Hôm nay,  

Văn Học Press trân trọng giới thiệu: "Chữ Nghĩa - Văn Chương - Cuộc Đời" Tạp Bút của Trần Doãn Nho

2/25/202009:42:00(View: 3513)

Van Hoc 

Bìa @ Đinh Trường Chinh

Văn Học Press xuất bản, 2/2020

320 trang, giá bán $20.00

 

Tìm mua trên:

 

Barnes & Noble

Search Keywords: chu nghia van chuong cuoc doi

Hoặc bấm vào đường dẫn sau:

https://www.barnesandnoble.com/w/chu-nghia-van-chuong-cuoc-doi-tran-doan-nho/1136513135?ean=9781078778022

 

 

Tran Doan Nho
Nhà văn Trần Doãn Nho


 

Trong cuộc đời thường, chữ làm vui nhau mà cũng làm đau nhau. Giận, lấy chữ mà giận. Thù, lấy chữ mà thù. Yêu, cần chữ để yêu. Nhớ nhung cũng phải có chữ mà nhớ. Lắm lúc, thêm một chữ thì chia lìa, bớt một chữ mà đoàn tụ. Chữ quấn quýt quanh ta không rời. Như hình với bóng. Như mặt trái mặt phải của một đồng tiền. Quay phía nào cũng đụng bức tường chữ. Bên kia bờ chữ là gì, ai mà biết. Có cách gì chúng ta có thể bước ra ngoài ngôn ngữ để tiếp cận một thế giới thực sự? Dường như: không!

(…)   

Không có đời sống thì không có chữ. Không có chữ thì không có nghĩa. Không có chữ nghĩa thì không có văn chương. Chữ như một tấm kính chắn gió không trong suốt, qua đó, ta nhìn dung nhan cuộc đời. Nó là tấm lưới: lưới chữ. Lưới chữ tuy thưa nhưng xem ra khó thoát! Nó cũng là chiếc xe chở hàng… chế biến. Hiện thực cuộc đời, qua chữ, được chế biến thành thế giới hư ảo mông lung của văn chương. Giống thì có giống nhưng cũng khác biệt vô cùng.

– Chữ/ Trần Doãn Nho

 

 

Bằng một khảo hướng suy luận tinh tế, bằng một tấm lòng thiết tha với quê hương Việt Nam và ngôn ngữ Mẹ, bằng một kiến văn trải rộng nhiều lĩnh vực: văn học, nghệ thuật, xã hội, nhân văn, lịch sử, chính trị… và bằng một giọng văn trí thức hàn lâm nhưng không xơ cứng khô khan, ý nhị thâm trầm nhưng không thiếu sôi động, nhà văn Trần Doãn Nho, vào đầu năm 2020 này, đã gửi đến người đọc một tập tạp bút đặc sắc, gồm những tiểu luận, điểm sách, nhận định, phê bình… ông viết rải rác suốt thời gian qua về “chữ nghĩa, văn chương và cuộc đời.” Đó cũng là nhan đề cuốn sách. Tuy vậy, ngoài văn chương / chữ nghĩa, người đọc còn tìm thấy trong cuốn sách thật nhiều những đề tài lý thú khác, từ hội họa cho đến cuộc sống di dân, từ quê người đến quê nhà… Tất cả được nhìn dưới đôi mắt một nhà văn đúng nghĩa, và nhờ đó, tất cả như được một luồng sáng mới phả vào, khai sinh thêm lần nữa trong một không-thời-gian mới mẻ, diệu kỳ.

– Trịnh Y Thư

 

 

Văn Học Press

22 Agostino, Irvine, CA 92614 USA • vmail: +1-949-981-3978

email: [email protected] • Facebook: Van Hoc Press

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
“Đôi khi Chàng gần, đôi khi Chàng xa / Chàng vẫn ngồi đâu đó từ hôm qua / Cho đến hôm nay, và ngày mai nữa / Dòng sông vẫn đầy và trôi đi xa.”
Cầm trên tay tuyển tập nhiều tác giả viết về Tiếng Hát Thu Vàng vừa mới xuất bản tại California, Hoa Kỳ, mà chị Thu Vàng nhờ nhà văn và nhà báo Phan Tấn Hải mang đến tặng cho anh chị em trong Tòa Soạn Việt Báo, đọc qua mục lục tôi thấy có khoảng 40 nhà văn, nhà thơ, nhà giáo, nhà báo, nhạc sĩ và họa sĩ viết về tiếng hát của nữ ca sĩ Thu Vàng. Tôi nghĩ tiếng hát của nữ ca sĩ Thu Vàng đã thực sự chinh phục được cảm tình của nhiều người nghe, trong đó có tôi.
Đối với người dân Sài Gòn, Trường Trung Học Marie Curie là một cái tên rất quen thuộc, bởi vì ngôi trường lấy tên của nữ khoa học gia đoạt 2 giải Nobel Vật Lý và Hóa Học này là một trong những ngôi trường lâu đời nhất – thành lập vào năm 1918 – của Hòn Ngọc Viễn Đông. Nhưng có lẽ ít ai, trong đó có tôi, biết rõ về thân thế sự nghiệp và những phát minh khoa học kỳ diệu đã mang lại vô số lợi ích cho đời sống nhân loại, mà điển hình nhất sự phát minh ra chất phóng xạ Radium của bà.
Có những người làm gì cũng hay, viết gì cũng hay. Tôi luôn luôn kinh ngạc về những người như vậy. Họ như dường lúc nào cũng chỉ ra một thế giới rất mới, mà người đời thường như tôi có ngó hoài cũng không dễ thấy ra. Đỗ Hồng Ngọc là một người như thế. Đỗ Hồng Ngọc là một bác sĩ; dĩ nhiên ai cũng biết, bởi vì anh nổi tiếng hơn rất nhiều bác sĩ khác, và được báo chí phỏng vấn thường xuyên. Nhưng anh cũng nổi tiếng làm thơ hay từ thời sinh viên. Thơ của anh nhiều đề tài, có cả thơ Vu Lan, thơ tặng mẹ, thơ tình, thơ tặng em bé sơ sinh, thơ tặng bà bầu, và đủ thứ. Trong khi tôi đọc, thưởng thức, và thán phục các vần thơ tuyệt vời của anh, nhưng tận cùng thích nhất vẫn là đọc Đỗ Hồng Ngọc viết về Kinh Phật. Chính nơi lĩnh vực này, họ Đỗ viết gì cũng hay, viết ngắn cũng hay, viết dài cũng hay, viết về Thiền thở cũng hay, viết về ngũ uẩn giai không của Tâm Kinh cũng hay, viết về ưng vô sở trụ của Kinh Kim Cang cũng hay, viết về Kinh Pháp Hoa cũng hay, viết về Kinh Duy Ma Cật cũng hay. Và
Cả Trung Quốc, một cõi người đông như cỏ, mới có một tài năng thần kỳ như Bào Đinh, cắt thịt như gió xuyên qua lá, tưởng chừng là loạn đao, mà lại thứ tự lành nghề, đạt đến kỹ thuật cao, và nghệ thuật độc nhất vô nhị. Nhưng vài mươi năm sau, ông ta qua đời. Từ đó, không còn ai thừa kế. Tài năng vượt thời gian trở thành truyền thuyết. Về sau, biết bao nhiêu người vì truyền thuyết đã mơ tưởng tu luyện để tiến đến nghệ thuật kỳ tài. Vì không thể nào lưu truyền, tài năng cắt thịt không mang lại ích lợi chung là bao nhiêu.
“Tôi bảo cô em tôi, hoặc có thể nó bảo tôi, lại đây mình chơi trò cười nhé? Chúng tôi nằm sát nhau trên giường và bắt đầu trò chơi. Giả vờ, dĩ nhiên. Bắt phải cười. Cái cười buồn cười. Cái cười buồn cười đến nỗi nó khiến chúng tôi phải cười. Thế rồi tiếng cười thật sự ùa đến, cười điên dại, cười như nắc nẻ, hai chúng tôi như bị cuốn vào cơn triều cường khủng khiếp của cái cười. Cười phá lên từng tràng, cười hối hả, cười sằng sặc, cười không kềm hãm được, cười thỏa chí, cười tung hê, cười điên dại… Chúng tôi cười đến tận cùng của cái cười… Ôi, cười! Cười thích lắm, chẳng có gì thích bằng cười; cười là sống một cách sâu sắc.”
Tác giả Hồ Ngọc Bảo không có ý làm văn chương. Anh viết về cuộc đời của anh, cũng gần như cuộc đời của rất nhiều người dân mình. Anh kể từ chuyện thời thơ ấu ở Quảng Ngãi, chứng kiến những cuộc thanh toán Quốc-Cộng trong làng, được cha gửi vào học ở chủng viện Kontum, thi Tú Tài xong là vào Sài Gòn học bậc đại học, trải qua nhiều gian nan sau 1975, cùng với vợ và con nhỏ đi đường bộ vượt biên sang Lào nhưng bị bắt giữa rừng, vào tù, tới khi ra tù là buôn chợ trời rồi về làm ở nông trường, chuyển sang một hãng sành sứ, may gặp cơ hội vượt biên sang Canada định cư, làm việc ở hãng xưởng Canada, tới khi tóc bạc trắng xóa thì ngồi viết lại đời mình. Không phải là hồi ký về một cá nhân, nhưng là từ kinh nghiệm và cái nhìn của một người có cơ duyên trải qua nhiều diễn biến lịch sử.
Đọc suốt cả quyển sách, tôi tâm đắc nhất có thể nói là bài “Thị Hiện Độ Sanh” từ trang 123 đến trang 177. Đây là bài viết dài nhất về cuộc đời của Đức Phật, đa phần là chuyện kể ngắn gọn, không có thơ đi kèm; nhưng với tôi, là một tuyệt tác. Bởi lẽ, Võ Đình Cường đã viết về cuộc đời của Đức Phật qua tác phẩm Ánh Đạo Vàng hay như thế nào, thì phần Thị Hiện Độ Sanh nầy cũng không kém chất liệu thi vị hóa cuộc đời của Đức Phật, qua tài sử dụng văn chương và câu cú rất chuẩn mực, khiến cho người đọc cứ phải lần mở hết trang nầy đến trang khác, đọc cho đến lúc chấm hết chuyện mới thôi.
Trong tập sách nầy có bài “Thiên Lý Độc Hành” ở trang 47 bằng tiếng Việt và được Tác giả dịch sang tiếng Anh ở trang 51. Bài nầy có tất cả 13 đoạn do Thầy Tuệ Sỹ sáng tác và đã được Tác giả cho dịch sang tiếng Anh, kèm theo những bài của tác giả khác cũng đã dịch những vần thơ nầy ra tiếng Anh nữa. Qua đó tôi nhận thấy có lẽ khó nhất là từ “mắt biếc” không phải đơn giản để dịch được từ nầy, nếu không thâm hiểu ý của tác giả bài thơ.
Ngay cả khi họ thích dùng các thuật ngữ khác hơn ("chiến tranh lạnh", "hòa bình nóng"), ngày càng có nhiều nhà bình luận ngầm chấp nhận điều này - có nghĩa là, họ chấp nhận rằng Trung Quốc dưới thời Tập Cận Bình đang hành xử theo những cách gợi lại các đặc điểm của Churchill về "các khuynh hướng mở rộng và cố gắng thu phục" của Liên Xô dưới thời Stalin. Không phải chỉ mọi thứ ở phía đông bức màn sắt bị nằm dưới sự kiểm soát của Moscow; ở Tây Âu, đạo quân thứ năm của Cộng sản hoạt động miệt mài, trong khi các tham vọng của Stalin cũng đe dọa Thổ, Iran và Trung Quốc. Như Churchill đã nói, Liên Xô không muốn chiến tranh "nóng". Họ muốn hòa bình nhưng theo cách "bành trướng vô thời hạn về quyền lực và giáo điều của họ".
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.