Hôm nay,  

Tính dân tộc trong âm nhạc Lê Văn Khoa

11/06/202308:40:00(Xem: 2963)
003
Từ trái: MC Diệu Quyên, Ca sĩ Ngọc Hà (phu nhân NS Lê Văn Khoa), Nhạc sĩ Lê Văn Khoa, MC Nguyễn Kim-Ngân, MC Thụy Vy trong buổi Vinh Danh và Mừng Thượng Thọ 90 tuổi của Nhạc sĩ Lê Văn Khoa tại Orange County, California, hôm 10 tháng 6 năm 2023.


Trước hết, xin gửi lời chúc mừng đến Giáo sư Lê Văn Khoa nhân ngày lễ mừng thượng thọ, sinh nhật thứ 90 của ông.
 
Kính thưa quý vị:
 
Lê Văn Khoa là một tên tuổi không xa lạ trong cộng đồng Việt Nam chúng ta bởi những hoạt động văn hoá-giáo dục của ông trải dài liên tục suốt mấy thập niên từ trước 1975 ở miền Nam Việt Nam cho đến tận ngày nay ở hải ngoại. Ông là một nghệ sĩ lớn, một người đa tài, đa năng, đa diện, một nhà văn hoá, một nhà giáo dục, một người yêu nước, một người mà quý vị cũng như tôi hằng kính phục và kính trọng. Kính phục bởi tài năng của ông và kính trọng bởi nhân cách của ông. Thật là một vinh hạnh lớn lao cho tôi được đứng đây chiều nay nhân ngày mừng thượng thọ và vinh danh ông trước một cử toạ chọn lọc để nói đôi điều về một khía cạnh mà tôi cho là khá quan trọng và nổi bật trong suốt quá trình sáng tác âm nhạc của Lê Văn Khoa. Đó là: “Tính dân tộc trong âm nhạc Lê Văn Khoa.”
 
Theo định nghĩa thông thường thì tính dân tộc trong âm nhạc là “sự chú trọng và sử dụng các yếu tố dân tộc như nhạc điệu, vũ điệu dân gian hoặc những đề tài liên quan đến lịch sử quốc gia, dân tộc trong quá trình sáng tác âm nhạc.” Nếu đồng ý như thế thì chúng ta thấy rõ âm nhạc Lê Văn Khoa đã lấy bản sắc và lịch sử của dân tộc Việt Nam làm trọng tâm trong sáng tạo nghệ thuật. Thật ra nó là giấc mơ mà ông suốt đời miệt mài theo đuổi để biến thành hiện thực, giấc mơ làm thế nào để nhạc Việt có thể đi sâu vào dòng chính của âm nhạc thế giới, làm thế nào để nhạc Việt vang vọng – và lấp lánh qua đó là bản sắc văn hoá Việt – từ các đại thính đường trang trọng khắp nơi. Với niềm tin tưởng bền bỉ, sâu sắc vào tiềm năng của nhạc Việt, ông bỏ công lao tìm tòi, nghiên cứu, san định, hệ thống hoá, tìm hiểu phần tinh tuý cốt lõi của nhạc Việt để từ đó có thể chắt lọc dùng làm chất liệu sáng tác. Ông hiểu ưu, khuyết điểm của nó. Và trên hết, lòng yêu quê hương, tình cảm đậm đà tha thiết với đất Mẹ, đã khiến ông luôn luôn gắn bó với âm nhạc dân tộc. Đối với ông, nó chính là hồn phách của đất nước Việt Nam. Ông từng có lần tâm sự như sau:

Mục đích của tôi là muốn dùng những nét nhạc hết sức đơn sơ của Việt Nam mà mình có thể biến hoá để người nước ngoài có thể dùng được. Bằng cách đó, mình đưa nhạc Việt đi xa hơn để hoà vào dòng nhạc thế giới.”
 
Bản sắc Việt hiển lộ trong hầu hết những khúc nhạc dài ngắn khác nhau của ông, từ đại tấu khúc giao hưởng “Symphony Viet Nam 1975” mà ông đã bỏ ra mười năm trời ròng rã mới hoàn tất, cho đến tấu khúc ngăn ngắn dễ thương “Con chuồn chuồn” ông viết cho piano solo. Nhạc sĩ Lê Văn Khoa quả đã có những đóng góp to tát cho nền âm nhạc Việt Nam ở nửa sau thế kỷ XX, nửa đầu thế kỷ XXI này. Ảnh hưởng của ông đến các thế hệ tương lai chắc chắn là không nhỏ. Lịch sử âm nhạc Việt Nam sẽ không toàn vẹn nếu không nhắc đến ông.
 
Đại tấu khúc giao hưởng Việt Nam 1975 của ông hiện nay được tàng trữ trong Bảo tàng viện Quốc gia Úc. Hiển nhiên, nó đã trở thành gia sản văn hoá nhân loại. Nhạc của ông được đón nhận nồng nhiệt tại nhiều nơi trên thế giới kể cả kinh đô âm nhạc Vienna, nơi lần đầu tiên nhạc piano của một nhà soạn nhạc Việt Nam được trình diễn. Mối giao tình tốt đẹp giữa ông và giàn nhạc giao hưởng thành phố Kyiv quốc gia Ukraine cũng là chất xúc tác để ông cho ra đời những tấu khúc với nhạc đề là những bài dân ca Việt Nam như “Cái Trống Cơm”, “Se Chỉ Luồn Kim”, “Lý Ngựa Ô” viết cho đàn bandura – một nhạc cụ cổ truyền của dân tộc Ukraine – và giàn nhạc giao hưởng. Tên tuổi ông đi vào lịch sử âm nhạc đất nước này.
 
Trên đây chỉ là một vài thành tựu tiêu biểu của Lê Văn Khoa, nhưng cũng đủ cho người Việt chúng ta hãnh diện với thế giới. Hãnh diện nhưng cùng lúc thấy buồn cho đất nước Việt Nam, bởi vì, thật là oái oăm, một người yêu quê hương như ông lại không được sinh sống trên mảnh đất nơi mình chôn nhau cắt rốn. Bởi không chấp nhận một chế độ độc tài toàn trị, ông đành phải chọn cuộc sống lưu vong. Và, điều đó có nghĩa là ngày nay người Việt Nam trong nước không ai có cơ hội thưởng thức nhạc của ông. Không có những chương trình hoà nhạc Lê Văn Khoa tại các thính đường Hà Nội, Huế, Sài Gòn, Cần Thơ. Không có những buổi nói chuyện, trao đổi giữa Lê Văn Khoa và sinh viên các nhạc viện khắp nơi trên đất nước. Có ai nghĩ đấy là một thiệt thòi lớn cho dân Việt không? Riêng tôi, tôi nghĩ thế. Nhưng lịch sử của dân tộc cho thấy là không một triều đại hoặc một thể chế chính trị nào tồn tại mãi mãi, những tranh chấp phân liệt dù tàn bạo đến đâu chăng nữa cuối cùng cũng phải nhường chỗ cho lẽ phải và tình thương. Nghệ thuật – không phải chính trị – mới là cái gì trường tồn, lưu lại mãi mãi trong suốt chiều dài lịch sử và tôi tin tưởng một ngày không xa những nghệ phẩm của Lê Văn Khoa sẽ trở về kho tàng văn hoá dân tộc.

 

Xin cảm ơn quý vị.

 

– Trịnh Y Thư

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tin nhạc sĩ Đan Thọ tác giả nhạc phẩm Chiều Tím qua đời ngày 4-9-2023, tại Texas, Hoa Kỳ, hưởng thọ 99 tuổi, gợi nhớ kỷ niệm ca nhạc thời niên thiếu của tôi ở quê nhà...
Nhạc sĩ Đan Thọ qua đời ngày 4 tháng Chín năm 2023, thành phố Houston, Texas, hưởng đại thọ 99 tuổi. An giấc nghìn thu ngày 18 tháng Chín, tại Nhà Quàn Vĩnh Cửu (Chapel of Eternal Peace at Forest Park), Houston, Texas. Với tuổi ta, nhạc sĩ được bách niên (100 tuổi) tuổi hạc đại thượng thọ trên cõi trần...
Vào giữa thập niên 1980s, phổ biến trong nước Triệu Đóa Hoa Hồng, tuy là bản nhạc trữ tình với mối tình dang dở nhưng lời Việt, nhạc Liên Xô nên tôi bị “dị ứng” nên chẳng để ý, dù sau nầy với ca sĩ hải ngoại…
Chúng ta không biết phải dịch chữ “immersive art” như thế nào. Khái niệm này chỉ mới xuất hiện vài năm nay, mặc dù đã xuất hiện, phần nào, trong các loại hình nghệ thuật khác, từ cả nhiều thế kỷ trước. Hình như triển lãm “immersive art” lần đầu tiên ở Los Angeles và Las Vegas là đầu năm 2022, với tranh Van Gogh. Phòng triển lảm sử dụng hình ảnh, âm thanh, không gian, sự chuyển động của màu sắc để làm cho bạn, người khán giả, trở thành một người đang tắm gội trong không gian nghệ thuật của họa sĩ Van Gogh (1853-1890). Tại sao chọn Van Gogh để triển lãm đầu tiên cũng chưa rõ, có lẽ vì tranh họa sĩ này sống động, dữ dội hơn nhiều họa sĩ khác, hấp dẫn hơn với dân Nam California. Có thể dịch chữ “immersive art” là hội họa “trải nghiệm hòa nhập” hay “trải nghiệm nhập vai” – bởi vì, khán giả tự thấy mình trở thành một phần của tác phầm đang chuyển động giữa thế giới màu sắc của họa sĩ.
“Đẹp là gì?” Người đầu tiên chính thức đặt ra câu hỏi căn bản này có lẽ là Socrates (469-399 TCN), và chính ông đã trả lời: “Đẹp là cái thích thú do tai nghe mắt thấy”. Plato (427—347 TCN) cho rằng “Vẻ đẹp là hình ảnh nhất quán và không thể thay đổi của những điều tốt nhất, tinh tế nhất.” Ông cũng là người đầu tiên đưa ra một nền tảng siêu hình về cái đẹp: không dừng lại ở cái đẹp hữu hình, mà đi tìm những giá trị siêu cao vô hình. Theo Immanuel Kant (1724-1804), vẻ đẹp là sự hài hòa giữa hình dáng và nội dung, là thứ khiến chúng ta cảm nhận sự tinh tế và thỏa mãn. Kant cho rằng cái đẹp gồm hai cảm nhận: cảm quan về sự cao cả và cảm quan về thẩm mỹ. Trong cả hai trường hợp, sự xúc động đều gây thích thú nhưng theo hai cách khác nhau: ý nghĩa cao cả khiến trái tim cảm động, còn mỹ thuật làm say mê trí óc của cặp mắt. Với tôn giáo thì vẻ đẹp còn liên quan đến niềm tin.
Ales Pushkin là một họa sĩ độc đáo. Anh là người đã yêu đất nước Belarus nồng nàn, tới mức nhiều lần đứng ra biểu tình đòi cho Belarus gia nhập NATO khi nhìn thấy Nga chiếm vùng Crimea của Ukraine, đã vẽ nhiều họa phẩm chống Tổng Thống Nga Vladimir Putin, bất kể có những cuộc biểu tình chỉ có đơn độc một mình anh ra phố đứng. Anh cũng là người yêu thương Ky tô giáo nồng nàn, đã thực hiện những tác phẩm trang trí nhà thờ, và sau khi nhiều lần vào tù, ra khám anh tâm sự với bạn hữu rằng đời anh chỉ sợ duy nhất có Chúa Trời. Bây giờ, Ales Pushkin (1965 - 2023) đã từ trần trong nhà tù Belarus. Bản tin hôm 12/7/2023 của AP ghi rằng, Ales Pushkin, một họa sĩ và là một nhà hoạt động chính trị người Belarus, người thường xuyên chỉ trích vị Tổng thống độc tài Alexander Lukashenko, đã chết trong tù hôm thứ Ba 11/7/2023 khi đang thọ án 5 năm.
Nhạc sĩ Trần Lê Việt, tác giả của bản nhạc tù quen thuộc, được mọi người nhắc đến, nghe lại vào các dịp kỷ niệm 30 tháng 4 hằng năm: Tháng Tư Đen (hay còn được nhớ nhất với cái tên Tháng Tư 29 ngày 31 đêm) trong dịp sinh nhật thứ 72 đã “được” ngồi xe lăn đi chầm chậm về phía cuối đường (đời). Chàng lãng tử với cây đàn nay không còn có thể “lãng tử” được nữa, dù cây đàn vẫn còn đó, vẫn còn là niềm vui của mỗi ngày, mỗi phút, mỗi giây chàng không phải đánh vật với bệnh tật...
Câu chuyện bắt đầu, một người kể: “Sở dĩ con kên kên sói đầu vì nó ăn mít. Nó đút đầu vào ruột trái mít đục khoét. Mủ mít dính chặt lông. Khi rút đầu ra, lông dính lại. Đầu trọc lóc.” Người thứ hai lên tiếng: “Nói vô lý. Kên kên ăn xác chết, ăn đồ hôi thúi. Mít có mùi thơm. Kên kên không ăn đồ thơm.” Người thứ nhất trả lời: “Nói có lý nhưng xét ra vô lý. Kên kên không ăn mít thường nhưng ăn Sầu riêng. Mít Sầu riêng hôi lắm.” “Nói vô lý. Sầu riêng thơm kiểu khác. Cả triệu người ăn. Cả triệu người ghiền. Điên hay sao mà ăn đồ hôi.” “Bà thấy thơm nhưng tui thấy hôi. Quyền tự do mà. Cả triệu người không ăn Sầu riêng. Cả triệu người thấy Sầu riêng hôi.” “Nói tào lao. Hoa thì thơm. Phân thì hôi. Ai có thể ngửi thấy hầm lù thơm?” “Có thể hôi thúi, nhưng ở đó lâu ngày, quen đi. Thúi cũng như thơm. Giống những người ở xung quanh Kinh Nước Đen.”
Trước sự hâm mộ cuồng nhiệt nhưng không mấy ngạc nhiên, bức chân dung cuối cùng được vẽ bởi họa sĩ Gustav Klimt đã được bán hôm nay với giá bán đấu giá kỷ lục ở châu Âu, 85.3 triệu bảng Anh (tính luôn cả lệ phí giao dịch) tại buổi bán đấu giá nghệ thuật của Sotheby's ở London chiều 27 tháng 6, tờ báo nghệ thuật The Art Newspaper đưa tin.
Cuộc cách mạng không tiếng súng của phong trào dân chủ Thái Lan đã thành công trong cuộc bầu cử giữa tháng 5/2023, với phiếu của giới trẻ và những người có tinh thần dân chủ đã vượt xa phiếu của những người thân chính quyên quân sự. Một trong những người dẫn đầu phong trào đòi thay đổi thể chế, đòi giảm vai trò chính trị của quân đội, đòi xét lại một đạo luật gây tranh cãi chống lại việc xúc phạm chế độ quân chủ… là doanh nhân trẻ Pita Limjaroenrat (sinh năm 1980), từng du học tại Hoa Kỳ và bây giờ là lãnh đạo Đảng Move Forward (Đảng Tiến Lên). Với liên minh nhiều đảng, Pita dự kiến sẽ là Thủ Tướng tương lai, nếu chính quyền quân đội Thái Lan không tìm được cớ gì để cản trở nữa. Nhưng bây giờ, Pita đang bị điều tra về thủ tục. Ủy ban bầu cử Thái Lan đang xem xét liệu Pita có cố ý không đủ tư cách để ghi danh ứng cử viên quốc hội hay không, bởi vì Pita có sở hữu cổ phần trong một công ty truyền thông, vốn là bị cấm theo quy tắc bầu cử.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.