Hôm nay,  

Văn Học Press trân trọng giới thiệu: "Chữ Nghĩa - Văn Chương - Cuộc Đời" Tạp Bút của Trần Doãn Nho

25/02/202009:42:00(Xem: 3519)

Van Hoc 

Bìa @ Đinh Trường Chinh

Văn Học Press xuất bản, 2/2020

320 trang, giá bán $20.00

 

Tìm mua trên:

 

Barnes & Noble

Search Keywords: chu nghia van chuong cuoc doi

Hoặc bấm vào đường dẫn sau:

https://www.barnesandnoble.com/w/chu-nghia-van-chuong-cuoc-doi-tran-doan-nho/1136513135?ean=9781078778022

 

 

Tran Doan Nho
Nhà văn Trần Doãn Nho


 

Trong cuộc đời thường, chữ làm vui nhau mà cũng làm đau nhau. Giận, lấy chữ mà giận. Thù, lấy chữ mà thù. Yêu, cần chữ để yêu. Nhớ nhung cũng phải có chữ mà nhớ. Lắm lúc, thêm một chữ thì chia lìa, bớt một chữ mà đoàn tụ. Chữ quấn quýt quanh ta không rời. Như hình với bóng. Như mặt trái mặt phải của một đồng tiền. Quay phía nào cũng đụng bức tường chữ. Bên kia bờ chữ là gì, ai mà biết. Có cách gì chúng ta có thể bước ra ngoài ngôn ngữ để tiếp cận một thế giới thực sự? Dường như: không!

(…)   

Không có đời sống thì không có chữ. Không có chữ thì không có nghĩa. Không có chữ nghĩa thì không có văn chương. Chữ như một tấm kính chắn gió không trong suốt, qua đó, ta nhìn dung nhan cuộc đời. Nó là tấm lưới: lưới chữ. Lưới chữ tuy thưa nhưng xem ra khó thoát! Nó cũng là chiếc xe chở hàng… chế biến. Hiện thực cuộc đời, qua chữ, được chế biến thành thế giới hư ảo mông lung của văn chương. Giống thì có giống nhưng cũng khác biệt vô cùng.

– Chữ/ Trần Doãn Nho

 

 

Bằng một khảo hướng suy luận tinh tế, bằng một tấm lòng thiết tha với quê hương Việt Nam và ngôn ngữ Mẹ, bằng một kiến văn trải rộng nhiều lĩnh vực: văn học, nghệ thuật, xã hội, nhân văn, lịch sử, chính trị… và bằng một giọng văn trí thức hàn lâm nhưng không xơ cứng khô khan, ý nhị thâm trầm nhưng không thiếu sôi động, nhà văn Trần Doãn Nho, vào đầu năm 2020 này, đã gửi đến người đọc một tập tạp bút đặc sắc, gồm những tiểu luận, điểm sách, nhận định, phê bình… ông viết rải rác suốt thời gian qua về “chữ nghĩa, văn chương và cuộc đời.” Đó cũng là nhan đề cuốn sách. Tuy vậy, ngoài văn chương / chữ nghĩa, người đọc còn tìm thấy trong cuốn sách thật nhiều những đề tài lý thú khác, từ hội họa cho đến cuộc sống di dân, từ quê người đến quê nhà… Tất cả được nhìn dưới đôi mắt một nhà văn đúng nghĩa, và nhờ đó, tất cả như được một luồng sáng mới phả vào, khai sinh thêm lần nữa trong một không-thời-gian mới mẻ, diệu kỳ.

– Trịnh Y Thư

 

 

Văn Học Press

22 Agostino, Irvine, CA 92614 USA • vmail: +1-949-981-3978

email: [email protected] • Facebook: Van Hoc Press

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Thật là ấm cúng, trong cại lạnh tháng Tư Chicago, trong không gian của dịch bịnh COVID-19, tôi vừa nhận được một sáng tác mới của Phạm Xuân Tích, một bạn văn từ Paris gửi đến. Mở ra thấy đó là tâp thơ “CÒN ĐÓ”, gồm những bài thơ với niềm tin yêu sâu sắc về đời.
Bằng những lời thơ bình dị, không làm dáng và ý thơ đậm đà cùng lối gieo vần nhẹ nhàng, nhà thơ Hoàng-Phong-Linh Võ Đại Tôn đã trải rộng nỗi lòng của Ông với Quê Hương, với đồng đội, với bằng hữu. Ông cũng dành cho vợ trái tim nồng ấm và truyền cho con ý chí bất khuất. Và trên tất cả, Hoàng-Phong-Linh cho người đọc thấy rõ sự vi diệu của niềm tin.
Hoa Cỏ Bên Đường là tác phẩm chuyển tải nội dung những mẫu chuyện về chân thiện mỹ trong đời sống xã hội. Khi “Gõ Cửa, Cửa Sẽ Mở”, như khi “Mở lòng, lòng thanh thản”; Hoa Cỏ Bên Đường là tác phẩm đề cao tiếng cười, bởi vì “Hãy Cho Nhau Tiếng Cười”, cũng bởi vì tiếng cười là nhu cầu, là niềm tin yêu của đời sống
Nội dung Tuyển Tập HOA CỎ BÊN ĐƯỜNG rất đa dạng, phong phú. Ngoài việc những nhân vật có tiếng tăm viết giới thiệu tác giả Kiều Mỹ Duyên, như nhà văn Huy Phương, văn thi sĩ Chinh Nguyên, nhà báo Mặc Lâm, và nhà báo Nguyễn Lệ Uyên, tuyển tập thể hiện một sự bao gồm rộng lớn, sự quan tâm đối với xã hội về mọi mặt, mọi vấn đề,
Khi đọc bản thảo Giọt Nước Nghiêng Mình của Nguyễn Văn Sâm tôi thấy mình bồi hồi cảm động như đang được tắm lại trong một dòng sông cũ, nơi phát nguyên dòng văn chương hiện đại của Việt Nam. Chính từ chỗ phát nguyên này, trong thế kỷ 20 tôi đã đọc Hồ Biểu Chánh, Phi Vân, Bình Nguyên Lộc, Sơn Nam, Lê Xuyên…, họ cùng nhiều bậc tiền bối nữa đã làm thành nền văn học miền Nam với tính chất riêng của nó.
“Vòng Đai Xanh” là cuốn sách thứ hai mà tôi nhận được từ nhà văn Ngô Thế Vinh gửi tặng, cuốn kia là “Mặt Trận Ở Sài Gòn,” cả hai đều được xuất bản vào năm 2020 tại Hoa Kỳ bởi NXB Văn Học Press và Việt Ecology Press. Tất nhiên, nhà văn Ngô Thế Vinh không chỉ có chừng ấy sách mà theo danh sách liệt kê trong “Vòng Đai Xanh” thì ông có tới ít nhất 17 cuốn sách bằng tiếng Anh, tiếng Việt hoặc song ngữ Việt-Anh được xuất bản từ năm 1964 ở trong nước và tại hải ngoại cho đến năm 2020. “Vòng Đai Xanh” là cuốn tiểu thuyết đã đoạt giải thưởng Văn Học Nghệ Thuật Toàn Quốc vào năm 1971 tại Sài Gòn. Theo nhà văn Ngô Thế Vinh trả lời phỏng vấn của tạp chí Bách Khoa số 370 vào ngày 1 tháng 6 năm 1972, thì lúc đầu ông muốn “viết một cuốn sách, không phải tiểu thuyết, sưu khảo về vấn đề cao nguyên,” nhưng vì để tránh rắc rối kiểm duyệt nên ông phải chuyển sang viết tiểu thuyết để có thể được phép xuất bản. Và có lẽ vì vậy mà trong cuốn tiểu thuyết này tên của các nhân vật cũng không phải là tên thật
Cảm động nhất và bùi ngùi nhất là phóng sự của Kiều Mỹ Duyên về người trung đội trưởng nghĩa quân quận Chương Mỹ tỉnh Chương Thiện năm 1971. Sự việc được trung tướng Ngô Quang Trưởng lúc ấy là Tư Lệnh Quân Đoàn IV kể lại cho người nữ ký giả biết.
Đó là những mảnh đời kết cuộc có hậu với lời văn súc tích, bình dị, nhưng vẫn được viết khá sâu sắc. Đã có vài chuyện chấm hết có đau thương, những lầm lỗi là do con người, do trời, do thượng đế bầy ra, nhưng vẫn đầy tính nhân bản, những tấm gương sáng xen lẫn với những u ám, bão táp.
Không thể nói Chinh Chiến Điêu Linh chỉ là một tập ký sự chiến trường, chỉ có máu và nước mắt chảy dài theo tiếng nổ vỡ của bom đạn, của đắng cay tủi nhục kèm với vinh quang, xa hơn, nó còn là khúc bi ca thời Đặng Trần Côn. Và vì vậy, Chinh Chiến Điêu Linh còn mang tố chất của văn chương mượt mà, thấp thoáng màu sắc lãng mạn giữa một trời khói lửa điêu tàn.
Qua gần hai mươi bài ký trong tập tiểu luận ĐUỔI BÓNG HOÀNG HÔN, Trương Vũ đề cập tới nhiều vấn đề khác nhau. Từ Giáo dục đào tạo của Việt Nam hôm nay, cho đến Chiến tranh Hòa Bình, các vấn đề chính trị, các phong trào Văn Hoc Nghệ Thuât ở Viêt Nam, con người và quê hương, Chiến Tranh Việt Nam và Văn Học Viêt Nam Ở Hải Ngoại-The Other side of Heaven...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.