Hôm nay,  

Văn Học Press trân trọng giới thiệu: "Chữ Nghĩa - Văn Chương - Cuộc Đời" Tạp Bút của Trần Doãn Nho

25/02/202009:42:00(Xem: 3512)

Van Hoc 

Bìa @ Đinh Trường Chinh

Văn Học Press xuất bản, 2/2020

320 trang, giá bán $20.00

 

Tìm mua trên:

 

Barnes & Noble

Search Keywords: chu nghia van chuong cuoc doi

Hoặc bấm vào đường dẫn sau:

https://www.barnesandnoble.com/w/chu-nghia-van-chuong-cuoc-doi-tran-doan-nho/1136513135?ean=9781078778022

 

 

Tran Doan Nho
Nhà văn Trần Doãn Nho


 

Trong cuộc đời thường, chữ làm vui nhau mà cũng làm đau nhau. Giận, lấy chữ mà giận. Thù, lấy chữ mà thù. Yêu, cần chữ để yêu. Nhớ nhung cũng phải có chữ mà nhớ. Lắm lúc, thêm một chữ thì chia lìa, bớt một chữ mà đoàn tụ. Chữ quấn quýt quanh ta không rời. Như hình với bóng. Như mặt trái mặt phải của một đồng tiền. Quay phía nào cũng đụng bức tường chữ. Bên kia bờ chữ là gì, ai mà biết. Có cách gì chúng ta có thể bước ra ngoài ngôn ngữ để tiếp cận một thế giới thực sự? Dường như: không!

(…)   

Không có đời sống thì không có chữ. Không có chữ thì không có nghĩa. Không có chữ nghĩa thì không có văn chương. Chữ như một tấm kính chắn gió không trong suốt, qua đó, ta nhìn dung nhan cuộc đời. Nó là tấm lưới: lưới chữ. Lưới chữ tuy thưa nhưng xem ra khó thoát! Nó cũng là chiếc xe chở hàng… chế biến. Hiện thực cuộc đời, qua chữ, được chế biến thành thế giới hư ảo mông lung của văn chương. Giống thì có giống nhưng cũng khác biệt vô cùng.

– Chữ/ Trần Doãn Nho

 

 

Bằng một khảo hướng suy luận tinh tế, bằng một tấm lòng thiết tha với quê hương Việt Nam và ngôn ngữ Mẹ, bằng một kiến văn trải rộng nhiều lĩnh vực: văn học, nghệ thuật, xã hội, nhân văn, lịch sử, chính trị… và bằng một giọng văn trí thức hàn lâm nhưng không xơ cứng khô khan, ý nhị thâm trầm nhưng không thiếu sôi động, nhà văn Trần Doãn Nho, vào đầu năm 2020 này, đã gửi đến người đọc một tập tạp bút đặc sắc, gồm những tiểu luận, điểm sách, nhận định, phê bình… ông viết rải rác suốt thời gian qua về “chữ nghĩa, văn chương và cuộc đời.” Đó cũng là nhan đề cuốn sách. Tuy vậy, ngoài văn chương / chữ nghĩa, người đọc còn tìm thấy trong cuốn sách thật nhiều những đề tài lý thú khác, từ hội họa cho đến cuộc sống di dân, từ quê người đến quê nhà… Tất cả được nhìn dưới đôi mắt một nhà văn đúng nghĩa, và nhờ đó, tất cả như được một luồng sáng mới phả vào, khai sinh thêm lần nữa trong một không-thời-gian mới mẻ, diệu kỳ.

– Trịnh Y Thư

 

 

Văn Học Press

22 Agostino, Irvine, CA 92614 USA • vmail: +1-949-981-3978

email: [email protected] • Facebook: Van Hoc Press

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nhân đọc cuốn sách The Surrendered Wife của bà Laura Doyle, một best-seller, tác giả Nguyễn thị Cỏ May đã viết một bài điểm sách, đúng hơn một bài phiếm dí dỏm về quan hệ vợ chồng trong cuộc sống lứa đôi. Xin mời đọc.
Trong thế giới thơ Nguyễn Thị Khánh Minh, chúng ta còn nhìn thấy những bài thơ viết về cha, về mẹ, hay về những người bạn thân như nhà thơ Đỗ Hồng Ngọc, nhà thơ Nguyễn Lương Vỵ … Một thế giới được tái hiện bằng chữ. Nơi đó, Đỗ Hồng Ngọc quyện vào một màn sương của hồn dân tộc. Tôi xin thú thật, tôi không biết hồn dân tộc cụ thể là gì, vì chữ này trừu tượng quá, mơ hồ quá. Nhưng tôi đã mơ hồ nhận ra trong bài Lagi Ngày Con Về, khi Nguyễn Thị Khánh Minh viết tặng nhà thơ Đỗ Hồng Ngọc năm 2017, nơi đó họ Đỗ về thăm căn nhà của ngoại ở Lagi
Cuộc thư hùng nhằm tranh ngôi vị bá chủ hoàn cầu giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc hiện đang diễn ra trên nhiều lĩnh vực, kinh tế, quân sự, chạy đua vào không gian, v.v. Một trong những mặt đó, và nổi bật trong thời gian vừa qua, là mặt giao thương. Trong bối cảnh đó, để cho những ai muốn tìm hiểu thêm về cuộc thương chiến này, tiến sĩ Nguyễn Văn Chữ (Chu Van Nguyen) cùng hai đồng tác giả, Nguyễn Phi Hiệp và Nguyễn Bá Lộc, đã phân tích một phần cuộc thương chiến Mỹ-Trung qua cuốn khảo luận "Một Góc Nhìn về Chiến Tranh 'Mậu Dịch' Mỹ-Trung và Hệ Quả Đến Việt Nam". Dưới đây là bài điểm sách của tác giả Nguyễn Hiền. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Như Không? Bút hiệu này gợi cho tôi liên tưởng ngay đến ngôn từ Bát Nhã của nhà Phật. "Sắc bất dị Không. Không bất dị Sắc". Giản dị mà nói: "Có tức là Không. Không tức là Có". Đứng trước cái có, cái không, như không, như có, nhà thơ Như Không đã thể hiện tinh thần Bát Nhã Ba La Mật một cách khá rõ nét:
Tuyển tập Hoa Cỏ Bên Đường của nhà báo Kiều Mỹ Duyên đã chính thức phát hành tại Quận Cam. Tuyển tập dày 500 trang đã gói trọn tấm lòng của một người rất mực yêu thương cuộc đời, và với quê nhà.
Kể từ năm 1963 đến nay (2021) là hơn nửa thế kỷ. Các kho lưu trữ tài liệu mật của các bộ Ngoại Giao, Quốc Phòng, và cục Tình báo Trung Ương Hoa Kỳ đã giải mật cho công chúng và giới nghiên cứu được tự do tiếp cận, vào xem hoặc truy cập điện tử, để mọi người có thể nhìn lại một khúc quanh của lịch sử Việt Nam một cách rõ ràng. Sách này gồm hai tập, tập 1 trình bày về cuộc vận động bình đẳng tôn giáo năm 1963 của Phật giáo Việt Nam và tập 2 là trình tự thời gian xảy ra cuộc khủng hoảng Phật giáo năm 1963 ghi theo hình thức biên niên sử, về các sự kiện từ ngày 8/5/1963 cho tới vài ngày sau cuộc chính biến 1/11/1963, nhìn từ phía chính phủ Hoa Kỳ.
Vào thời điểm này, phải chăng thơ đã là món ăn tinh thần lỗi thời, mất hương vị quyến rũ, thua mùi phở hấp dẫn khi đói bụng? Đúng như vậy, có đói mới thèm ăn. Làm sao biết tâm tư của bạn đang đói? Hỏi thử nó có mệt mỏi, có căng thẳng, có phiền muộn chuyện đời, có ghét bỏ người khác? Nếu có, đúng rồi, nó đang đói. Thơ là món ăn tinh thần cổ truyền từ tiền sử. Nếu tiểu thuyết là bữa tiệc, truyện là bữa ăn tối, thì thơ Việt chính là phở. Một món ăn độc đáo cho bất kỳ người Việt nào tại gia hoặc tha hương.
Hiền Như Bụt là tác phẩm biên khảo về Phật Giáo, bút ký pha lẫn văn chương nhưng không phải do một tu sĩ hay một nhà nghiên cứu Phật học sáng tác mà do một trí thức khoa bảng yêu mến và quý trọng Đạo Phật viết ra. Nó là sản phẩm của 20 năm, từ 1992-2012. Hạ Long Bụt Sĩ tên thật là Lưu Văn Vịnh.
Nhân vật trong tiểu thuyết tôi là những khả thể vô thức của chính tôi (Kundera). Bởi cuối cùng là để vượt ra, vượt qua: một cái đường biên mong manh mà mênh mông đó. Ở đó, Bên kia đường biên “bản ngã” của riêng tôi chấm dứt (trang 19). Nghĩa là đạt đến vô ngã / non-self (không phải no-self). Cái đường biên đó do chính tác giả tạo ra cho mình và loay hoay tìm lối thoát, càng tìm lối thoát càng bị quấn chặt. Chỉ vượt ra, vượt qua (Gaté, gaté…paragaté…) đường biên khi có được trí Bát nhã (Prajna) thấy được ngũ uẩn giai Không, mới “độ nhất thiết khổ ách”.
Đây là một tác phẩm lịch sử từng giai đoạn của Quân Lực Việt Nam Công Hòa. Nhà biên soạn sử học Hồ Đắc Huân, đã miệt mài trong bao nhiêu năm, cô đọng, trau chuốt, giao tiếp với nhiều nguồn tin tức khác nhau, cộng với hành trình từ bản thân, là chứng nhân lịch sử; đã cho ra mắt một tác phẩm để đời!
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.