Hôm nay,  

Hoạ sĩ Quốc Trung Kenny Nguyễn: Bản Sắc và Đường Nét Tơ Lụa

1/10/202000:00:00(View: 9929)

NGUKEN7

 

Hoạ sĩ Quốc Trung Kenny Nguyễn sinh ra và lớn lên ở miền Nam Việt Nam. Anh cùng gia đình sang Mỹ định cư khi đang theo đuổi giấc mơ trở thành một nhà thiết kế thời trang tại Việt Nam.  Sang Mỹ, Kenny tiếp tục  theo đuổi giấc mơ nghệ thuật của mình tại trường Đại học Bắc Carolina ở Charlotte. Anh tốt nghiệp cử nhân ngành hội hoạ năm 2016 . Những tác phẩm nghệ thuật của anh thường dựa trên các trải nghiệm sâu sắc để khám phá về bản sắc cá nhân và sự chuyển đổi văn hóa. Kenny Nguyễn đã trưng bày các tác phẩm của mình trong nhiều triển lãm nhóm và cá nhân tại Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Iceland. Năm 2016, anh nhận được giải thưởng Xuất sắc cho Nghệ sĩ trẻ đương đại châu Á tại Bảo tàng Nghệ thuật Sejong, Seoul, Hàn Quốc.  Các triển lãm cá nhân tiêu biểu nhất của Kenny Nguyễn phải kể đến  'Những nỗi sợ hãi không tưởng' (The indescribable fears) được trưng bày tại Viện bảo tàng nghệ thuật đương đại Czong , Hàn Quốc, ' Đan xen' (Interwoven) tại phòng tranh Sozo, Charlotte và gần đây nhất là 'Tái tạo' (Reconstruction) tại trường đại học Adam State, Colorado. Hiện tại, Kenny Nguyễn sống và làm việc tại thành phố Charlotte, tiểu bang Bắc Carolina, Hoa Kỳ.

 

NGUKEN8Lời của Họa Sĩ:

 

Những tác phẩm của tôi xoay quanh các khái niệm về bản sắc cá nhân và sự cộng hưởng văn hoá Đông-Tây. Đối với tôi, hai yếu tố chính ảnh hưởng đến quá trình sáng tác là sự thừa hưởng từ nền văn hoá thuần Việt và nền tảng tiếp thu từ thiết kế thời trang. Tôi vẽ tranh không dùng giá vẽ cũng không dùng các loại sơn màu thông thường mà mượn một chất liệu đặc biệt để diễn tả lại ý tứ của tranh bằng phép ẩn dụ. Tôi quí lụa và sử dụng lụa vì nó là một chất liệu giàu tính lịch sử và văn hoá. Người Á Đông quá quen thuộc với lụa, điều đó phản ánh rõ nét trong lịch sử văn hoá Việt Nam, từng chịu ảnh hưởng nặng nề từ thời Bắc thuộc đến thời Pháp thuộc. Lụa, từ một chất liệu may mặc đến khi được thay thế vải bố để vẽ lên những tác phẩm mượt mà đậm chất truyền thống. Nghiên cứu của tôi không chỉ dừng lại ở kỹ thuật vẽ tranh lụa mà sâu sắc hơn tôi chọn thay đổi cách sử dụng lụa. Thay vì chú trọng vào bề mặt hay thớ vải, tôi khai thác nhiều hơn ở phần cấu trúc. Làm mới một chất liệu quá quen thuộc, quá truyền thống để đưa vào tranh đương đại là cả một quá trình thử thách óc sáng tạo của người nghệ sĩ. Đó là sự đấu tranh và giằn xé giữa sự hoàn hảo và bất hoàn hảo, sự phá hủy và tái tạo. Cũng giống như chính bản thân tôi từng trải qua những giai đoạn thăng trầm của cuộc sống. Lụa dẫu bị cắt rời, xé nát hay bạt sờn sẽ được hàn gắn, chồng lớp và khâu lại với nhau. Bản chất của lụa không hề bị thay đổi. Đối với tôi, lụa đã hàn gắn những tâm hồn và làm cầu nối gắn kết hai nền văn hoá.

 

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Cuốn phim Từ Sài Gòn đến Điện biên Phủ cũng được ra mắt lần đầu tiên tại Hoa Kỳ. Phim do hãng Mỹ Vân hoàn tất tại Việt Nam trước 1975. Chưa từng chiếu được giữ lại trên 50 năm qua sẽ ra mắt đồng bào rất may mắn tại San Jose. Xin mời đến để gặp Kiều Chinh và Sài Gòn sau hơn nửa thế kỷ. Vào 1 giờ chiều thứ bẩy 27 tháng 7-2024 tại hội trường Santa Clara County
Vào chiều Chủ Nhật cuối Tháng Sáu, khoảng hơn 400 khán giả đã ngồi chật khán phòng của Huntington Beach Central Library Theater để cổ vũ cho các tài năng âm nhạc trẻ gốc Việt trong chương trình nhạc Emê Concert 2, chủ đề “I Wish It So”.
Thỉnh thoảng có một ngày vui. Gặp nhau trong thân tình, được bày lộ nỗi lòng, nâng ly rượu giao hòa. Đó là buổi ra mắt tập thơ của Họa sĩ Khánh Trường. Chiều, của một ngày cuối cùng tháng Sáu, 2024. Trời Nam Cali mát dịu. Tôi và Kim đến rất đúng giờ nhưng phòng họp đã đầy chật bằng hữu. Tấm lòng yêu mến Khánh Trường quả là rõ thực. Tay này đa tài trên khắp nẻo, hội họa, văn chương, báo chí, cả ngang tàng một cõi thời trai trẻ. Bỗng đủ thứ bệnh tật đến rần rần như rủ nhau đi xem hội. Trên hai mươi năm nay ung thư thanh quản, hộc máu, tắt tiếng, đột quỵ, ngồi xe lăn, bại thận, mỗi tuần bị lụi kim, kim bự tổ chảng, vào người thay máu hai lần. Nhìn hai cổ/ cánh tay của Khánh Trường, từng đụn da thịt gồ lên thấp xuống, như cái dãy… Trường sơn thu nhỏ.
Nhà thơ Đỗ Quý Toàn nói về Khánh Trường-nhà thơ đã không quên nhắc lại “Khánh Trường là người làm được rất nhiều thứ, không những ông là họa sĩ, nhà thơ, mà ông viết văn rất hay. Tôi rất thích đọc truyện Khánh Trường. Nhưng điều tôi phục nhất là Khánh Trường của Hợp Lưu. Khánh Trường của nguyên tắc làm theo ý mình, trái ý thiên hạ. Người ta cho là anh ta phản kháng hay nổi loạn, nhưng theo tôi, KT chỉ làm cái gì mình cho là đúng, hay, phải làm. Tôi rất khâm phục.”
Ca khúc “Nỗi buồn hoa phượng” là ca khúc thứ hai của nhạc sĩ Thanh Sơn, sau ca khúc “ Tình học sinh” ra đời năm 1962, song bị... chìm lĩm, chẳng một ai chú ý? Năm 1983, trả lời phỏng vấn của chương trình Paris By Night, nhạc sĩ Thanh Sơn kể về sự ra đời của ca khúc “Nỗi buồn hoa phượng”, sau 20 năm ra đời, đã được hàng triệu người kể cả miền Bắc sau này ưa thích. Đó là vào năm 1953, ông học chung lớp với người bạn nữ tên là “Nguyễn Thị Hoa Phượng”, hè năm ấy, người bạn gái cùng gia đình chuyển về Sài Gòn, ông có hỏi cô bạn: “Nếu nhớ nhau mình sẽ làm sao?”, cô bạn mĩm cười trả lời đại ý là “ Cứ mỗi năm đến hè, nhớ đến nhau, anh cứ nhìn hoa phượng nở cho đỡ nhớ bởi tên em là Hoa Phượng...”, và đó cũng là “đề tài” mà ông ấp ủ để 10 năm sau, khi đó cô bạn gái ngày xưa chắc đã... vu qui rồi?
Không thể chối cãi, trong đầm không gì đẹp bằng sen. Đúng hơn nữa, trong đầm không gì thơm hơn sen. Nhưng vì sao sen lại mọc trong đầm bùn? Vì sao sen không mọc sánh vai cùng Cẩm Chướng, Mẫu Đơn, Hồng Nhung, Anh Đào, Thiên Điểu, Oải Hương, Hướng Dương, vân vân trong những vườn quyền quý cao sang, những nơi chưng bày lộng lẫy? Vì sao sen lại chọn ngâm mình trong nước hôi tanh? Vì sao trong tất cả loại sen, tôi lại quý sen hồng, trong khi đa số yêu sen trắng? Sen và bùn là một lý thuyết chính trị cần thiết cho Việt Nam hiện nay. Hoa sen phải mọc từ bùn, trong bùn. Không thể mọc ở những nơi không có bùn. Vì sao hoa sạch thơm phải mọc và sống từ nơi dơ thúi? Rồi sen phải vượt lên khỏi mặt nước mới nở được hoa đẹp, hoa thơm, nhưng vẫn cần có bùn để tồn tại. Một quá trình hiện thực, một ẩn dụ để tư duy.
Bộ phim Face Off 7: One Wish như đem lại một tín hiệu tốt lành rằng trong một xã hội Việt Nam ngày nay đang có quá nhiều điều nhiễu nhương, những nét đẹp truyền thống của văn hóa Việt Nam vẫn còn có chỗ để tồn tại…
Hồi nhỏ, tôi thường nghe cha tôi đọc hai câu ca dao này: “Còn cha gót đỏ như son, đến khi cha chết gót con đen sì.” Lúc ấy tôi chừng năm bảy tuổi, nên nghe rồi thuộc lòng mà không hiểu hết ý nghĩa, chỉ biết hời hợt là nếu cha chết thì mình sẽ khổ lắm! Nhưng ngay cả khổ ra sao thì cũng chẳng hình dung được. Câu ca dao nói trên cho thấy truyền thống ngày xưa, người cha đóng vai trò then chốt trong gia đình. Ông vừa là trụ cột kinh tế để nuôi gia đình, vừa là tấm gương đức hạnh để cho con cái noi theo. Đặc biệt là với truyền thống phụ hệ con cái mang họ cha, nên việc “nối dõi tông đường” đặt lên vai người con trai, hay người đàn ông. Đó có thể là yếu tố cấu thành quan niệm “trọng nam khinh nữ” ngày xưa tại các nước theo phụ hệ như Việt Nam, Trung Hoa, v.v…
Tháng 3/2022, Bến Bạch Đằng Saigon bị đổi tên thành “Ga Tàu Thủy Bạch Đằng”. Sự kiện này đã dẫn đến những tranh luận trong dân gian chung quanh đề tài: Ngôn ngữ Hà Nội (ngôn ngữ miền Bắc) đang làm mờ dần sắc thái đặc biệt của ngôn ngữ miền Nam Việt Nam...
Tháng Năm là tháng vinh danh những đóng góp của người Mỹ gốc Á Châu và các đảo Thái Bình Dương cho đất nước Hoa Kỳ mà trong đó tất nhiên có người Mỹ gốc Việt. Những đóng góp của người Mỹ gốc Á Châu và các đảo Thái Bình Dương cho Hoa Kỳ bao gồm rất nhiều lãnh vực, từ kinh tế, chính trị đến văn học nghệ thuật, v.v… Nhưng nơi đây chỉ xin đề cập một cách khái quát những đóng góp trong lãnh vực văn học của người Mỹ gốc Việt. Bài viết này cũng tự giới hạn phạm vi chỉ để nói đến các tác phẩm văn học viết bằng tiếng Anh của người Mỹ gốc Việt như là những đóng góp nổi bật vào dòng chính văn học của nước Mỹ. Điều này không hề là sự phủ nhận đối với những đóng góp không kém phần quan trọng trong lãnh vực văn học của Hoa Kỳ qua hàng trăm tác phẩm văn học được viết bằng tiếng Việt trong suốt gần năm mươi năm qua.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.