Hôm nay,  

Tính dân tộc trong âm nhạc Lê Văn Khoa

11/06/202308:40:00(Xem: 2947)
003
Từ trái: MC Diệu Quyên, Ca sĩ Ngọc Hà (phu nhân NS Lê Văn Khoa), Nhạc sĩ Lê Văn Khoa, MC Nguyễn Kim-Ngân, MC Thụy Vy trong buổi Vinh Danh và Mừng Thượng Thọ 90 tuổi của Nhạc sĩ Lê Văn Khoa tại Orange County, California, hôm 10 tháng 6 năm 2023.


Trước hết, xin gửi lời chúc mừng đến Giáo sư Lê Văn Khoa nhân ngày lễ mừng thượng thọ, sinh nhật thứ 90 của ông.
 
Kính thưa quý vị:
 
Lê Văn Khoa là một tên tuổi không xa lạ trong cộng đồng Việt Nam chúng ta bởi những hoạt động văn hoá-giáo dục của ông trải dài liên tục suốt mấy thập niên từ trước 1975 ở miền Nam Việt Nam cho đến tận ngày nay ở hải ngoại. Ông là một nghệ sĩ lớn, một người đa tài, đa năng, đa diện, một nhà văn hoá, một nhà giáo dục, một người yêu nước, một người mà quý vị cũng như tôi hằng kính phục và kính trọng. Kính phục bởi tài năng của ông và kính trọng bởi nhân cách của ông. Thật là một vinh hạnh lớn lao cho tôi được đứng đây chiều nay nhân ngày mừng thượng thọ và vinh danh ông trước một cử toạ chọn lọc để nói đôi điều về một khía cạnh mà tôi cho là khá quan trọng và nổi bật trong suốt quá trình sáng tác âm nhạc của Lê Văn Khoa. Đó là: “Tính dân tộc trong âm nhạc Lê Văn Khoa.”
 
Theo định nghĩa thông thường thì tính dân tộc trong âm nhạc là “sự chú trọng và sử dụng các yếu tố dân tộc như nhạc điệu, vũ điệu dân gian hoặc những đề tài liên quan đến lịch sử quốc gia, dân tộc trong quá trình sáng tác âm nhạc.” Nếu đồng ý như thế thì chúng ta thấy rõ âm nhạc Lê Văn Khoa đã lấy bản sắc và lịch sử của dân tộc Việt Nam làm trọng tâm trong sáng tạo nghệ thuật. Thật ra nó là giấc mơ mà ông suốt đời miệt mài theo đuổi để biến thành hiện thực, giấc mơ làm thế nào để nhạc Việt có thể đi sâu vào dòng chính của âm nhạc thế giới, làm thế nào để nhạc Việt vang vọng – và lấp lánh qua đó là bản sắc văn hoá Việt – từ các đại thính đường trang trọng khắp nơi. Với niềm tin tưởng bền bỉ, sâu sắc vào tiềm năng của nhạc Việt, ông bỏ công lao tìm tòi, nghiên cứu, san định, hệ thống hoá, tìm hiểu phần tinh tuý cốt lõi của nhạc Việt để từ đó có thể chắt lọc dùng làm chất liệu sáng tác. Ông hiểu ưu, khuyết điểm của nó. Và trên hết, lòng yêu quê hương, tình cảm đậm đà tha thiết với đất Mẹ, đã khiến ông luôn luôn gắn bó với âm nhạc dân tộc. Đối với ông, nó chính là hồn phách của đất nước Việt Nam. Ông từng có lần tâm sự như sau:

Mục đích của tôi là muốn dùng những nét nhạc hết sức đơn sơ của Việt Nam mà mình có thể biến hoá để người nước ngoài có thể dùng được. Bằng cách đó, mình đưa nhạc Việt đi xa hơn để hoà vào dòng nhạc thế giới.”
 
Bản sắc Việt hiển lộ trong hầu hết những khúc nhạc dài ngắn khác nhau của ông, từ đại tấu khúc giao hưởng “Symphony Viet Nam 1975” mà ông đã bỏ ra mười năm trời ròng rã mới hoàn tất, cho đến tấu khúc ngăn ngắn dễ thương “Con chuồn chuồn” ông viết cho piano solo. Nhạc sĩ Lê Văn Khoa quả đã có những đóng góp to tát cho nền âm nhạc Việt Nam ở nửa sau thế kỷ XX, nửa đầu thế kỷ XXI này. Ảnh hưởng của ông đến các thế hệ tương lai chắc chắn là không nhỏ. Lịch sử âm nhạc Việt Nam sẽ không toàn vẹn nếu không nhắc đến ông.
 
Đại tấu khúc giao hưởng Việt Nam 1975 của ông hiện nay được tàng trữ trong Bảo tàng viện Quốc gia Úc. Hiển nhiên, nó đã trở thành gia sản văn hoá nhân loại. Nhạc của ông được đón nhận nồng nhiệt tại nhiều nơi trên thế giới kể cả kinh đô âm nhạc Vienna, nơi lần đầu tiên nhạc piano của một nhà soạn nhạc Việt Nam được trình diễn. Mối giao tình tốt đẹp giữa ông và giàn nhạc giao hưởng thành phố Kyiv quốc gia Ukraine cũng là chất xúc tác để ông cho ra đời những tấu khúc với nhạc đề là những bài dân ca Việt Nam như “Cái Trống Cơm”, “Se Chỉ Luồn Kim”, “Lý Ngựa Ô” viết cho đàn bandura – một nhạc cụ cổ truyền của dân tộc Ukraine – và giàn nhạc giao hưởng. Tên tuổi ông đi vào lịch sử âm nhạc đất nước này.
 
Trên đây chỉ là một vài thành tựu tiêu biểu của Lê Văn Khoa, nhưng cũng đủ cho người Việt chúng ta hãnh diện với thế giới. Hãnh diện nhưng cùng lúc thấy buồn cho đất nước Việt Nam, bởi vì, thật là oái oăm, một người yêu quê hương như ông lại không được sinh sống trên mảnh đất nơi mình chôn nhau cắt rốn. Bởi không chấp nhận một chế độ độc tài toàn trị, ông đành phải chọn cuộc sống lưu vong. Và, điều đó có nghĩa là ngày nay người Việt Nam trong nước không ai có cơ hội thưởng thức nhạc của ông. Không có những chương trình hoà nhạc Lê Văn Khoa tại các thính đường Hà Nội, Huế, Sài Gòn, Cần Thơ. Không có những buổi nói chuyện, trao đổi giữa Lê Văn Khoa và sinh viên các nhạc viện khắp nơi trên đất nước. Có ai nghĩ đấy là một thiệt thòi lớn cho dân Việt không? Riêng tôi, tôi nghĩ thế. Nhưng lịch sử của dân tộc cho thấy là không một triều đại hoặc một thể chế chính trị nào tồn tại mãi mãi, những tranh chấp phân liệt dù tàn bạo đến đâu chăng nữa cuối cùng cũng phải nhường chỗ cho lẽ phải và tình thương. Nghệ thuật – không phải chính trị – mới là cái gì trường tồn, lưu lại mãi mãi trong suốt chiều dài lịch sử và tôi tin tưởng một ngày không xa những nghệ phẩm của Lê Văn Khoa sẽ trở về kho tàng văn hoá dân tộc.

 

Xin cảm ơn quý vị.

 

– Trịnh Y Thư

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Ở nước Mỹ hiện nay, các chính trị gia đang chia rẽ, đấu đá, tranh phiếu cử tri về những vấn đề tưởng như là “chuyện nhỏ” ở các quốc gia văn minh khác. Thí dụ như vấn đề về quyền của người đồng tính. Ở nước Mỹ tự do dân chủ nhất thế giới ngày nay vẫn xảy ra tình trạng đối xử tàn nhẫn, kém văn minh đối với những người đồng tính. Nhiều người khi nghe điều này sẽ không tin đó là sự thật. “Làm sao chuyện đó có thể xảy ra ở xứ sở văn minh này!?” Nhưng sự thật dù khó tin nhưng vẫn là sự thật. Nhất là khi nó được kể lại từ những nhân chứng sống, rồi sau đó được in thành sách, chuyển thể thành phim ảnh.
Trưa Chủ Nhật, 8 tháng 10 năm 2023, tại đài truyền hình SBTN, thành phố Garden Grove, Quận Cam đã diễn ra chương trình Ngọc Trong Tim kỳ 15, với phần trình diễn của các nghệ sĩ khuyết tật đến từ nhiều nơi...
Với một người lãnh đạo có cả tâm, tài và niềm đam mê, với một ban điều hành tâm huyết với nền văn học-nghệ thuật của người Việt tại hải ngoại, với những thiện nguyện luôn sát cánh trong gần hai thập kỷ, có vẻ như VFF đã sẵn sàng đi tiếp thêm 20 năm nữa...
Nhạc sĩ Vũ Đức Nghiêm sinh năm 1930 tại làng Hoành Nha, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định, trong gia đình theo đạo Tin Lành. Nhập học lớp Đệ Thất vào năm 1944 lúc 14 tuổi tại trường Bưởi...
Nhạc sĩ Y Vũ vừa qua đời tại Sài Gòn ngày 28-9-2023 hưởng thọ 83 tuổi (1940-2023); báo chí lại đặt vấn đề ai là tác giả thật sự của ca khúc nổi tiếng Tôi Đưa Em Sang Sông...
Sáng nay trên trang Facebook, ca sĩ Bảo Yến báo tin nhạc sĩ Quốc Dũng vừa ra đi ngày 24-9-2023. Khoảng mười mấy năm trước Quốc Dũng có sang Hoa Kỳ và ghé ở nhà người quen ở San Jose. Tôi chở Quốc Dũng ra quán cà phê Dạ Thảo, ngồi nghe anh kể chuyện văn nghệ. Anh nói rằng lần này sang Mỹ và sẽ xuống Quận Cam để gặp một nhạc sĩ nổi tiếng mà Quốc Dũng ngưỡng mộ. Bạn có biết người nhạc sĩ đó là ai không- tôi thoáng suy nghĩ- thì ra đó là nhạc sĩ Lam Phương!
Đối với nhiều người Việt tị nạn sinh sống tại hải ngoại, giữ gìn và quảng bá nền văn hóa nghệ thuật của cộng đồng người Việt tị nạn là một sứ mạng tinh thần quan trọng. Thực hiện nhiệm vụ này không hề dễ, bởi vì các hoạt động văn học nghệ thuật của người Việt hải ngoại thường không sinh lợi, chưa kể công sức tiền của bỏ vào xiết kể. Những người làm văn hóa cần phải có tâm, có sự kiên trì, cả sự gan lì để thực hiện sứ mệnh của mình. Duy trì được những sự kiện văn hóa tại hải ngoại kéo dài đến 20 năm có thể được xem là một thành tích đáng kể. Và năm nay, Đại Hội Liên Hoan Phim Ảnh Việt Nam Quốc Tế “Viet Film Fest” bước vào mốc 20 năm, đánh dấu một đoạn đường dài phục vụ cộng đồng. Ngoài việc hỗ trợ và quảng bá những tác phẩm của các đạo diễn gốc Việt trên thế giới, Viet Film Fest quảng bá phim mang đề tài về con người hoặc văn hóa Việt Nam do những đạo diễn không phải gốc Việt thực hiện.
Hơn ba năm sau khi bị đánh cắp ở Laren, bức tranh ‘The Parsonage garden at Nuenen in Spring’ (tạm dịch: Vườn Nhà Mục Sư ở Nuenen vào Xuân) của Van Gogh đã được tìm lại. Việc trả lại được thực hiện bởi thám tử tư nhân người Hà Lan Arthur Brand.
Khi nói về nền âm nhạc Việt Nam thời hiện đại, không thể không nhắc đến nhạc sĩ Phạm Duy. Đã có quá nhiều mỹ từ mà giới yêu nhạc Việt Nam sử dụng khi nói về ông: người nhạc sĩ của thế kỷ, phù thủy âm nhạc, cây đại thụ của ca khúc Việt Nam… Cũng vì thế, viết và nói về nhạc sĩ Phạm Duy là một điều khó, vì đã có quá nhiều người phân tích từ đủ mọi góc cạnh. Từ những nhà phê bình âm nhạc, cho đến bạn bè của ông là những văn nghệ sĩ, hay những người mến mộ. Họ viết về cuộc đời nổi trôi theo vận nước Việt Nam của Phạm Duy, về giai điệu và ca từ Phạm Duy, về khả năng sáng tác bền bỉ của người nhạc sĩ thiên tài…
Viết về nhạc Phạm Duy mà không nói tới tiếng hát của ca sĩ Thái Thanh là một thiếu sót không nhỏ. Như ta bước hụt một nấc thang. Tiếng hát của ca sĩ là chỉnh lại thăng bằng giữa nhạc và lời, khi niềm tĩnh lặng cần thiết một biến đổi. Những lặng yên nốt nhạc của nhạc sĩ trên mặt giấy, bỗng rảo bước đi, qua lời ca sĩ. Nhạc của Phạm Duy là nhiên liệu. Thái Thanh đốt lên thành ngọn. Ngọn rực rỡ bình minh. Ngọn hắt hiu của cây đèn lạp đêm khuya. Lửa ấy, lời ca ấy, không chỉ để ta nghe, thổ lộ những tâm tình, mà, còn để ta Nhìn, những bức minh họa. Cánh diều, con đê, bên ánh đèn mẹ ngồi khâu áo, đèo núi cao đoàn quân đi qua, bờ nước rộng con thuyền lên đường viễn xứ, chiều làng quê anh thương binh trở lại, và nắng tươi màu, áo ai phận mỏng, và thế gian giao mùa chinh chiến, và âm dương trở mình trong tiếng chày kinh. Cõi nhân ảnh mờ mờ, ảo ảo, hay tục lụy rõ soi ấy, một kiếp đời, ai cũng từng trải.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.