Hôm nay,  

Văn Học Press trân trọng giới thiệu: "Chữ Nghĩa - Văn Chương - Cuộc Đời" Tạp Bút của Trần Doãn Nho

25/02/202009:42:00(Xem: 3461)

Van Hoc 

Bìa @ Đinh Trường Chinh

Văn Học Press xuất bản, 2/2020

320 trang, giá bán $20.00

 

Tìm mua trên:

 

Barnes & Noble

Search Keywords: chu nghia van chuong cuoc doi

Hoặc bấm vào đường dẫn sau:

https://www.barnesandnoble.com/w/chu-nghia-van-chuong-cuoc-doi-tran-doan-nho/1136513135?ean=9781078778022

 

 

Tran Doan Nho
Nhà văn Trần Doãn Nho


 

Trong cuộc đời thường, chữ làm vui nhau mà cũng làm đau nhau. Giận, lấy chữ mà giận. Thù, lấy chữ mà thù. Yêu, cần chữ để yêu. Nhớ nhung cũng phải có chữ mà nhớ. Lắm lúc, thêm một chữ thì chia lìa, bớt một chữ mà đoàn tụ. Chữ quấn quýt quanh ta không rời. Như hình với bóng. Như mặt trái mặt phải của một đồng tiền. Quay phía nào cũng đụng bức tường chữ. Bên kia bờ chữ là gì, ai mà biết. Có cách gì chúng ta có thể bước ra ngoài ngôn ngữ để tiếp cận một thế giới thực sự? Dường như: không!

(…)   

Không có đời sống thì không có chữ. Không có chữ thì không có nghĩa. Không có chữ nghĩa thì không có văn chương. Chữ như một tấm kính chắn gió không trong suốt, qua đó, ta nhìn dung nhan cuộc đời. Nó là tấm lưới: lưới chữ. Lưới chữ tuy thưa nhưng xem ra khó thoát! Nó cũng là chiếc xe chở hàng… chế biến. Hiện thực cuộc đời, qua chữ, được chế biến thành thế giới hư ảo mông lung của văn chương. Giống thì có giống nhưng cũng khác biệt vô cùng.

– Chữ/ Trần Doãn Nho

 

 

Bằng một khảo hướng suy luận tinh tế, bằng một tấm lòng thiết tha với quê hương Việt Nam và ngôn ngữ Mẹ, bằng một kiến văn trải rộng nhiều lĩnh vực: văn học, nghệ thuật, xã hội, nhân văn, lịch sử, chính trị… và bằng một giọng văn trí thức hàn lâm nhưng không xơ cứng khô khan, ý nhị thâm trầm nhưng không thiếu sôi động, nhà văn Trần Doãn Nho, vào đầu năm 2020 này, đã gửi đến người đọc một tập tạp bút đặc sắc, gồm những tiểu luận, điểm sách, nhận định, phê bình… ông viết rải rác suốt thời gian qua về “chữ nghĩa, văn chương và cuộc đời.” Đó cũng là nhan đề cuốn sách. Tuy vậy, ngoài văn chương / chữ nghĩa, người đọc còn tìm thấy trong cuốn sách thật nhiều những đề tài lý thú khác, từ hội họa cho đến cuộc sống di dân, từ quê người đến quê nhà… Tất cả được nhìn dưới đôi mắt một nhà văn đúng nghĩa, và nhờ đó, tất cả như được một luồng sáng mới phả vào, khai sinh thêm lần nữa trong một không-thời-gian mới mẻ, diệu kỳ.

– Trịnh Y Thư

 

 

Văn Học Press

22 Agostino, Irvine, CA 92614 USA • vmail: +1-949-981-3978

email: [email protected] • Facebook: Van Hoc Press

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nguyễn Hữu Liêm là một người đa dạng, không chỉ trong nghề nghiệp mưu sinh, mà cả trong những lĩnh vực cầm bút, lý luận. Ông là một người gây tranh cãi trong những nhận định về cộng đồng, và cả trong những bài viết về rất nhiều đề tài, như văn hoa, triết học, tôn giáo, chính trị. Dĩ nhiên, sôi nổi nhất là lĩnh vực chính trị. Nguyễn Hữu Liêm mưu sinh với nghề Luật sư, giảng dạy Triết. Những bài viết của ông bất kể gây tranh luận thế nào trong cộng đồng, vẫn là những đề tài cần được cộng đồng suy nghĩ nghiêm túc. Do vậy, từ một bàn viết lặng lẽ ở San Jose, Nguyễn Hữu Liêm trở thành người khơi dậy những cuộc tranh luận không chỉ ở hải ngoại, mà còn cả trong Việt Nam.
Đặng Thơ Thơ cùng thế hệ với ông bác, em ruột mẹ tôi, sống trong thời Việt Nam Cộng hòa và cũng như ông bác tôi, Thơ Thơ xa xứ cùng gia đình, người bác theo ngành y còn chị ngành giáo dục, viết văn, sáng lập trang Da Màu như cách để giữ gìn bản sắc và ngôn ngữ Việt. Xa quê mới nhớ nhà, rời nhau mới ngẩn ngơ căn nhà cắt rốn, sợ mất tiếng mất giọng, ngôn ngữ bay tro nên việc người Việt tha hương lập ra các trang Văn Hải Ngoại là cách đại đoàn kết khỏi cảnh nhớ nhà, đồng thời đấy cũng là sân chơi, thư viện lưu trữ bản thảo, để người trẻ muốn tìm tòi giai đoạn 20 năm miền Nam, muốn thử sức mà không cần phải trình bày thành tích đăng báo, in sách chung sách riêng đều có thể liên lạc.
Không ai ngờ nhà thơ này làm được các bài thơ kể chuyện về các Thiền sư Việt Nam trong thể thơ Đường luật, y hệt như khai mở lại một mạch nguồn thi ca sinh động. Những bài thơ của thầy, tinh luyện từng chữ, dịu dàng mang hơi thở Thiền Tông Việt Nam. Tôi đọc và kinh ngạc, như gặp lại một tri kỷ những năm rất xưa cũ, nhưng với một chân trời thi ca hoàn toàn mới. Nơi đó, riêng một mình Thầy Thích Chúc Hiền bước đi đơn độc, trong văn phong thanh thản, giữa những như dường gian nan trong từng chữ, từng ý đối, từng vần trau chuốt khó gieo, và trong từng âm vang Thiền ngữ. Tôi đọc và cảm nhận từng trang thơ đầy những tràn ngập hạnh phúc, hẳn nhiên là cho cả thi sĩ Thích Chúc Hiền và cho cả những độc giả khó tính như tôi. Từ thầy, tôi nhận ra rằng thơ Đường luật không hề cũ, chỉ là vì mình đã tránh né một lối đi rất khó khăn của thi ca.
THUYỀN là cuốn tiểu thuyết của nhà thơ Nguyễn Đức Tùng. Tác phẩm thuật lại chuyến vượt biên bằng đường biển của một nhóm người khi phong trào vượt biên trong nước lên cao, vào khoảng giữa hai thập niên 70s và 80s. Vì là tiểu thuyết nên cuốn sách thoát xác ra khỏi dạng hồi ký (mặc dù tự sự của nó bám sát sự thật và những điều có thể xem như sự thật) và nhất là nhờ được viết với bút pháp “dòng ý thức” nên nó đồng thời bật mở những suy nghiệm về lịch sử, chiến tranh, quê hương, tình yêu, sự sống, sự chết, sự tàn bạo, lòng nhân đạo, ký ức, lòng khao khát được sống, dòng chảy thời gian, cái nhẹ của nhân sinh, và nhiều thứ khác...
Tôi kinh ngạc khi thấy mình có thể sống trong rất nhiều thế giới trong một ngày. Bật máy vi tính lên, tìm các bản tin thế giới và quê nhà qua Google, chọn tin và dịch. Từ những xúc động có khi rơi nước mắt khi đọc tin về nỗi đau đớn của những người đang sống dưới mưa bom như Palestine, Ukraine, cho tới nỗi lo lắng khi thấy các bản tin về Biển Đông và đói kém ở quê nhà, cho tới những sân si trong thế giới quyền lực ở Hoa Kỳ... Thời gian nghỉ tay, đọc những dòng thơ nơi này hay nơi kia, từ khắp thế giới, là hạnh phúc đời thường của tôi. Trong đó, tôi thường theo dõi những dòng chữ của nhà thơ Thiện Trí, người cũng là một thiền sư đang dạy Thiền thực nghiệm ở Nam California. Có khi tôi mở bản sách giấy ra xem, và có khi vào Facebook tìm đọc "Monk Thiện Trí."
Cuốn tiểu thuyết “Đường về thủy phủ” của nhà văn Trịnh Y Thư là một tác phẩm ám ảnh và đầy trăn trở, khiến tôi phải đọc đi đọc lại và phải suy ngẫm nhiều lần. Vì sao? Vì mỗi khi khép sách lại, tôi luôn có cảm tưởng dường như mình đã bỏ sót một điều gì đó…
Tôi sẽ nói gì về Phiến Hạ khi mùa hè chưa tới? Khi biển đã rộn ràng khơi nồng trong gió? Tôi có thể gợi khêu gọi nắng lên nhân quần khi lạnh gây vẫn u ẩn không gian? Có lẽ tôi sẽ mơ một khắc giây hội tụ, khát vọng liền tâm. Những mối dây xoắn gút cột thắt linh hồn. Ôi tôi mong bức đứt, chặt phăng mắt xích trói ghì...
Viết cho thế hệ trẻ là quan tâm lớn của nhiều nhà văn gốc Việt. Và mới trong tháng qua, nhà văn Trần Ngọc Ánh vừa ấn hành 2 bản dịch tiếng Anh, tiếng Pháp của tập hồi ký “Ba, Con Không Muốn Là Người Cộng Sản.” Bản dịch sang tiếng Anh do dịch giả Kim Vũ từ California thực hiện, nhan đề “Daddy, I don't Want to be a Communist.” Bản dịch sang tiếng Pháp do dịch giả Bảo Hưng từ Paris thực hiện, nhan đề “Papa, Je ne voudrais pas être communiste.” Cả hai bản dịch này ấn hành chung trong cuốn sách dày 184 trang. Bìa sách thực hiện bởi hai họa sĩ: Trần Nho Bụi và Phan Trường Ân. Một số tranh trong sách là từ họa sĩ Nguyễn Tư.
Có những cách để tưởng niệm 50 năm ngày Miền Nam tự do sụp đổ. Trong khi những cuộc hội thảo, chiếu phim, nhạc hội... do cộng đồng tổ chức sôi nổi khắp những tuần lễ trong tháng 4/2025, nhà văn Phan Nhật Nam và dịch giả Kim Vu có một cách lặng lẽ hơn: Dịch giả Kim Vu trong tháng Tư 2025 đã ấn hành tác phẩm tiếng Anh “The Sound Of A Suffering Land” – tuyển tập bản dịch 8 truyện của nhà văn Phan Nhật Nam.
Thơ mộng, uyên bác, thấu suốt Phật lý... Những dòng thơ của Thầy Tuệ Sỹ hiện lên trang giấy như các dãy núi nơi những đỉnh cao ẩn hiện mơ hồ giữa các vầng mây. Do vậy, dịch thơ Thầy Tuệ Sỹ qua tiếng Anh cũng là một công trình lớn, khi phải cân nhắc từng chữ một để giữ được cái thơ mộng, cái uyên bác, và cái nhìn thấu suốt ba cõi sáu đường của một nhà sư thiên tài, độc đáo của dân tộc. Hai dịch giả Terry Lee và Phe X. Bạch đã làm được phần rất lớn trong việc giới thiệu thơ của Thầy Tuệ Sỹ cho các độc giả trong thế giới Anh ngữ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.