Hôm nay,  

Hoạ sĩ Quốc Trung Kenny Nguyễn: Bản Sắc và Đường Nét Tơ Lụa

10/01/202000:00:00(Xem: 9934)

NGUKEN7

 

Hoạ sĩ Quốc Trung Kenny Nguyễn sinh ra và lớn lên ở miền Nam Việt Nam. Anh cùng gia đình sang Mỹ định cư khi đang theo đuổi giấc mơ trở thành một nhà thiết kế thời trang tại Việt Nam.  Sang Mỹ, Kenny tiếp tục  theo đuổi giấc mơ nghệ thuật của mình tại trường Đại học Bắc Carolina ở Charlotte. Anh tốt nghiệp cử nhân ngành hội hoạ năm 2016 . Những tác phẩm nghệ thuật của anh thường dựa trên các trải nghiệm sâu sắc để khám phá về bản sắc cá nhân và sự chuyển đổi văn hóa. Kenny Nguyễn đã trưng bày các tác phẩm của mình trong nhiều triển lãm nhóm và cá nhân tại Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Iceland. Năm 2016, anh nhận được giải thưởng Xuất sắc cho Nghệ sĩ trẻ đương đại châu Á tại Bảo tàng Nghệ thuật Sejong, Seoul, Hàn Quốc.  Các triển lãm cá nhân tiêu biểu nhất của Kenny Nguyễn phải kể đến  'Những nỗi sợ hãi không tưởng' (The indescribable fears) được trưng bày tại Viện bảo tàng nghệ thuật đương đại Czong , Hàn Quốc, ' Đan xen' (Interwoven) tại phòng tranh Sozo, Charlotte và gần đây nhất là 'Tái tạo' (Reconstruction) tại trường đại học Adam State, Colorado. Hiện tại, Kenny Nguyễn sống và làm việc tại thành phố Charlotte, tiểu bang Bắc Carolina, Hoa Kỳ.

 

NGUKEN8Lời của Họa Sĩ:

 

Những tác phẩm của tôi xoay quanh các khái niệm về bản sắc cá nhân và sự cộng hưởng văn hoá Đông-Tây. Đối với tôi, hai yếu tố chính ảnh hưởng đến quá trình sáng tác là sự thừa hưởng từ nền văn hoá thuần Việt và nền tảng tiếp thu từ thiết kế thời trang. Tôi vẽ tranh không dùng giá vẽ cũng không dùng các loại sơn màu thông thường mà mượn một chất liệu đặc biệt để diễn tả lại ý tứ của tranh bằng phép ẩn dụ. Tôi quí lụa và sử dụng lụa vì nó là một chất liệu giàu tính lịch sử và văn hoá. Người Á Đông quá quen thuộc với lụa, điều đó phản ánh rõ nét trong lịch sử văn hoá Việt Nam, từng chịu ảnh hưởng nặng nề từ thời Bắc thuộc đến thời Pháp thuộc. Lụa, từ một chất liệu may mặc đến khi được thay thế vải bố để vẽ lên những tác phẩm mượt mà đậm chất truyền thống. Nghiên cứu của tôi không chỉ dừng lại ở kỹ thuật vẽ tranh lụa mà sâu sắc hơn tôi chọn thay đổi cách sử dụng lụa. Thay vì chú trọng vào bề mặt hay thớ vải, tôi khai thác nhiều hơn ở phần cấu trúc. Làm mới một chất liệu quá quen thuộc, quá truyền thống để đưa vào tranh đương đại là cả một quá trình thử thách óc sáng tạo của người nghệ sĩ. Đó là sự đấu tranh và giằn xé giữa sự hoàn hảo và bất hoàn hảo, sự phá hủy và tái tạo. Cũng giống như chính bản thân tôi từng trải qua những giai đoạn thăng trầm của cuộc sống. Lụa dẫu bị cắt rời, xé nát hay bạt sờn sẽ được hàn gắn, chồng lớp và khâu lại với nhau. Bản chất của lụa không hề bị thay đổi. Đối với tôi, lụa đã hàn gắn những tâm hồn và làm cầu nối gắn kết hai nền văn hoá.

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Điều tôi muốn nhắn nhủ với các thế hệ nam nữ thanh-niên trẻ là chúng ta phải sống làm sao cho đáng sống kiếp người. Nói theo ngôn ngữ của Lý Đông A, con người phải sống đủ 3 mặt là: Sống - Còn - Nối tiến hóa. Gói gọn là sống Nhân Chủ, dựa vào Nhân Bản, rồi Nhân Chính và Dân Chủ...
Đêm nhạc có sự hiện diện đặc biệt của phu nhân nhạc sĩ Cung Tiến là bà Josee Cung và con trai Raphael Cung, cùng các anh chị em của Ông và Bà. Bích Liên đã gởi lời cảm ơn gia đình cố nhạc sĩ đã cho phép và khuyến khích chị thực hiện CD Vết Chim Bay. Chị cho biết thực hiện CD trong gần hai năm trời. Trong CD này, người nghe sẽ lại được thấy một Bích Liên cầu toàn trong âm nhạc Cung Tiến, giống như chị đã từng làm với CD Tạ Ơn Đời để tưởng nhớ nhạc sĩ Phạm Duy. Từng nốt nhạc, từng lời ca, từng câu hát đều được nâng niu, trân trọng. Chị nói CD này như là một nén hương thắp lên để tưởng nhớ người nhạc sĩ. Là một người luôn hướng đến sự toàn bích của âm nhạc, ở một thế giới xa xôi nào đó, chắc hẳn nhạc sĩ Cung Tiến sẽ cảm nhận được tấm lòng tri kỷ.
VĂN HÓA được hiểu một cách đơn giản là NHỮNG GÌ CÒN LẠI. Còn lại ở đây không có nghĩa là còn lại trong phút chốc, trong một giai đoạn ngắn mà là còn lại với ý nghĩa là tồn tại qua nhiều biến động, qua nhiều giai đoạn lich sử rất lâu dài cả trăm năm, cả ngàn năm mặc cho vật đổi sao dời...
Người viết xin nêu ra một số chữ và nghĩa trong tiếng Việt mà khi dùng đã gây ra biết bao lỗi lầm:
Mấy ngày nay hình ảnh vị sư tên Minh Tuệ lan tràn trên các kênh Youtube. Vào các trang mạng gõ chữ Minh Tuệ thì hiện ra nhiều Video cho thấy đông đảo người dân cùng đi bộ trên đường với Sư; khi Sư ngồi nghỉ chân trong nghĩa trang hay gốc cây thì hàng trăm người bao quanh; có người lễ bái Sư bày tỏ lòng kính trọng đối với một vị tăng tu theo Hạnh Đầu Đà của Phật Giáo...
Ở cõi đời có nhiều điều khiến mình phải dừng và chậm lại để mà lắng nghe. Như nghe tiếng chim hót ngoài vườn rực nắng, nghe tiếng mưa đêm rả rích quện với tiếng gió chẳng hạn. Nhưng đó chỉ là yếu tố ngoại cảnh làm chạnh lòng những ai đang có nỗi niềm bên trong. Chúng chẳng sánh được với những cảm xúc phát xuất từ đáy lòng thi sĩ biến thành thơ, để rồi thơ chạm vào tim người nhạc sĩ phát ra nốt nhạc, tiếng nhạc làm thổn thức giọng hát và ngân vang trong lòng người
Ngày Chủ Nhật 5 tháng 5 là ngày lễ độc lập Cinco de Mayo của người Mễ. Tại khuôn viên ngoài trời Viện Bảo Tàng Bowers trung tâm thành phố Santa Ana, cộng đồng gốc Mễ tổ chức một lễ hội truyền thống rộn ràng, đầy màu sắc văn hóa. Cũng trong ngày này, tại địa điểm này, đi vào bên trong sảnh đường của viện bảo tàng, khách thăm viếng nhận thấy có một lễ hội văn hóa khác không hề thua kém về mức độ thu hút. Không phải của người Mễ, mà là của người Việt. Hội Chợ Sách “Viet Book Fest” lần thứ 3 do Hội Văn Học và Nghệ Thuật Việt Mỹ (VAALA) thực sự là một ngày hội văn hóa của nhiều thế hệ trong cộng đồng gốc Việt ở Mỹ. Nhận xét đầu tiên về Viet Book Fest năm nay là những người tham dự thuộc nhiều thành phần, nhiều lứa tuổi. Từ những em bé ở độ tuổi mẫu giáo cho đến những mái đầu bạc. Từ những thiện nguyện viên ở độ tuổi học trò cho đến những tác giả thuộc nhiều thế hệ.
Được bảo trợ của Khoa Sử và Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á, hội nghị chủ đề “Vietnam Centric Approaches to Vietnam’s Twentieth Century History” (Lịch sử Việt Nam Thế kỷ 20 từ các phương pháp tiếp cận lấy Việt Nam làm Trung tâm) đã diễn ra trong hai ngày 19 và 20 tháng Tư vừa qua tại 370 Dwinelle Hall trong khuôn viên Đại học Berkeley với sự tham dự của nhiều giáo sư, các nhà nghiên cứu và sinh viên ban tiến sĩ, thạc sĩ đến từ Hoa Kỳ, Canada, Việt Nam, Anh, Pháp, Singapore.
Mới gần đây lúc chạy xe ở thành phố Los Angeles, Kiều Chinh thấy một điều mà bà chưa từng thấy trước đây: một biển quảng cáo khổng lồ trên đại lộ Sunset với hình ảnh một diễn viên người Việt, cùng tên của một tác giả cũng người Việt. Diễn viên đó là Hoa Xuande, một tài tử quốc tịch Úc thủ diễn vai chính trong bộ phim mới do kênh truyền hình HBO thực hiện, The Sympathizer / Cảm tình viên, là một phiên bản chuyển thể từ tiểu thuyết đoạt giải Pulitzer của nhà văn Nguyễn Thanh Việt.
Loạt phim "The Sympathizer" bắt đầu chiếu trên HBO hôm 14/4, mỗi tuần một tập. VIệt Báo sẽ trích đăng một số ý kiến, bình phẩm của một số người viết từ khắp nơi về loạt phim này, từ nay cho đến khi chiếu hết 7 tập. Loạt bài viết này là quan điểm của các tác giả, không nhất thiết phản ảnh quan điểm của ban biên tập Việt Báo.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.