Hôm nay,  

Hoạ sĩ Quốc Trung Kenny Nguyễn: Bản Sắc và Đường Nét Tơ Lụa

1/10/202000:00:00(View: 10038)

NGUKEN7

 

Hoạ sĩ Quốc Trung Kenny Nguyễn sinh ra và lớn lên ở miền Nam Việt Nam. Anh cùng gia đình sang Mỹ định cư khi đang theo đuổi giấc mơ trở thành một nhà thiết kế thời trang tại Việt Nam.  Sang Mỹ, Kenny tiếp tục  theo đuổi giấc mơ nghệ thuật của mình tại trường Đại học Bắc Carolina ở Charlotte. Anh tốt nghiệp cử nhân ngành hội hoạ năm 2016 . Những tác phẩm nghệ thuật của anh thường dựa trên các trải nghiệm sâu sắc để khám phá về bản sắc cá nhân và sự chuyển đổi văn hóa. Kenny Nguyễn đã trưng bày các tác phẩm của mình trong nhiều triển lãm nhóm và cá nhân tại Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Iceland. Năm 2016, anh nhận được giải thưởng Xuất sắc cho Nghệ sĩ trẻ đương đại châu Á tại Bảo tàng Nghệ thuật Sejong, Seoul, Hàn Quốc.  Các triển lãm cá nhân tiêu biểu nhất của Kenny Nguyễn phải kể đến  'Những nỗi sợ hãi không tưởng' (The indescribable fears) được trưng bày tại Viện bảo tàng nghệ thuật đương đại Czong , Hàn Quốc, ' Đan xen' (Interwoven) tại phòng tranh Sozo, Charlotte và gần đây nhất là 'Tái tạo' (Reconstruction) tại trường đại học Adam State, Colorado. Hiện tại, Kenny Nguyễn sống và làm việc tại thành phố Charlotte, tiểu bang Bắc Carolina, Hoa Kỳ.

 

NGUKEN8Lời của Họa Sĩ:

 

Những tác phẩm của tôi xoay quanh các khái niệm về bản sắc cá nhân và sự cộng hưởng văn hoá Đông-Tây. Đối với tôi, hai yếu tố chính ảnh hưởng đến quá trình sáng tác là sự thừa hưởng từ nền văn hoá thuần Việt và nền tảng tiếp thu từ thiết kế thời trang. Tôi vẽ tranh không dùng giá vẽ cũng không dùng các loại sơn màu thông thường mà mượn một chất liệu đặc biệt để diễn tả lại ý tứ của tranh bằng phép ẩn dụ. Tôi quí lụa và sử dụng lụa vì nó là một chất liệu giàu tính lịch sử và văn hoá. Người Á Đông quá quen thuộc với lụa, điều đó phản ánh rõ nét trong lịch sử văn hoá Việt Nam, từng chịu ảnh hưởng nặng nề từ thời Bắc thuộc đến thời Pháp thuộc. Lụa, từ một chất liệu may mặc đến khi được thay thế vải bố để vẽ lên những tác phẩm mượt mà đậm chất truyền thống. Nghiên cứu của tôi không chỉ dừng lại ở kỹ thuật vẽ tranh lụa mà sâu sắc hơn tôi chọn thay đổi cách sử dụng lụa. Thay vì chú trọng vào bề mặt hay thớ vải, tôi khai thác nhiều hơn ở phần cấu trúc. Làm mới một chất liệu quá quen thuộc, quá truyền thống để đưa vào tranh đương đại là cả một quá trình thử thách óc sáng tạo của người nghệ sĩ. Đó là sự đấu tranh và giằn xé giữa sự hoàn hảo và bất hoàn hảo, sự phá hủy và tái tạo. Cũng giống như chính bản thân tôi từng trải qua những giai đoạn thăng trầm của cuộc sống. Lụa dẫu bị cắt rời, xé nát hay bạt sờn sẽ được hàn gắn, chồng lớp và khâu lại với nhau. Bản chất của lụa không hề bị thay đổi. Đối với tôi, lụa đã hàn gắn những tâm hồn và làm cầu nối gắn kết hai nền văn hoá.

 

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Nhạc trưởng Trần Chúc năm 1989. 2. Ngàn Khơi ra đời, lần đầu tiên hát Viễn Du tháng 6, 1989. 3. Thái Thanh, hát Việt Nam Quê Hương Mến Yêu trong buổi hòa nhạc đầu tiên 1990. 4. Mai Hương hát VNQHMY 1990. 5. Ban Hợp Xướng Ngàn Khơi tại Concert 2007. 6. Nhạc sĩ Phạm Đình Chương & Nhạc trưởng Lê Văn Khoa 1990.
WESTMINSTER, CA (Little Saigon) - Vở kịch “140 Lbs: How Beauty Killed My Mother” (“140 Lbs: Sắc Đẹp Đã Giết Chết Mẹ Tôi Như Thế Nào”) sẽ được trình diễn bởi chính tác giả Susan Liễu vào hai suất: thứ Bảy, ngày 21 tháng 12, lúc 7:00 P.M. và Chủ Nhật, ngày 22 tháng 12, lúc 2:00 P.M. tại Phòng Sinh Hoạt Người Việt, số 14771 Đường Moran, thành phố Westminster. Giá vé: $15 (sinh viên) và $25 (đồng hạng).
Khang Nguyễn vận dụng những hiểu biết sâu sắc về tâm linh và triết lý đã thu thập được để chuyển dịch thành một thứ ngôn ngữ tượng hình chứa đựng cảm xúc và tỉnh thức, như anh miêu tả “một ý thức tức thời về Thực thể, không bị ràng buộc vào quan niệm tư duy của trí óc.
Một bức tranh hiếm của Wolfgang Amadeus Mozart lúc 13 tuổi đã bán 4 triệu euro tương đương 4.4 triệu đô la Mỹ tại cuộc đấu giá của Christie’s tại thủ đô Paris -- vượt xa hơn giá được tiên đoán. Bức tranh cho thấy thần đồng âm nhạc Áo đang chơi phong cầm trong chuyến du lịch ở Ý vào tháng 1 năm 1770. Christie’s nói rằng nhà soạn nhạc và cha ông lúc đó đang ở tại Verona với Pietro Lugiati, một viên chức đứng đầu tại Cộng Hòa Venice. Một người ngưỡng mộ Mozart, ông ấy đã đặt mua bức tranh này. Bức tranh đã được cho là do nhà nghệ thuật Verona vẽ. “Nó [bức tranh] rất có thể đã được vẽ bởi bậc thầy ở Verona là Giambettino Cignaroli, là anh em bà con của Lugiati,” theo Astrid Centner, nhà lãnh đạo của phòng Old Masters của nhà đấu giá tại Paris, cho biết. Chỉ có 5 bức tranh của Mozart đã được vẽ lúc ông còn sống.
Ca nhạc sĩ Chế Linh là một biểu tượng cột trụ của dòng nhạc Vàng, ông là người Việt gốc Chàm và được xem là tứ trụ của nền Nhạc Vàng (chung với Duy Khánh, Nhật Trường, Hùng Cường). Tuy nhiên, trong “tứ trụ” đó, chỉ có duy nhất Chế Linh còn đi hát tới tận bây giờ và vẫn được đông đảo công chúng ngưỡng mộ.
Bốn mươi năm trước, tháng 11 năm 1979, ban nhạc rock Pink Floyd tại Anh đã trình làng băng nhạc thứ 11 có tên “The Wall” [Bức Tường].“The Wall” gồm 26 bài hát, 2 bản thu âm và một câu chuyện bí ẩn nhạc kịch, băng nhạc tiếp tục trở thành băng nhạc bán chạy thứ 2 trong lịch sử, theo bản tin của trang mạng www.theconverstion.com
DB Derek Trần: Tôi làm tất cả để bảo vệ cộng đồng mình trong vấn đề di trú

NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.