Hôm nay,  

Hệ Thống Giáo Dục Công Ở Mỹ

13/10/200600:00:00(Xem: 27430)

Hệ Thống Giáo Dục Công Ở Mỹ 

John Nguyễn Đình Chương

Khác với nền giáo dục ở Việt Nam được quyết định hoàn toàn bởi Bộ Giáo Dục Trung Ương, hệ thống Giáo Dục Công Cộng ở Mỹ được soạn thảo và điều hành qua 3 cấp chính quyền: Liên Bang, Tiểu Bang, và Điạ Phương.  Cấp Địa Phương chia ra thành những Học Khu (School District). 

Từ Mẫu Giáo đến Trung Học, chương trình giảng dạy, ngân sách, giáo chức, và những chính sách giáo dục được quyết định bởi những thành viên của Hội Đồng Giáo Dục Học Khu do cử tri trong điạ hạt bầu ra chiếu theo những thẩm quyền pháp định của Học Khu.  Những thẩm quyền pháp định này phải tuân thủ theo luật lệ của Tiểu Bang (California Educational Code) và Liên Bang (No Child Left Behind Act). 

Dù chương trình học mỗi điạ hạt có thể khác nhau, học sinh đòi hỏi trải qua một cuộc thi trắc nghiệm theo một tiêu chuẩn thống nhất (Standardized Testing).  Nếu kết quả của Học Khu nào không đạt tiêu chuẩn thì Học Khu đó có thể không được nhận đủ ngân sách hoặc còn bị những chế tài khác.  Nói cách khác, các Ủy Viên Hội Đồng Giáo Dục của Học Khu có ảnh hưởng lớn lao đến phương hướng và cách phát triễn của học sinh trong Học Khu mình.  Do tầm mức quan trọng như thế, Hội Đồng Giáo Dục rất cần những nhân tài trong Cộng Đồng có khả năng và tư chất để ra ứng cử nhằm đại diện Cộng Đồng để đề ra phương hướng đúng đắn cho sự giáo dục của con em chúng ta.

Ở California, tất cả trẻ em từ 6 đến 18 tuổi được hưởng quyền lợi và trách nhiệm cưỡng bách giáo dục trong các trường công cộng miễn phí, không phân biệt nguồn gốc, chủng tộc, tôn giáo, màu da, tàn tật hoặc thiếu khả năng.  Học Khu chịu trách nhiệm những chương trình giáo dục như sau: Giáo Dục Tổng Quát (General Education), Giáo Dục Đặc Biệt (Special Education), và Giáo Dục Căn Bản cho người lớn (Adult Basic Education). 

Chương trình Giáo Dục Tổng Quát bao gồm: Tiểu Học Cấp 1 từ Mẫu Giáo đến lớp 5 (Elementary School), Cấp 2 từ lớp 6 đến lớp 8 (Middle School), và Cấp 3 từ lớp 9 đến lớp 12 (High School). 

Tùy mỗi Học Khu, chương trình học có thể khác nhau nhưng những môn học chính (core) thường là: Khoa Học (Sinh Vật, Hoá Học, và Vật Lý), Toán Học (Đại Số, Hình Học, và Tiền Tích Phân (pre-calculus)), Tiếng Anh, Khoa Học Xã Hội (Lịch Sử Thế Giới, Lịch Sử Mỹ, Kinh Tế Học, và Chính Trị), và Thể Thao Tổng Quát.  Những môn học phụ tự chọn (elective) như: Nghệ Thuật, Nghệ Thuật Sân Khấu, Giáo Dục Kỹ Thuật, Computer, Thể Thao Chuyên Môn,  Báo Chí, Ngoại Ngữ, v.v.

Thể theo đạo luật “Individuals with Disabilities Education Improvement Act”,  luật pháp qui định giáo dục cho những trẽ em tàn tật, hay là Giáo Dục Đặc Biệt, phải phù hợp với từng cá nhân và tùy thuộc nhu cầu và khả năng của từng em nhằm giúp các em có thể phát triển.  Chương trình giáo dục này cũng hoàn toàn miễn phí.  Khi được liệt vào trẽ em cần giáo dục đặc biệt, các em có thể bắt đầu những chương trình học đặc biệt “Bắt Đầu Sớm” từ 3 tuổi (Early Start Program). 

Trước 3 tuổi, các em củng có thể nhận được sự giúp đỡ qua những chương trình của Regional Center chiếu theo Đạo Luật “Lanterman Act”.  (Không có nghĩa là trên 3 tuổi các em không được nhận giúp đỡ từ Regional Center nữa.  Regional Center cũng chịu trách nhiệm cho các em từ 0 đến 22 tuổi.)  Nếu phụ huynh nhận thấy con em mình không phát triển theo như lứa tuổi thì nên liên lạc với nhà trường ngay để tìm ra một chương trình giáo dục thích hợp hơn cho con em.

Chương trình Giáo Dục Căn Bản cho Người Lớn nhằm giúp những người trên 18 tuổi có cơ hội học thêm kiến thức và kỹ năng cần thiết để thích nghi với sự phát triễn của kinh tế và xã hội.  Những chương trình này có thể do Học Khu tổ chức hoặc được sự phối hợp của nhiều cấp chính quyền khác nhau dựng nên.  Một thí dụ là chương trình dạy nghề Regional Occupation Program (ROP) được rất nhiều đồng hương biết đến.

Dưới đạo luật “No Child Left Behind Act”, tất cả học sinh đều phải được kiểm tra đánh giá trình độ theo một mực thước căn bản mỗi năm.  Đạo Luật này cũng đòi hỏi học sinh và nhà trường phải chứng tỏ có sự tiến bộ mỗi năm.   Những học sinh năm lớp 11 hoặc 12 có thể lấy thêm cái SAT hoặc ACT Test để kiểm tra, đánh giá khả năng của mình để chuẩn bị lên Đại Học.  Nếu đạt được kết quả tốt trong những kỳ thi này, các em sẽ được nhận vào những trường Đại Học có tiếng tăm.  Đối với những học sinh cần giáo dục đặc biệt, những Chương Trình Giáo Dục Cá Nhân (Individualized Education Program hay viết tắt là IEP) cho từng em được lập nên bởi một Nhóm (Team) bao gồm: những chuyên viên giáo dục ở trường và phụ huynh học sinh.  Những IEP này quyết định mục tiêu và nhu cầu cho sự tiến bộ của các em.  Bởi vì tầm quan trọng của những IEP cả về giá trị thiết thực và giá trị pháp lý của nó, tất cả phụ huynh phải lưu ý tham gia và có ý kiến đóng góp trong các IEP này.

Chúng ta đã bàn sơ qua hệ thống giáo dục và quyền lợi mà luật pháp Mỹ bảo vệ cho người Dân.  Ở nước nào củng vậy, giáo dục ở gia đình, ở học đường, và ở xã hội phải liên đới và hỗ tương với nhau nhằm giáo dục, trang bị cho con em một kiến thức làm hành trang vào đời để trở thành người hữu ích cho nhân quần, xã hội.  Sự hiểu biết về nền Giáo Dục Phổ Thông và luật pháp ở Mỹ sẽ giúp cho phụ huynh có thể liên lạc và cộng tác dễ dàng hơn với học đường trong sự nghiệp giáo dục con em chúng ta.  Làm được như thế, con em chúng ta sẽ hưỡng được sự giáo dục và sự quan tâm đầy đủ nhất.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trong bài phát biểu đầu tiên sau khi Hamas tấn công vào Israel vào ngày 7 tháng 10 năm 2023, Tổng thống Joe Biden khẳng định sự hỗ trợ của Hoa Kỳ dành cho Israel là “vững chắc và không lung lay, giống như những gì chúng tôi đã và đang làm kể từ thời điểm Hoa Kỳ là quốc gia đầu tiên công nhận Israel, chỉ 11 phút sau khi quốc gia này thành lập, cách đây 75 năm.” Israel đã tuyên bố quyết tâm tiêu diệt Hamas và phát động một cuộc chiến đẫm máu ở Gaza. Tính đến cuối tháng 11, đã có hơn 14,000 người Palestine thiệt mạng. Chiến tranh cũng đã phá hủy phần lớn Gaza và khiến khoảng 70% dân số ở đây phải sơ tán.
Là người gốc Việt có khả năng làm truyền thanh dòng chính nên khi Việt Nam mở cửa chào đón du khách phương Tây, anh đã về làm phóng sự về sinh hoạt đời sống, về những thay đổi đang diễn ra trên quê hương nguồn cội sau ngày có chính sách “Đổi mới”. Loạt phóng sự đem đến cho anh giải thưởng xuất sắc của Overseas Press Club. Anh cũng còn là một nhà bình luận trong chương trình “All Things Considered” trên hệ thống truyền thanh National Public Radio.
Sách giáo khoa Hoa Kỳ thuật lại câu chuyện về những nhà phiêu lưu thám hiểm châu Âu thành lập các thuộc địa ở “Tân Thế giới” và những câu chuyện về “Lễ tạ ơn đầu tiên” thường miêu tả những người thực dân và những người Mỹ bản địa đang cùng nhau ăn uống chan hòa hạnh phúc. Sách vở ghi chép cuộc chiến giành độc lập của các thuộc địa là một chiến thắng chính đáng. Việc loại bỏ người Mỹ bản địa có thể được nhắc đến như một chú thích đáng buồn, nhưng chiến thắng của tinh thần tiên phong chiếm vị trí trung tâm khiến những chi tiết khác lu mờ.
Hiện nay trên thế giới được cho là có khoảng 10,000 tôn giáo. Hầu hết mọi người đều quen thuộc với những tôn giáo lớn như Cơ đốc giáo, Hồi giáo, Ấn Độ giáo, Phật giáo, v.v… nhưng cũng có hàng trăm triệu người khác tin vào các tín ngưỡng dân gian, tín ngưỡng truyền thống hoặc tín ngưỡng bộ lạc.
Kinh điển Phật giáo buổi sơ thời đề cập đến một số vấn đề quốc tế, kinh tế và chính trị. Khi mục đích chính trong giáo lý của Đức Phật là giải thoát cá nhân ra khỏi các đau khổ đang lan tràn, giáo lý của Ngài cũng thừa nhận sự tương thuộc của cá nhân với xã hội, thể chế chính trị và kinh tế. Giáo lý của Đức Phật đã tìm cách dung hoà những mối quan hệ này một cách xây dựng...
Cho nên vào năm 1955, khi “Một Quốc Gia Vừa Ra Đời” như báo chí Mỹ tuyên dương thì quốc gia ấy đã phải đối diện với bao nhiêu khó khăn khôn lường. Ngân sách của Pháp để lại thì thật eo hẹp, kỹ sư, chuyên viên trong mọi lãnh vực đều hết sức hiếm hoi vì Pháp đã rút đi hầu hết, để lại một lỗ hổng lớn cho cả nển kinh tế lẫn hành chánh, giáo dục, y tế...
Viễn cảnh một ĐBSCL khô hạn và sa mạc hoá, không lẽ đây là “gia tài của mẹ”, một di sản thế hệ này để lại cho các thế hệ con cháu trong tương lai. Đây là cái giá rất đắt mà Việt Nam phải trả cho chuỗi những con đập thuỷ điện thượng nguồn và các dự án chuyển dòng lấy nước từ con sông Mekong, trong đó có con Kênh Phù Nam Techo... Một vấn đề nhức nhối và hết sức trọng đại hiện nay được nhà văn Ngô Thế Vinh, với cái tâm tha thiết luôn hướng về sinh mệnh đất nước và dân tộc Việt Nam, phân tích và nhận định trong bài viết công phu sau. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
✱ NARA: Thượng viện mở cuộc điều tra về Hoạt động Tình báo của Chính phủ nhằm điều tra âm mưu ám sát các nhà lãnh đạo nước ngoài của CIA, và sau 40 năm vào ngày 7.7.2015 bản văn được công khai ✱ NARA: HĐQMCM hội họp tìm cách giải quyết số phận của 2 anh em ông Diệm-Nhu. Quyết định chung cuộc là giết 2 ông Diệm-Nhu. Hội đồng chọn Đại Úy Nhung làm người thi hành lệnh xử tử. ✱ BNG/Đại sứ Lodge: Tướng Khánh nói với tôi chiếc cặp (của ông Diệm) đựng một triệu đô la Mỹ “mệnh giá lớn nhất”. Tướng Minh đã giữ chiếc cặp và chưa bao giờ giao nộp nó. Tướng Minh vào thời gian này đã lấy được 40 ký vàng miếng...
Israel đang tập trung quân đội tại khu vực biên giới giáp với Dải Gaza dự kiến cho một cuộc tấn công trên bộ. Đồng thời, họ cũng đang gấp rút sơ tán các ngôi làng ở gần biên giới với Lebanon vì lo ngại mặt trận thứ hai mở ra ở phía bắc. Hizbullah, một nhóm chiến binh Shia được Iran hậu thuẫn có trụ sở tại Lebanon, từng đụng độ với Israel. Cả hai bên, một nhà báo và ít nhất hai thường dân Lebanon đã thiệt mạng. Iran cảnh báo lực lượng ủy nhiệm sắp tung ra “đòn phủ đầu” chống lại Israel. Trước đây, Hizbullah đã từng tham chiến để ủng hộ Hamas, nhóm chiến binh kiểm soát Gaza. Sự tham gia của họ vào cuộc xung đột hiện tại sẽ đẩy căng thẳng leo thang đáng kể. Vậy Hizbullah là gì và đáng gờm đến mức nào?
"Dự án Kênh Phù Nam tại Cam Bốt do Trung Quốc đỡ đầu, tuy nói là tuyến thủy vận thôi nhưng vẫn có thể là kênh dẫn thủy nhập điền. Trung Quốc có chiến lược khai thác mối hận thù giữa dân tộc Cam Bốt và Việt Nam để chia rẽ họ, đồng thời tài trợ hàng chục tỉ Mỹ kim mua chuộc Lào và Cam Bốt, ràng buộc họ thành con nợ, để cô lập Việt Nam. Bài tham luận này trình bày một chiến lược hoàn toàn mới cho Việt Nam và liên minh chiến lược cho Việt Nam và Cam Bốt để đối phó với Trung Quốc và Lào." Đó là lời Dẫn nhập bài biên khảo về dự án đào kênh Phù Nam của Cam Bốt, bài của kỹ sư Phạm Phan Long, một chuyên gia về Đồng bằng sông Cửu Long. Sau bài viết của nhà văn Ngô Thế Vinh, đây là tiếng chuông cảnh báo thứ hai về vấn đề này. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.