. Nhớ nhung cũng phải có chữ mà nhớ. Lắm lúc, thêm một chữ thì chia lìa, bớt một chữ mà đoàn tụ. Chữ quấn quýt quanh ta không rời. Như hình với bóng. Như mặt trái mặt phải của một đồng tiền. Quay phía nào cũng đụng bức tường chữ. Bên kia bờ chữ là gì, ai mà biết. Có cách gì chúng ta có thể bước ra ngoài ngôn ngữ để tiếp cận một thế giới thực sự? Dường như: không!

(…)   

Không có đời sống thì không có chữ. Không có chữ thì không có nghĩa. Không có chữ nghĩa thì không có văn chương. Chữ như một tấm kính chắn gió không trong suốt, qua đó, ta nhìn dung nhan cuộc đời. Nó là tấm lưới: lưới chữ. Lưới chữ tuy thưa nhưng xem ra khó thoát! Nó cũng là chiếc xe chở hàng… chế biến. Hiện thực cuộc đời, qua chữ, được chế biến thành thế giới hư ảo mông lung của văn chương. Giống thì có giống nhưng cũng khác biệt vô cùng.

– Chữ/ Trần Doãn Nho

 

 

Bằng một khảo hướng suy luận tinh tế, bằng một tấm lòng thiết tha với quê hương Việt Nam và ngôn ngữ Mẹ, bằng một kiến văn trải rộng nhiều lĩnh vực: văn học, nghệ thuật, xã hội, nhân văn, lịch sử, chính trị… và bằng một giọng văn trí thức hàn lâm nhưng không xơ cứng khô khan, ý nhị thâm trầm nhưng không thiếu sôi động, nhà văn Trần Doãn Nho, vào đầu năm 2020 này, đã gửi đến người đọc một tập tạp bút đặc sắc, gồm những tiểu luận, điểm sách, nhận định, phê bình… ông viết rải rác suốt thời gian qua về “chữ nghĩa, văn chương và cuộc đời.” Đó cũng là nhan đề cuốn sách. Tuy vậy, ngoài văn chương / chữ nghĩa, người đọc còn tìm thấy trong cuốn sách thật nhiều những đề tài lý thú khác, từ hội họa cho đến cuộc sống di dân, từ quê người đến quê nhà… Tất cả được nhìn dưới đôi mắt một nhà văn đúng nghĩa, và nhờ đó, tất cả như được một luồng sáng mới phả vào, khai sinh thêm lần nữa trong một không-thời-gian mới mẻ, diệu kỳ.

– Trịnh Y Thư

 

 

Văn Học Press

22 Agostino, Irvine, CA 92614 USA • vmail: +1-949-981-3978

email: [email protected] • Facebook: Van Hoc Press

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Cuộc đời của Nữ Thiền sư Dipa Ma đã được tác giả Amy Schmidt đem vào tác phẩm “Knee Deep in Grace, The extraordinary Life and Teaching of Dipa Ma”. Sau đó, Tác phẩm nầy được bổ túc thêm để trở thành tác phẩm mang tên “Dipa Ma, The Life and Legacy of a Buddhist Master”. Dipa Ma (1911- 1989) ra đời tại Chittagong, một làng nhỏ nằm về phía Đông xứ Bengal (ngày nay là Bengladesh). Lúc dó Bà mang tên là Nani Bala Barua chớ chưa phải là Dipa Ma.
Bên cạnh mười bài giảng của Thầy Phước Tịnh là mười bài Thiền Ca Chăn Trâu được kẻ nhạc do nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc sáng tác, dựa theo thơ Thầy Tuệ Sỹ. Sách in trên giấy đẹp, khổ vuông 8.5X8.5 inches, dày 90 trang. Sách “Mõ Trâu” do Tâm Nguyên Nhẫn thực hiện chỉ 30 ấn bản để tặng, theo các pháp thoại do Doãn Hương sưu tập lời giảng của Thầy Phước Tịnh về Thập Mục Ngưu Đồ. Doãn Vinh vẽ bìa và phụ bản. Nguyễn Đình Hiếu trình bày. Tâm Tường Chơn biên soạn. Bài này sẽ nhìn Thập Mưu Ngục Đồ qua bản đồ học Phật của Đấng Thế Tôn. Trong hai tạng Kinh A Hàm và Nikaya, Đức Phật đã từng so sánh tiến trình tu tâm như việc chăn bò. Trong Phật Giáo Tây Tạng, cũng có một hướng dẫn tương tự như tranh chăn trâu, nhưng là lộ trình chín giai đoạn chăn voi. / A HÀM, NIKAYA: CHĂN BÒ, THIỀN TÔNG VÀ HẠNH BỒ TÁT/ Trong Kinh Tạp A Hàm SA 1249, bản dịch của Thầy Tuệ Sỹ và Thầy Đức Thắng, Đức Phật dạy về kỹ năng tu tâm tương tự như kỹ năng chăn bò, với 11 pháp người chăn bò cần khéo biết.
Trong những ngày nhàn rỗi cuả tháng 4, vô tình được đọc tác phẩm The Sympathizer (Grove Press New York, 2015) của Viet Thanh Nguyen (sinh năm 1971 tại Ban Mê Thuột), với bản dịch Việt Ngữ của Lê Tùng Châu (23 chương 434 trang), tôi hoàn toàn bị cuốn hút và ngỡ ngàng trước một tiểu thuyết lấy bối cảnh về chiến tranh Viet Nam, nhưng toàn truyện như một bản hòa tấu đủ cung bậc thăng trầm, với nhiều đoạn trường canh vừa có triết tính và thơ mộng, vừa có ý nghĩa sâu sắc và mang tính gợi hướng của thời đại. Chính Viet Thanh Nguyen, một nhà văn người Mỹ gốc Việt đã đánh bại bao nhiêu tác phẩm khác trên đấu trường văn chương và được hội đồng chấm giải Pulitzer vinh danh, trao giải năm 2016...
Đầu thập niên 60, thầy Nguyễn Phú Long, hiệu trưởng trường trung học Nguyễn Duy Hiệu ở Vĩnh Điện, Quảng Nam - dịch giả Nguyễn Kim Phượng – làm thơ với bút hiệu Hoàng Thị Bích Ni. Nhà thơ Luân Hoán, nòi tình với thi ca từ thuở học trò cho đến nay xấp xỉ tám mươi, với bút hiệu nàng thơ Châu Thị Ngọc Lệ xuất hiện trên tờ Ngàn Khơi, Thời Nay… mượn địa chỉ của một người đẹp có thật tên Đoàn Thị Bích Hà, ở Đà Nẵng. Có người từ Sài Gòn ra tìm… sợ bể mánh nên lấy bút hiệu khác là Lê Quyên Châu.
Tôi tình cờ đọc được một bài tiểu luận sâu sắc của một cựu nhân viên tình báo Hoa Kỳ nhắc đến việc virus Covid-19 có thể thoát ra từ một phòng thí nghiệm sinh học ở Vũ Hán Trung Quốc do điều kiện bảo giữ thiếu an toàn. Bài viết khiến tôi liên tưởng tới nhiều điều trùng hợp kỳ lạ giữa câu chuyện đại dịch hôm nay với câu chuyện đại dịch trong tiểu thuyết "Hoả ngục" của nhà văn Dan Brown bắt nguồn từ một con vi khuẩn.
Trong thời buổi đại dịch toàn cầu, mọi người đều được yêu cầu ở trong nhà không đi ra ngoài ngoại trừ có việc cần và khi xét nghiệm dương tính với COVID-19 thì phải tự nguyện cách ly tại nhà.Đối với nhiều người đây là thời gian rảnh rổi nhất từ trước tới giờ. Suốt ngày ở trong nhà, cứ đi ra rồi đi vào, hết ăn rồi ngủ, hết xem truyền hình rồi ra vườn nhổ cỏ trồng cây. Nhưng rồi thời gian vẫn thấy dư thừa nhiều. Nếu bạn là người thích đọc sách thì đây là lúc để bạn đọc những cuốn sách mà mình thích nhưng vì lâu nay bận rộn nên chưa đọc được. Nhân tiện, Việt Báo xin giới thiệu một số sách được mục văn hóa của trang mạng www.bbc.com tiếng Anh bình luận cho là hay nhất trong năm 2020 tính tới thời điểm này.
Chết Dưới Tay Trung Quốc lẽ ra là sách “gối đầu giường” cho các nhà lãnh đạo, chính trị gia trên thế giới nhưng bóng ma vòi bạch tuộc của Trung Quốc quá lớn, bao trùm lãnh thổ khắp mọi nơi… Dù có một trăm quyển sách như vậy cũng khó phá tan đám mây đen vần vũ đe dọa trên hành tinh con người. Hơn thế nữa, Trung Quốc trở thành miếng mồi ngon cho giới kinh doanh đầu cơ trục lợi, giới chính khách bị mua chuộc và lợi dụng cơ hội để xâm nhập, khuynh loát vào nội tình của các quốc gia nhằm dụ dỗ, tuyên truyền và phân hóa nội tình của mỗi nước. Với các nước nhược tiểu, Trung Quốc dùng thủ thuật “cây gậy và củ cà rốt (carrot and stick) trong chính sách đó “cây gậy” tượng trưng cho sự đe dọa trừng phạt, “củ cà rốt” tượng trưng cho quyền lợi, phần thưởng. Với các siêu cường, Trung Quốc xử dụng chính sách ve vãn (flirtation policy). Trò xảo quyệt, thủ đoạn chính trị nầy đã có từ thời kỳ mô tả trong Đông Châu Liệt Quốc, giai đoạn Xuân Thu, Chiến Quốc trước công nguyên trải qua năm trăm năm ở
Sau thời gian hành thiền tích cực, thiền sư Munindra đã quán được thế nào là lý vô ngã amatta. Ngài có thể giải thích bằng cách nào cánh cửa lục căn six sense doors có thể dẫn đến: nhãn sight, nhĩ sound, tỷ smell, thiệt taste, thân touch, ý thought mà chúng ta thường hiểu một cách sai lầm là ý niệm về cái “Tôi” (I). Bất cứ điều gì chúng ta thấy, đều không phải “tôi” (not I), không phải “là tôi” (not me), không phải là đàn ông và cũng không phải là đàn bà.
Nay, giữa mùa dịch Covid-19 từ Trung Cộng lây lan sang xứ tạm dung Hoa Kỳ, bạn già cà-phê-cà-pháo không còn gặp nhau tán gẫu, đấu láo, ngoan ngoãn tự nguyện cấm túc. Đọc hết các tác phẩm của bạn văn gởi tặng. Xem TV mãi toàn tin chết chóc. Tờ báo đã hoàn tất nhưng tạm ngưng phát hành, không biết làm gì cho khuây khỏa nên viết. Trong nỗi cô đơn, đọc lại Trăm Năm Cô Đơn bởi tựa đề hay quá, thích nghi với hiện tại. Chỉ vài tuần cô đơn cảm thấy chán ơi là chán, thử tưởng tượng cả thế kỷ mà đời người có mấy ai đại thọ được như vậy.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.