Hôm nay,  

Đại Vận Hà Phù Nam của Vương Quốc Cam Bốt – Âm mưu thâm độc của Bắc Kinh

18/10/202308:38:00(Xem: 1731)
Biên khảo

kenh funan
Mô hình dự án Kênh Phù Nam của Cam Bốt.


Dẫn nhập:
Trung Quốc và Lào tích lũy nước, phù sa và cắt đứt sinh lộ của di ngư trên sông Lancang-Mekong tại các hồ chứa thủy điện của họ, đe dọa sự sinh tồn của Cam Bớt và Việt Nam, nên đã đến lúc Trung Quốc và  Lào phải nhận trách nhiệm. Họ đã gây ra khô hạn cho hạ vực, chịu khát giữa mùa mưa. Ở Cam Bốt khoảng 70% châu thổ hữu ngạn sông Bassac không có nước, Biển Hồ đã mất 56% nước chảy ngược và 20% diện tích đồng lũ. Ở Việt Nam châu thổ sông Cửu Long có nước nhưng là nước mặn xâm nhập không phải nước ngọt. Hai nước hạ du vất vả tranh nhau phần nước mà thượng nguồn tùy tiện để sót lại. Dự án Kênh Phù Nam tại  Cam Bốt do Trung Quốc đỡ đầu, tuy nói là tuyến thủy vận thôi nhưng vẫn có thể là kênh dẫn thủy nhập điền. Trung Quốc có chiến lược khai thác mối hận thù giữa dân tộc Cam Bốt và Việt Nam để chia rẽ họ, đồng thời tài trợ hàng chục tỉ Mỹ kim mua chuộc Lào và Cam Bốt, ràng buộc họ thành con nợ, để cô lập Việt Nam. Bài tham luận này trình bày một chiến lược hoàn toàn mới cho Việt Nam và liên minh chiến lược cho Việt Nam và Cam Bốt để đối phó với Trung Quốc và Lào.

Giới thiệu Kênh Phù Nam / Đại Vận Hà của Vương Quốc Cam Bốt
 
Ủy ban sông Mekong quốc gia Cam Bốt (CB) đã công bố bản thông báo về kế hoạch đào kênh Phù Nam dưới tên Funan Techo Canal, dài 180 km, rộng 80 m tới 100 m, mực nước 4,7 m. Kênh đào này bắt đầu từ sông Mekong, nối sang sông Bassac và hướng ra vịnh Thái Lan. Song song hai bên kênh sẽ có 200 km đường cao tốc kết nối các thị trấn. Khi có hạ tầng cơ sở, phương tiện giao thông và nguồn cung cấp nước, tiềm năng phát triển kinh tế đồng bằng Tây Nam của CB sẽ vực dậy, kênh Phù Nam đã được chính quyền CB đánh giá có khả thi kinh tế rất cao.
    Đại công ty quốc doanh China Communication Construction của Trung Quốc (TQ) đã bí mật thực hiện nghiên cứu khả thi từ hai năm trước. Công trình này sẽ được Belt-and-Road Initiative (BRI) của TQ tài trợ với kinh phí 1,7 tỉ Mỹ kim [1].
    Vào Thế kỷ 13, TQ đã đào Đại Vận Hà dài 1800 km cho dân tộc họ, đến nay vẫn là con kênh dài nhất thế giới, kênh Phù Nam có thể xem là một Đại Vận Hà của Vương Quốc Cam Bốt và dân tộc Khmer.

blank
Hình 1: Kênh Phù Nam, Funan Techo Canal. (Nguồn: Mekong River Commission).
 
Thủ tục duyệt xét dự án Kênh Phù Nam
     
Theo quy định PNPCA của Mekong River Commission (MRC) và Hiệp Định Mekong 1995, CB có trách nhiệm cung cấp báo cáo khảo sát kỹ thuật, Technical Review Report (TRR) với đánh giá tác động môi trường xuyên biên giới (TbEIA/ Environmental Impact Assessment) cho kênh đào Phù Nam của họ [2]. Thủ tục PNCPA của MRC gồm ba giai đoạn: Thông báo-Tham Vấn và Thỏa hiệp [3]. Việt Nam không có trách nhiệm soạn thảo TRR/EIA và nộp cho CB như họ gởi văn thư yêu cầu. VN cũng không thể tự làm được vì không nắm được thiết kế, thông số và quy trình vận hành. Do đó không ai có thể đánh giá dự án này theo khoa học được nếu chỉ có bản Thông báo, Prior Notification rất sơ lược.
 
Tác động môi trường của Kênh Phù Nam
 
TS Brian Eyler, Stimson Center (Mỹ) được Radio Free Asia phỏng vấn đã phát biểu rằng: Dự án kênh đào nhân tạo này có thể là chiếc đinh cuối cùng đóng vào quan tài (Đồng bằng sông Cửu Long), và do đó, cần có nhiều nghiên cứu hơn để hiểu rõ ảnh hưởng của nó. 
    Tính toán đơn giản cho thấy nó sẽ cần ít nhất 77 triệu mét khối nước để lấp đầy kênh Funan khi nó hoàn thành. Nước sẽ được chuyển từ dòng chính sông Mekong và sông Bassac. Lấy thêm nước ra khỏi sông Bassac và dòng chính sông Mekong có thể sẽ hạ thấp mực nước sông Mekong tại Phnom Penh với một lượng không xác định. 
    Điều này sẽ ảnh hưởng đến khả năng đảo ngược dòng chảy Tonle Sap nổi tiếng. Đó là lực đẩy nước hàng năm từ dòng chính sông Mekong chảy ngược vào hồ Tonle Sap. Dòng chảy ngược này giúp cho Hồ Tonle Sap mở rộng gấp năm lần so với mức nước dâng thông thường vào mùa khô. 
    Việc lượng nước Hồ Tonle Sap được mở rộng chính là trái tim tạo ra nhịp đập của sông Mekong. Đó là quá trình then chốt làm cho sông Mekong trở thành ngư trường nội địa lớn nhất thế giới, chiếm 20% sản lượng đánh bắt cá nước ngọt của thế giới. 
    Từ trước đến nay đã có rất nhiều yếu tố tác động rồi, như việc xây đập ở thượng nguồn, khai thác cát, lượng mưa mùa mưa ít dữ dội hơn và các yếu tố khác đang làm giảm khả năng mở rộng lượng nước theo mùa của Hồ Tonle Sap [4].
    Kỹ sư Thuỷ học Đỗ Văn Tùng, P.E., từng là kỹ sư tham vấn cho nhiều công ty Mỹ và Canada, cho rằng: “Nếu con kênh này bắt đầu từ Prek Takeo nối dòng chính sông Mekong và sẽ gặp sông Bassac ở hạ lưu. Sau khi hoàn thành, con kênh dài 180 km này sẽ cần khoảng 80 triệu mét khối nước để thông thương. Sau đó lưu lượng dòng chảy trong kênh sẽ tùy thuộc vào chênh lệch cao độ giữa đầu và cuối con kênh, cùng với ảnh hưởng của thủy triều. Lưu lượng nước này sẽ lấy từ sông Mekong và Bassac. Ảnh hưởng như thế nào ở mỗi mùa đối với Biển Hồ Tonle Sap và ĐBSCL vẫn chưa rõ. Cần phải có một mô hình điện toán về thủy lực [Hydraulic modeling] mới tính được chính xác. Nhưng có một điều chắc chắn là trong mùa khô nước ở ĐBSCL sẽ ít hơn làm vấn đề nhiễm mặn trầm trọng hơn”.
    Ngoài dung tích 77 triệu mét khối dung tích cần có ban đầu, phải tính thêm lượng nước hàng năm các âu tàu phải xả ra là 113 triệu mét khối. Đáng quan tâm hơn nữa là về sau khi có con kênh này rồi, CB có thể đơn phương bơm nước từ kênh này ra tưới khắp châu thổ vùng Takeo suốt lộ trình 180 km cho tới vịnh Thái Lan. Khi đó CB không phải chỉ cắt 113 triệu mét khối mỗi năm không cho về châu thổ Cửu Long như họ thông báo, mà sẽ nhiều lần hơn thế, không thể nào lường được, lúc đó VN có lẽ sẽ bó tay. 
    Kênh Phù Nam sẽ gây tác động nhất định lên Biển Hồ (BH) chính CB phải rất quan tâm vì nhiều năm rồi BH đã bị mất dần nhịp lũ khi thêm kênh Phù Nam cùng chảy với sông Tiền và Hậu ra biển Đông thì liệu nhịp lũ cho Biển Hồ còn tồn tại được không? 

blank
 Hình 2: Tình trạng khô hạn giữa mùa mưa (Nguồn:Stimson Center).
 
Thật vậy, nhóm nghiên cứu của TS Samuel De Xun Chua, Department of Geography, National University of Singapore đã khảo sát nhịp lũ suốt 60 năm tại BH và công bố tình trạng suy thoái như sau:
    “Chúng tôi thấy rằng … thời gian mùa lũ đã giảm khoảng 26 ngày (Kampong Cham) và 40 ngày (Chaktomuk), mùa lũ bắt đầu muộn hơn và kết thúc sớm hơn nhiều. Dọc sông Tonle Sap, dòng chảy ngược trung bình hàng năm từ sông Mê Kông đến hồ Tonle Sap đã giảm 56,5 %, từ 48,7 km3 năm 1962–1972 xuống còn 31,7 km3 năm 2010-2018. Kết quả là mực nước mùa mưa tại hồ Tonle Sap giảm 1,05 m trong năm 2010-2019 so với năm 1996-2009, tương ứng với diện tích hồ giảm 20,6 %” [5].

Phạm vi nghiên cứu đánh giá tác động môi trường cần thiết cho Kênh Phù Nam
 
Báo cáo đánh giá tác động môi trường xuyên biên giới phải xét tác động tích hợp của kênh Phù Nam cùng với hoạt động của các đập thủy điện trong toàn lưu vực qua các tình huống mưa nhiều cũng như khô hạn. Vận chuyển trên kênh phải tùy vào mực nước ấy. Phạm vi nghiên cứu cần phải có Biển Hồ, lưu vực Tonle Sap ở CB và ĐBSCL ở VN, từ Nam Vang theo các dòng nước ra biển Đông vì đó là một hệ sinh thái không thể tách riêng khi khảo sát ảnh hưởng tác động môi trường.
 
Chiến lược Việt Nam đối với Cam Bốt và MRC cho Kênh Phù Nam
 
Việt Nam có khá nhiều phương cách ràng buộc CB tuân theo các thủ tục của MRC để kiểm soát kênh Phù Nam. Giới hạn trọng tải tàu thuyền trên kênh Phù Nam theo đúng công bố của CB là 1000 DWT. Nam Vang sẵn có hai thương cảng, có khả năng cho tàu 2000 DWT và 5000 DWT ra vào nên CB sẽ vẫn cần vận chuyển tàu bằng sông Tiền và có thể cả sông Hậu. Do đó VN có tư thế thảo luận với CB với tiếng nói trọng lượng.
    Về chiến lược, đối với Mekong River Commission (MRC), VN và CB đều không có chiến lược lớn nên chưa hề ngăn được một con đập nào mà đã mất nhịp lũ, phù sa và nông ngư sản, thậm chí còn cảnh hạn hán giữa mùa mưa, xâm mặn và sói lở ngày càng sâu. MRC đã trở thành cao tốc thông thoáng cho các đập Xayaburi, Don Sa Hong, Pak Lay, Pak Beng, Sanakham và Luang Prabang của Lào lần lượt được MRC thông qua, có TQ và Thái Lan sẵn sàng tài trợ và cố vấn.

blank
Hình 3: Vị trí những con đập trên Lancang Mekong (Nguồn: The Third Pole).

Với kênh Phù Nam, VN có thể đặt CB trước trách nhiệm bảo vệ lưu vực đúng theo năm Thủ tục và Hướng dẫn MRC đã thông qua, đặc biệt nhất là cho dòng chính với Procedures for the Maintenance of Flows on the Mainstream:
    Thông báo đến thỏa hiệp (PNPCA). Theo dõi, báo cáo vận hành kênh đào, không vi phạm những thông số giới hạn đã quy định (PWUM). Bảo trì lưu lượng cần thiết tại dòng chính theo từng tháng (PMFM) Mekong và Bassac. Xem Hình 4, kênh Phù Nam sẽ không được chuyển nước gây xâm phạm vào lượng nước cung cấp cho hạ du sử dụng và đáp ứng nhu cầu sinh thái.
    Bảo vệ phẩm chất nước sông (PWQ). Cung cấp thông tin và số liệu quan trắc (PDIES).
 
blank 
Hình 4: Đường màu đỏ là mức nước dòng chính cần phải ̃bảo vệ theo PMFM.
 
Nếu CB tuân theo những hướng dẫn ghi trên, nhất là PMFM cho Châu Đốc, Tân Châu và Biển Hồ, cùng với các tác động môi sinh có biện pháp giảm thiểu được, thì cơ hội hợp tác hai nước cho kênh Phù Nam thành sự thật, không phải không thể.
 
Chiến lược toàn diện lâu dài cho Cam Bốt và Việt Nam đối với Trung Quốc
 
Từ 1995 TQ đã kích thích sự chia rẽ giữa hai dân tộc, CB-VN không hậu thuẫn cho nhau để TQ và Lào dễ dàng khai thác thủy điện trên dòng Mekong. TQ dẫn dắt Lào biến họ trở thành bình điện của Đông Nam Á. Kết quả trước mắt CB và VN hưởng ít lợi nhất nhưng gánh tất cả thiệt thòi, tình trạng bất công này vi phạm tôn chỉ của Công ước Liên Hiệp quốc 1997 cho các dòng sông quốc tế [6]. Nguyên tắc không gây nguy hại (Do no harm) và chia sẻ công bằng hợp lý (Equitable and Reasonable Utilization) giữa các nước không được thực hiện mà tổ chức MRC nghiễm nhiên đi ngược với tôn chỉ của HĐ 1995 lập ra tổ chức này. 
    Kênh Phù Nam có thể là cái đinh cuối trên nắp quan tài ĐBSCL theo quan sát của TS Brian Eyler [6]. Thực ra chính TQ đã đem quan tài này cho CB và VN xô đẩy nhau ngã vào. Kênh Phù Nam với quyết tâm của  CB có lẽ sẽ tiến hành, VN có thể phản đối như từng phản đối các dự án của Lào, nhưng nếu thỏa hiệp được với CB cùng bảo vệ BH và ĐBSCL dựa vào các thủ tục MRC quy định nói trên có lẽ thiết thực hơn.  
    Trước dự án kênh Phù Nam, CB và VN cần tìm cách hợp tác và tránh gây tranh chấp. Đừng cho TQ khai thác cơ hội biến Phù Nam thành biểu tượng xung đột giữa hai dân tộc. CB và VN đều phải nhận thấy âm mưu thâm độc của TQ và nhảy ra khỏi cỗ quan tài Made-in-China bằng một liên minh chiến lược toàn diện bảo vệ quyền lợi cho phần lưu vực chung cho cả hai nước CB-VN.
    Mục đích hợp tác chiến lược ở mức cấp cao nhất cho hai nước là cùng làm bản tuyên ngôn chung “Không chấp nhận cho thêm con đập nào nữa”, và “Yêu cầu giới hạn hoạt động các đập thượng nguồn để bảo vệ và phục hồi nhịp lũ cho môi sinh Biển Hồ, vựa cá của dân tộc CB và ĐBSCL, vựa thóc của dân tộc VN”.

blank
Hình 5: Vị trí các con đập trên toàn lưu vực Lancang Mekong (Nguồn: Stimson Center)
 
Trong tương lai xa, hai nước cần nhắm tới một hiệp ước toàn lưu vực, đầy đủ và chặt chẽ hơn HĐ 1995, đó là “Lancang-Mekong Initiative” hay “Lancang-Mekong River Treaty” theo Công ước 1997 của Liên Hiệp quốc [7] và lập quỹ “Lancang-Mekong Fund” để trợ giúp dân cư khắp lưu vực chia sẻ lợi ích và đền bù thiệt hại công bằng cho họ.
 

Ks Phạm Phan Long, P.E.

Chairman, Viet Ecology Foundation

(October 10, 2023)


Nguồn tham khảo:


[1] Report 202381_CNMC-MRC_Funan-Techo-Canal-Notification


[2] https://www.mrcmekong.org/resource/aqrsbk


[3] https://www.mrcmekong.org/assets/Publications/95MA-Hb.pdf


[4] https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/funan-canal-in-cambodia-the-final-nail-in-the-coffin-of-the-mekong-delta-10032023123358.html


[5] HESS – Drastic decline of flood pulse in the Cambodian floodplains (Mekong River and Tonle Sap system) (copernicus.org)


[6] https://legal.un.org/ilc/texts/instruments/english/conventions/8_3_1997.pdf


[7] http://vietecology.org/article/article/64

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trong bài phát biểu đầu tiên sau khi Hamas tấn công vào Israel vào ngày 7 tháng 10 năm 2023, Tổng thống Joe Biden khẳng định sự hỗ trợ của Hoa Kỳ dành cho Israel là “vững chắc và không lung lay, giống như những gì chúng tôi đã và đang làm kể từ thời điểm Hoa Kỳ là quốc gia đầu tiên công nhận Israel, chỉ 11 phút sau khi quốc gia này thành lập, cách đây 75 năm.” Israel đã tuyên bố quyết tâm tiêu diệt Hamas và phát động một cuộc chiến đẫm máu ở Gaza. Tính đến cuối tháng 11, đã có hơn 14,000 người Palestine thiệt mạng. Chiến tranh cũng đã phá hủy phần lớn Gaza và khiến khoảng 70% dân số ở đây phải sơ tán.
Là người gốc Việt có khả năng làm truyền thanh dòng chính nên khi Việt Nam mở cửa chào đón du khách phương Tây, anh đã về làm phóng sự về sinh hoạt đời sống, về những thay đổi đang diễn ra trên quê hương nguồn cội sau ngày có chính sách “Đổi mới”. Loạt phóng sự đem đến cho anh giải thưởng xuất sắc của Overseas Press Club. Anh cũng còn là một nhà bình luận trong chương trình “All Things Considered” trên hệ thống truyền thanh National Public Radio.
Sách giáo khoa Hoa Kỳ thuật lại câu chuyện về những nhà phiêu lưu thám hiểm châu Âu thành lập các thuộc địa ở “Tân Thế giới” và những câu chuyện về “Lễ tạ ơn đầu tiên” thường miêu tả những người thực dân và những người Mỹ bản địa đang cùng nhau ăn uống chan hòa hạnh phúc. Sách vở ghi chép cuộc chiến giành độc lập của các thuộc địa là một chiến thắng chính đáng. Việc loại bỏ người Mỹ bản địa có thể được nhắc đến như một chú thích đáng buồn, nhưng chiến thắng của tinh thần tiên phong chiếm vị trí trung tâm khiến những chi tiết khác lu mờ.
Hiện nay trên thế giới được cho là có khoảng 10,000 tôn giáo. Hầu hết mọi người đều quen thuộc với những tôn giáo lớn như Cơ đốc giáo, Hồi giáo, Ấn Độ giáo, Phật giáo, v.v… nhưng cũng có hàng trăm triệu người khác tin vào các tín ngưỡng dân gian, tín ngưỡng truyền thống hoặc tín ngưỡng bộ lạc.
Kinh điển Phật giáo buổi sơ thời đề cập đến một số vấn đề quốc tế, kinh tế và chính trị. Khi mục đích chính trong giáo lý của Đức Phật là giải thoát cá nhân ra khỏi các đau khổ đang lan tràn, giáo lý của Ngài cũng thừa nhận sự tương thuộc của cá nhân với xã hội, thể chế chính trị và kinh tế. Giáo lý của Đức Phật đã tìm cách dung hoà những mối quan hệ này một cách xây dựng...
Cho nên vào năm 1955, khi “Một Quốc Gia Vừa Ra Đời” như báo chí Mỹ tuyên dương thì quốc gia ấy đã phải đối diện với bao nhiêu khó khăn khôn lường. Ngân sách của Pháp để lại thì thật eo hẹp, kỹ sư, chuyên viên trong mọi lãnh vực đều hết sức hiếm hoi vì Pháp đã rút đi hầu hết, để lại một lỗ hổng lớn cho cả nển kinh tế lẫn hành chánh, giáo dục, y tế...
Viễn cảnh một ĐBSCL khô hạn và sa mạc hoá, không lẽ đây là “gia tài của mẹ”, một di sản thế hệ này để lại cho các thế hệ con cháu trong tương lai. Đây là cái giá rất đắt mà Việt Nam phải trả cho chuỗi những con đập thuỷ điện thượng nguồn và các dự án chuyển dòng lấy nước từ con sông Mekong, trong đó có con Kênh Phù Nam Techo... Một vấn đề nhức nhối và hết sức trọng đại hiện nay được nhà văn Ngô Thế Vinh, với cái tâm tha thiết luôn hướng về sinh mệnh đất nước và dân tộc Việt Nam, phân tích và nhận định trong bài viết công phu sau. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
✱ NARA: Thượng viện mở cuộc điều tra về Hoạt động Tình báo của Chính phủ nhằm điều tra âm mưu ám sát các nhà lãnh đạo nước ngoài của CIA, và sau 40 năm vào ngày 7.7.2015 bản văn được công khai ✱ NARA: HĐQMCM hội họp tìm cách giải quyết số phận của 2 anh em ông Diệm-Nhu. Quyết định chung cuộc là giết 2 ông Diệm-Nhu. Hội đồng chọn Đại Úy Nhung làm người thi hành lệnh xử tử. ✱ BNG/Đại sứ Lodge: Tướng Khánh nói với tôi chiếc cặp (của ông Diệm) đựng một triệu đô la Mỹ “mệnh giá lớn nhất”. Tướng Minh đã giữ chiếc cặp và chưa bao giờ giao nộp nó. Tướng Minh vào thời gian này đã lấy được 40 ký vàng miếng...
Israel đang tập trung quân đội tại khu vực biên giới giáp với Dải Gaza dự kiến cho một cuộc tấn công trên bộ. Đồng thời, họ cũng đang gấp rút sơ tán các ngôi làng ở gần biên giới với Lebanon vì lo ngại mặt trận thứ hai mở ra ở phía bắc. Hizbullah, một nhóm chiến binh Shia được Iran hậu thuẫn có trụ sở tại Lebanon, từng đụng độ với Israel. Cả hai bên, một nhà báo và ít nhất hai thường dân Lebanon đã thiệt mạng. Iran cảnh báo lực lượng ủy nhiệm sắp tung ra “đòn phủ đầu” chống lại Israel. Trước đây, Hizbullah đã từng tham chiến để ủng hộ Hamas, nhóm chiến binh kiểm soát Gaza. Sự tham gia của họ vào cuộc xung đột hiện tại sẽ đẩy căng thẳng leo thang đáng kể. Vậy Hizbullah là gì và đáng gờm đến mức nào?
Trong công cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp để giành lại chủ quyền cho dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ cho đất nước Việt Nam, tiền nhân của chúng ta đã gian khổ cùng một lòng đánh đuổi bọn xâm lăng ra khỏi mảnh đất thân yêu mà Tổ tiên ta đã bao đời dầy công gầy dựng. Cho nên nhìn lại dòng lịch sử dân tộc từ Bắc vào Nam ở đâu và lúc nào cũng có những vị anh hùng dân tộc đứng lên liều mình cứu nước chống giặc ngoại xâm...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.