Hôm nay,  

Belarus: Họa sĩ Ales Pushkin yêu nước nồng nàn, chỉ sợ Chúa

21/07/202300:00:00(Xem: 2411)

zz 4 hình chính trang nhất Ales Pushkin bieu tinh

Họa sĩ Pushkin trong cuộc biểu tình ở Minsk, năm 2020.

    
Ales Pushkin là một họa sĩ độc đáo. Anh là người đã yêu đất nước Belarus nồng nàn, tới mức nhiều lần đứng ra biểu tình đòi cho Belarus gia nhập NATO khi nhìn thấy Nga chiếm vùng Crimea của Ukraine, đã vẽ nhiều họa phẩm chống Tổng Thống Nga Vladimir Putin, bất kể có những cuộc biểu tình chỉ có đơn độc một mình anh ra phố đứng. Anh cũng là người yêu thương Ky tô giáo nồng nàn, đã thực hiện những tác phẩm trang trí nhà thờ, và sau khi nhiều lần vào tù, ra khám anh tâm sự với bạn hữu rằng đời anh chỉ sợ duy nhất có Chúa Trời. Bây giờ, Ales Pushkin (1965 - 2023) đã từ trần trong nhà tù Belarus.
 
Bản tin hôm 12/7/2023 của AP ghi rằng, Ales Pushkin, một họa sĩ và là một nhà hoạt động chính trị người Belarus, người thường xuyên chỉ trích vị Tổng thống độc tài Alexander Lukashenko, đã chết trong tù hôm thứ Ba 11/7/2023 khi đang thọ án 5 năm. Vấn đề là, chàng họa sĩ 57 tuổi được cho là có sức khỏe tốt, theo Trung tâm Nhân quyền Viasna ở thủ đô Minsk của Belarus, mặc dù vợ của Pushkin, Janina Demuch, nói với AP rằng anh “chết trong phòng chăm sóc đặc biệt của nhà tù trong hoàn cảnh không rõ ràng.”
 
Pushkin từ trần để lại một người vợ, Yanina, và hai đứa con.

zz-1-trien-lam-chong-Putin-nam-2019

Hình năm 2019, họa sĩ Ales Pushkin vẽ tranh chống Putin trong khi kêu gọi Belarus hãy gia nhập NATO để khỏi bị Nga chiếm.

 
Họa sĩ Pushkin bị bắt vào tháng 3/2021 sau khi tham gia vào các cuộc biểu tình lớn sau cuộc tái bầu cử của Lukashenko, mà nhiều nước phương Tây đã tố cáo là gian lận. Bản án 5 năm cho họa sĩ thi hành tại nhà tù Grodno ở Tây Belarus, vì tòa án nhà nước độc tài quy chụp anh đã kích động lòng căm thù và “xúc phạm các biểu tượng của nhà nước”.
 
Chỉ vì một tấm tranh: họa sĩ đã vẽ một người theo chủ nghĩa dân tộc Belarus, nghĩa là, chủ nghĩa độc lập ra khỏi Liên Xô. Pushkin bị cáo buộc đã vẽ một người theo chủ nghĩa dân tộc Belarus, người đã hợp tác với Đức Quốc xã trong Thế chiến II cho một trong những cuộc triển lãm của ông. Chưa hết, chàng họa sĩ Pushkin đã bất ngờ tuột áo quần, cởi truồng để phản đối trong phiên tòa tuyên án, khiến anh phải bị biệt giam 13 ngày.
Hơn 35.000 người đã bị bắt trong các cuộc biểu tình năm 2021, trong đó cảnh sát tấn công dã man những người biểu tình, bắt giữ các nhà báo và đóng cửa nhiều tổ chức phi chính phủ và cơ quan giám sát. Đây không phải là bản án tù đầu tiên của Pushkin.

zz-2-phan-bo-phan-khang

Hình năm 1999, tác phẩm “Dung” (Phân bò) do họa sĩ Pushkin đổ trước lối vào dinh của Tổng Thống Lukashenko để kêu gọi dân chủ.

 
Năm 1999, họa sĩ đã thụ án hai năm vì tác phẩm biểu diễn “Dung” (Phân bò) tặng cho Tổng thống Lukashenko, lúc đó, họa sĩ Pushkin đã lật đổ một chiếc xe cút kít đầy phân bò ở lối vào văn phòng tổng thống của Lukashenko ở Minsk.
 
“Rõ ràng là Pushkin đã trở thành một nạn nhân bi thảm khác của chế độ Lukashenko,” Sviatlana Tsikhanouskaya, lãnh đạo phe đối lập lưu vong nói với AP. “Hàng nghìn tù nhân chính trị đang phải chịu đựng trong các nhà tù Belarus vì tham gia các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ, ủng hộ Ukraine, hoặc đơn giản là bày tỏ niềm tin của họ.”
 
.
Một họa sĩ khác, Henadz Drozdov, nói với thông tấn RFE/RL rằng ông đã trao đổi thư từ với Pushkin khi Pushkin đang bị điều tra và xét xử vào năm 2021-22.
 
"Tôi có ấn tượng rằng anh ta đang bị kiểm duyệt nặng nề," Drozdov nói vào tháng 3/2022. "Anh Pushkin viết cho tôi rằng giờ đây, anh ta chỉ biết kính sợ Chúa Trời."
 
Và đúng 20 năm, sau năm 1999 khi họa sĩ Pushkin vào tù vì “tác phẩm sắp đặt xe cút kít” tặng Tổng Thống Lukashenko, chàng họa sĩ lại vào tù năm 2019 vì biểu tình chống Putin, lúc đó quân đội Nga đã chiếm và sáp nhập bán đảo Crimea của Ukraine.

zz-3-trien-lam-tranh-ve-trong-tu

Pushkin trong cuộc triển lãm “Drawings From Prison” (Ký họa từ nhà tù) tại một phòng tranh ở Minsk năm 2019.

 
Chàng bị truy tố vì triển lãm nghệ thuật, nhưng bị cho là biểu tình, ở thị trấn Krupki, một thành cổ rất xưa cổ của Belarus được thành lập từ năm 1067. Thế là, Tòa án thành phố Krupki kết luận Ales Pushkin phạm tội tổ chức một sự kiện trái phép vào ngày 6/6/2019 tại hiên của cửa hàng Euroopt. Họa sĩ coi hành động của mình là triển lãm nghệ thuật, theo Radio Svaboda thông tin.
 
Vào ngày 6/6/2019 lúc 16:30 giờ, họa sĩ Ales Pushkin đã đến cửa tiệm bách hóa Euroopt ở trung tâm Krupki với các áp phích “Achtung Russia!” và "Bloodymir!" với hình ảnh của Putin, cũng như các áp phích “Ngăn chặn sự xâm lược của Nga ở châu Âu”, “Nga có nghĩa là chiến tranh!”, “Belarus hãy gia nhập NATO” và lá cờ của Liên minh Bắc Đại Tây Dương NATO. Nửa giờ sau, họa sĩ bị bắt. Pushkin từ chối tự mình đi - và cảnh sát đã dùng vũ lực lôi anh vào một chiếc xe hơi.

zz-5-tranh-ve-trong-tu

Một họa phẩm do Pushkin vẽ trong tù, triển lãm sau khi ra tù.


Họa sĩ Pushkin được thả khỏi sở cảnh sát ngày hôm sau. “Tôi suýt bị đánh vì hỏi: Ở đây có cà phê hòa tan không?" Sau đó, họa sĩ đã bị chuyển hồ sơ sang văn phòng công tố, nhưng họ không tìm thấy hành vi vi phạm pháp luật.
 
Họa sĩ Pushkin giải thích trước tòa, rằng anh đã làm những tấm áp phích chống lại Putin: "Điều gì sẽ xảy ra nếu Putin trao hộ chiếu Nga cho những người như các nhân viên cửa tiệm bách hóa Euroopt đó?"
 
Theo Pushkin giải thích, anh đứng trước tiệm bách hóa nơi trung tâm thương mại Krupki, bên cạnh 3 tranh vẽ Putin, trong khi bản thân anh mặc quân phục rằn ri, mang kính đen nơi mắt và dán băng trên mặt là tượng trưng cho "những người lịch sự", những người đã tiếp quản Crimea vào năm 2014. Bằng cách này, họa sĩ muốn cho thấy "nguy hiểm cho tất cả chúng ta như thế nào nếu chúng ta không nhìn thấy mối đe dọa đến từ phía đông [Nga]."
 
Ales Pushkin (tên khai sanh: Aliaksandr Mikalaevich Pushkin; sinh ngày 6 tháng 8/1965 – từ trần ngày 11 tháng 7/2023) là một họa sĩ, nghệ sĩ sân khấu, nghệ sĩ biểu diễn, người phụ trách nghệ thuật và tù nhân chính trị người Belarus. Ông là thành viên của Liên minh nghệ sĩ Belarus (Belarusian Union of Artists).
 
Năm 1978, ở tuổi 13, Pushkin ghi danh vào Trường Nội trú Mỹ thuật Cộng hòa (Republican Boarding School for Fine Arts) dành cho những đứa trẻ tài năng mang tên I.O. Akhremchik ở Belarus. Giáo viên lớp của anh ấy là Peter Sharyp. Sau khi tốt nghiệp trường năm 1983, Pushkin tiếp tục học về nghệ thuật trang trí và tượng đài tại Học viện mỹ thuật và sân khấu Belarusian State Theater and Art Institute.

Năm 1984, họa sĩ bị động viên vào quân đội Liên Xô (lúc đó, Belarus còn trong Liên Xô). Anh qua tác chiến tại Afghanistan và xuất ngũ năm 1986, sau đó tiếp tục học tại Học viện Nghệ thuật (Art Institute). Năm 1990, để lấy bằng tốt nghiệp, ông đã tạo ra một bức tranh khổng lồ "Lịch sử của trường mình" tại sảnh của Trường Mỹ thuật Nội trú Cộng hòa. Bức tranh có diện tích 215 mét vuông và mất sáu tháng để hoàn thành; nó vẫn được trưng bày ở đó. Bức tranh mô tả các nhà thơ, nhà văn hóa và chính trị gia lớn của Belarus, như Francisk Skorina (1486-1551), Mikhail Kleofas Oginsky (1765-1833), Adam Mitskevich (1798-1855), Andrei Tarkovsky (1932-1986) và Vladimir Vysotsky (1959–1980). Đối với tác phẩm này, ông đã được nhận vào Liên minh họa sĩ Liên Xô (Union of Artists of the USSR).
 
Ngoài triển lãm nghệ thuật tích cực bắt đầu trong cuộc đổi mới perestroika ở Liên Xô, Ales Pushkin đã tham gia tích cực vào phong trào phục hưng quốc gia của Belarus. Đó là thời điểm xuất hiện ở Belarus các tổ chức thanh niên văn hóa và lịch sử như "Toloka", tổ chức này tham gia vào việc trùng tu các di tích và các hoạt động giáo dục liên quan đến sự hồi sinh của ngôn ngữ Belarus và các biểu tượng quốc gia. Năm 1988, khi còn là sinh viên đại học năm thứ 4, Ales Pushkin đã tổ chức vòng đầu tiên của Mặt trận Bình dân Belarus (Belarusian Popular Front).
 
Năm 1988, vì tham gia tổ chức một cuộc tuần hành trùng với Ngày Tưởng niệm Tổ tiên vào mùa thu, Ales Pushkin đã bị bắt trong 15 ngày. Vào ngày 25/3/1989, trong lễ kỷ niệm 71 năm thành lập Cộng hòa Nhân dân Belarus, Ales Pushkin đã thực hiện bản tuyên ngôn đầu tiên về Nghệ thuật Xã hội ở Belarus: 12 áp phích trái nghịch với hệ tư tưởng nhà nước đã được lên kế hoạch trưng bày trước Tòa nhà Chính phủ Belarus. Một trong những áp phích mô tả lá cờ BSSR từ năm 1951 với dòng chữ bằng tiếng Belarus "Đủ 'xã hội chủ nghĩa' rồi, hãy hồi sinh Belarus của mọi người!"). Một nhóm người biểu tình đi bộ từ Học viện Sân khấu đến Tòa nhà Báo chí, nơi họa sĩ Pushkin bị bắt cùng với 130 người. Chính quyền đã phản ứng bằng một chiến dịch trên báo chí chống lại Pushkin. Vào ngày 31/3/1989, Đoàn chủ tịch Xô viết tối cao của BSSR bằng sắc lệnh sửa đổi Bộ luật hành chính: tăng án phạt đối với việc sử dụng các biểu tượng chưa có giấy đăng bộ, chẳng hạn như cờ, biểu tượng và cờ đuôi nheo. Pushkin bị kết án hai năm quản chế và năm năm truất quyền (disqualification).
 
Với tư cách là tác giả của bản tuyên ngôn về Nghệ thuật xã hội, Pushkin đã thực hiện nhiều màn trình diễn nghệ thuật của mình từ năm 1989, vì tội đó mà ông bị kết án hai năm quản chế; sau đó tiến hành hơn một chục buổi btrình diễn sau đó. Nổi tiếng nhất trong số đó là "Pus for a President" (1999), trong đó Ales Pushkin đã lật đổ một chiếc xe cút kít đổ phân bò trước dinh Tổng thống Lukashenko. Đối với màn trình diễn này, nghệ sĩ đã bị kết án hai năm quản chế.
 
Một tuyên ngôn khác của Nghệ thuật Xã hội được tuyên bố vào ngày 25/3/1991, trong Ngày Tự do (Freedom Day), khi Ales Pushkin cưỡi lừa đi vòng quanh thị trấn Vitebsk, tay cầm một con chim bồ câu, trong tiếng kèn đồng vang lên, con chim bồ câu được thả ra với dòng chữ: “Nó sẽ mang lại tự do cho chúng ta!”
 
Vào ngày 23/3/1993, tại Vitebsk, Pushkin đã khai trương một trong những phòng trưng bày nghệ thuật đương đại tư nhân phi thương mại đầu tiên ở Belarus, "At Pushkin", tồn tại cho đến năm 1997. Phòng trưng bày rộng khoảng 50 mét vuông và nằm gần Bảo tàng Marc Chagall.
 
Ales Pushkin cũng phải mưu sinh bằng nhiều hợp đồng nghệ thuật, chính anh đã thiết kế sân khấu và thiết kế trang phục cho Lễ hội Biên đạo múa Đương đại Quốc tế (International Festival of Contemporary Choreography) lần thứ 7 được tổ chức tại Vitebsk vào năm 1994. Ông cũng tham gia thiết kế phối cảnh tại Nhà hát Kịch Bêlarut Yakub Kolas và là nhà thiết kế cho các buổi biểu diễn như "King Lear" của W .Shakespeare (đạo diễn V. Maslyuk, 1993-94), "Frocken Julia" của Y.A. Strindberg (đạo diễn A. Grishkevich, 1997), và "Không ai viết thư cho đại tá" của G.G. Marquez (2001).
.
Pushkin cũng là người đoạt Giải Nhân quyền Quốc gia Charter'97 lần thứ hai trong hạng mục “For Courage in Art” (“Vì lòng dũng cảm trong nghệ thuật” - 1999).
 
Đồng thời với các hoạt động của mình ở Vitebsk, Pushkin đã tiến hành trùng tu và nhuận sắc lại các bức tranh tường của nhà thờ trong Thánh đường St. Stanislav ở Mogilev (nay đổi tên là Cathedral of the Assumption of the Virgin Mary để vinh danh Đức Mẹ). Một số bức tranh tường hiện đã bị xóa vì lý do chính trị.
 
Năm 1996, Pushkin đã vẽ những bức tường khổng lồ của nhà thờ Chính thống giáo ở ngôi làng Bobr, quê hương ông, được xây dựng lại sau khi nó bị phá hủy vào năm 1936. Chủ đề của bức tranh là tập phim Ngày phán xét và mang hàm ý chính trị. Bên phải Chúa Kitô có những người công chính, bên trái có những kẻ tội lỗi. Thiên thần đang thổi tù và. Khuôn mặt của những kẻ tội đồ giống với người thật, tấm tranh có tên là “Metropolitan Filaret and the President of Belarus, Alexander Lukashenko” (Đức Tổng Giám Mục Filaret và Tổng Thống Lukashenko).
 
Sau khi bức bích họa được trình chiếu trên chương trình truyền hình RTR “Vesti Nedeli” vào năm 2005, Giáo hội đã cử Tổng Giám Mục của giáo phận Minsk Nikolai Korzhich đến Bobr, dưới sự giám sát của ông, phần tai tiếng của bức tranh tường đã bị gỡ bỏ. Do một sự trùng hợp kỳ lạ, nhà thờ bằng gỗ này đã bị thiêu rụi sau khi được lễ Metropolitan Filaret thánh hiến vào ngày 17/2/2011. Nhà thờ được xây lại bằng gạch. Ales Pushkin cưới vợ trong nhà thờ năm 1997.
 
Vào ngày 26/3/2021, Văn phòng Tổng Công tố Belarus đã mở một vụ án hình sự chống lại họa sĩ Pushkin vì đã trưng bày bức chân dung của nhân vật ngầm chống Liên Xô Yevgeny Zhikhar tại một cuộc triển lãm ở Trung tâm Đời sống Đô thị Grodno. Văn phòng công tố coi đây là một "sự phục hồi của chủ nghĩa Quốc xã." Pushkin biết tin vụ án hình sự nhưng không hủy chuyến bay từ Ukraine, nơi ông đang có cuộc triển lãm, và chiều cùng ngày thì ông về nước. Vào ban đêm, xưởng vẽ của Pushkin đã bị khám xét. Ngày 29/3/2021, Pushkin bị sa thải khỏi Belrestavratsia, nơi ông làm việc. Ngày hôm sau, họa sĩ Pushkin bị bắt.

zz-6-hoa-si-Ales_Pushkin

Chân dung họa sĩ Pushkin trong buổi khai mạc một cuộc triển lãm ở Minsk vào tháng 10/2014.

 
Vào ngày 6 tháng 4 năm 2021, theo một tuyên bố chung của tám tổ chức, bao gồm Trung tâm Nhân quyền Viasna, Hiệp hội Nhà báo Belarus, Ủy ban Helsinki của Belarus, Pushkin đã được công nhận là một tù nhân chính trị. Vào ngày 30/3/2022, Pushkin bị kết án 5 năm tù vì tội "kích động hận thù chủng tộc, quốc gia hoặc tôn giáo".
 
Họa sĩ Ales Pushkin qua đời ở tuổi 57 vào ngày 11 tháng 7/2023 tại một bệnh viện nơi ông được chuyển khẩn cấp từ một nhà tù tới nhập viện.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Ở nước Mỹ hiện nay, các chính trị gia đang chia rẽ, đấu đá, tranh phiếu cử tri về những vấn đề tưởng như là “chuyện nhỏ” ở các quốc gia văn minh khác. Thí dụ như vấn đề về quyền của người đồng tính. Ở nước Mỹ tự do dân chủ nhất thế giới ngày nay vẫn xảy ra tình trạng đối xử tàn nhẫn, kém văn minh đối với những người đồng tính. Nhiều người khi nghe điều này sẽ không tin đó là sự thật. “Làm sao chuyện đó có thể xảy ra ở xứ sở văn minh này!?” Nhưng sự thật dù khó tin nhưng vẫn là sự thật. Nhất là khi nó được kể lại từ những nhân chứng sống, rồi sau đó được in thành sách, chuyển thể thành phim ảnh.
Trưa Chủ Nhật, 8 tháng 10 năm 2023, tại đài truyền hình SBTN, thành phố Garden Grove, Quận Cam đã diễn ra chương trình Ngọc Trong Tim kỳ 15, với phần trình diễn của các nghệ sĩ khuyết tật đến từ nhiều nơi...
Với một người lãnh đạo có cả tâm, tài và niềm đam mê, với một ban điều hành tâm huyết với nền văn học-nghệ thuật của người Việt tại hải ngoại, với những thiện nguyện luôn sát cánh trong gần hai thập kỷ, có vẻ như VFF đã sẵn sàng đi tiếp thêm 20 năm nữa...
Nhạc sĩ Vũ Đức Nghiêm sinh năm 1930 tại làng Hoành Nha, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định, trong gia đình theo đạo Tin Lành. Nhập học lớp Đệ Thất vào năm 1944 lúc 14 tuổi tại trường Bưởi...
Nhạc sĩ Y Vũ vừa qua đời tại Sài Gòn ngày 28-9-2023 hưởng thọ 83 tuổi (1940-2023); báo chí lại đặt vấn đề ai là tác giả thật sự của ca khúc nổi tiếng Tôi Đưa Em Sang Sông...
Sáng nay trên trang Facebook, ca sĩ Bảo Yến báo tin nhạc sĩ Quốc Dũng vừa ra đi ngày 24-9-2023. Khoảng mười mấy năm trước Quốc Dũng có sang Hoa Kỳ và ghé ở nhà người quen ở San Jose. Tôi chở Quốc Dũng ra quán cà phê Dạ Thảo, ngồi nghe anh kể chuyện văn nghệ. Anh nói rằng lần này sang Mỹ và sẽ xuống Quận Cam để gặp một nhạc sĩ nổi tiếng mà Quốc Dũng ngưỡng mộ. Bạn có biết người nhạc sĩ đó là ai không- tôi thoáng suy nghĩ- thì ra đó là nhạc sĩ Lam Phương!
Đối với nhiều người Việt tị nạn sinh sống tại hải ngoại, giữ gìn và quảng bá nền văn hóa nghệ thuật của cộng đồng người Việt tị nạn là một sứ mạng tinh thần quan trọng. Thực hiện nhiệm vụ này không hề dễ, bởi vì các hoạt động văn học nghệ thuật của người Việt hải ngoại thường không sinh lợi, chưa kể công sức tiền của bỏ vào xiết kể. Những người làm văn hóa cần phải có tâm, có sự kiên trì, cả sự gan lì để thực hiện sứ mệnh của mình. Duy trì được những sự kiện văn hóa tại hải ngoại kéo dài đến 20 năm có thể được xem là một thành tích đáng kể. Và năm nay, Đại Hội Liên Hoan Phim Ảnh Việt Nam Quốc Tế “Viet Film Fest” bước vào mốc 20 năm, đánh dấu một đoạn đường dài phục vụ cộng đồng. Ngoài việc hỗ trợ và quảng bá những tác phẩm của các đạo diễn gốc Việt trên thế giới, Viet Film Fest quảng bá phim mang đề tài về con người hoặc văn hóa Việt Nam do những đạo diễn không phải gốc Việt thực hiện.
Hơn ba năm sau khi bị đánh cắp ở Laren, bức tranh ‘The Parsonage garden at Nuenen in Spring’ (tạm dịch: Vườn Nhà Mục Sư ở Nuenen vào Xuân) của Van Gogh đã được tìm lại. Việc trả lại được thực hiện bởi thám tử tư nhân người Hà Lan Arthur Brand.
Khi nói về nền âm nhạc Việt Nam thời hiện đại, không thể không nhắc đến nhạc sĩ Phạm Duy. Đã có quá nhiều mỹ từ mà giới yêu nhạc Việt Nam sử dụng khi nói về ông: người nhạc sĩ của thế kỷ, phù thủy âm nhạc, cây đại thụ của ca khúc Việt Nam… Cũng vì thế, viết và nói về nhạc sĩ Phạm Duy là một điều khó, vì đã có quá nhiều người phân tích từ đủ mọi góc cạnh. Từ những nhà phê bình âm nhạc, cho đến bạn bè của ông là những văn nghệ sĩ, hay những người mến mộ. Họ viết về cuộc đời nổi trôi theo vận nước Việt Nam của Phạm Duy, về giai điệu và ca từ Phạm Duy, về khả năng sáng tác bền bỉ của người nhạc sĩ thiên tài…
Viết về nhạc Phạm Duy mà không nói tới tiếng hát của ca sĩ Thái Thanh là một thiếu sót không nhỏ. Như ta bước hụt một nấc thang. Tiếng hát của ca sĩ là chỉnh lại thăng bằng giữa nhạc và lời, khi niềm tĩnh lặng cần thiết một biến đổi. Những lặng yên nốt nhạc của nhạc sĩ trên mặt giấy, bỗng rảo bước đi, qua lời ca sĩ. Nhạc của Phạm Duy là nhiên liệu. Thái Thanh đốt lên thành ngọn. Ngọn rực rỡ bình minh. Ngọn hắt hiu của cây đèn lạp đêm khuya. Lửa ấy, lời ca ấy, không chỉ để ta nghe, thổ lộ những tâm tình, mà, còn để ta Nhìn, những bức minh họa. Cánh diều, con đê, bên ánh đèn mẹ ngồi khâu áo, đèo núi cao đoàn quân đi qua, bờ nước rộng con thuyền lên đường viễn xứ, chiều làng quê anh thương binh trở lại, và nắng tươi màu, áo ai phận mỏng, và thế gian giao mùa chinh chiến, và âm dương trở mình trong tiếng chày kinh. Cõi nhân ảnh mờ mờ, ảo ảo, hay tục lụy rõ soi ấy, một kiếp đời, ai cũng từng trải.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.