Hôm nay,  

Suy Niệm Trên Đường Đời: Vô Tình

11/25/200000:00:00(View: 6046)
* Lm. Joseph Nguyễn Thanh Sơn, DCCT
Ngày kia, có một đan viện phụ Công giáo tìm đến một vị tu sĩ Ấn giáo tại chân núi Hy-mã-lạp-sơn. Với tất cả ưu tư phiền muộn, vị đan viện phụ trình bày về tình trạng bi đát của tu viện do ông điều khiển.

Trước kia, tu viện này là một trong những trung tâm Công giáo thu hút không biết bao nhiêu khách hành hương. Nhà nguyện lúc nào cũng vang lên tiếng ca hát của các tu sĩ và giáo dân đến từ khắp nơi. Các căn phòng lúc nào cũng có người ở...

Nay tu viện gần như trở thành một ngôi chùa trống vắng. Làn sóng những người trẻ tìm đến tu viện hầu như tắt lịm. Nhà nguyện thưa thớt kẻ ra người vào. Một số nhỏ tu sĩ còn lại sống trong uể oải, buông thả...

Vị viện phụ muốn hỏi nhà tu sĩ Ấn giáo rằng đâu là nguyên nhân đã đưa đến tình trạng này" Phải chăng vì một tội lỗi tày đình nào đó mà bàn tay Chúa đã đè nặng trên cộng đoàn"

Sau khi nghe đức viện phụ kể lể, vị tu sĩ Ấn giáo mới ôn tồn nói: "Cái tội đã và đang xảy ra trong cộng đoàn, đó là tội vô tình."

VÔ TÌNH là sự thờ ơ, lãnh đạm (the indifference), tức không có một chút tình nghĩa nào đối với người khác, nhất là đối với kẻ đang sống ngay bên cạnh mình, trong gia đình, trong dòng tu, trong giáo hội.

Đan viện kia hầu như không còn ý nghĩa để tồn tại nữa, vì các thành viên sống trong bốn bức tường của nó đã và đang "vô tình" đối với nhau. Các tu sĩ của đan viện ấy không còn lý do để hiện diện trong đời sống tận hiến nữa, vì họ đã "vô tình" đối với đồng môn.

Vị tu sĩ Ấn giáo giải thích thêm: "Đấng Cứu Thế đã cải trang thành một người giữa chư vị, nhưng chư vị đã vô tình không nhận ra Ngài."

Chúng ta "vô tình" không nhận ra Thượng Đế ở nơi tha nhân, vì thế chúng ta "lạnh lẽo" đối với nhau, tựa "đêm đông lạnh lẽo Chúa sinh ra đời" ở Be-lem vào 2000 năm trước.

Chúng ta "vô tình" không nhận ra nhau là con cái của cùng một Cha trên trời, nên chúng ta khước từ nhau, loại bỏ nhau, kể cả giết nhau, như thảm kịch đang diễn ra tại chính Quê Hương trần thế của Đức Yêsu.

VÔ TÌNH là căn bệnh ung thư chúng ta phải cắt bỏ đi, hầu trần gian này trở nên nơi chốn con người hạnh phúc sống trong yêu thương, tình nghĩa, và hòa bình với nhau.

(Tu Viện Majella, Baldwin Park, CA, Nov. 22, 2000)

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Sau khi bị cướp và về đến nhà sáng ngày 1/8, tôi viết vội lá đơn tố cáo gửi đi các nơi, vội vàng ăn cơm để chuẩn bị cho chuyến đi Thái Bình vì về tâm linh một khi đã hứa đi thắp hương viếng ai đó thì không thể không đi, nếu không sẽ không được như ý... ngó nghiêng một lúc không thấy có đuôi nào bám theo, tôi đi xe ôm ra bến xe
Muốn giữ vẹn đạo làm con thì bất cứ ai hễ là con người thì cũng phải lo tròn chữ HIẾU. Đặc biệt, trong nền luân lý Đông phương nói chung và Việt nam nói riêng, chữ Hiếu được xem là trọng yếu. Như chúng ta đều biết, Hiếu là tình cảm yêu thương tha thiết đậm đà, thiêng liêng cao quý của con cái
Những sự xúc động, những tình cảm vui buồn bởi cách cư xử đối với nhau khó mà cảm nhận rõ ràng trong những lúc bình thường chưa có biến cố gì, hoặc nếu có thì chỉ sơ sơ thôi, thì cái tình thương yêu, lòng hiếu thảo, điều ân nghĩa, cùng mọi sự ăn năn, hối hận đối với người thân như cha mẹ, vợ chồng, con cháu, họ hàng, bạn bè v...v… ít
Khu vực tôi ở có một con đường hai hàng thông cổ thụ, tàn lá giao nhau như lọng che, vừa tạo nét đặc thù, vừa luôn luôn cho bóng mát. Tôi lò dò mua căn nhà ở đây cũng vì cái lọng che lồng lộng giữa không gian, thoảng hương thông ngan ngát này. Có lẽ cũng vì con đường đẹp và râm mát nên rất nhiều người đi bộ chọn đi ngang đây. Tôi nghĩ
Tháng bảy hằng năm là ngày giổ của mẹ và năm nào cũng vậy, cứ đến ngày này ở Phan Thiết, cả gia đình xa gần tụ họp về căn nhà cũ, để cùng ôn lại quảng đời cơ cực của mẹ mà khóc. Riêng tôi, đời tên lính già biệt xứ, không nhà, mất nước, từ lâu chỉ còn biết rửa mặt bằng lệ mắt, để thay cho lòng hối hận của một đứa con
Ni-sư Chân Phước, vị nữ tu mà tôi yêu quý như mẫu thân, là một người tài hoa nhưng rất khiêm nhường, trầm lặng. Ni-sư là tác giả tập thơ “Đường Về”,
Đây là câu kết bài thơ không đề của Liên Ẩn Thiền Sư. Nội dung bài thơ rất đơn giản, ngôn từ mộc mạc, thân thương như những lời nhắc nhở của thầy với trò, của cha mẹ với con cái, của bằng hữu với thân quen .... tùy người đọc đứng ở góc độ nào cũng cảm nhận được năng lượng truyền từ đối tượng mình. Bài thơ chỉ có thế
Suốt chặng đường đời, trong chúng ta, biết bao lần đã cất bước đi về   Đông, tạt qua Tây, xuống Nam, lên Bắc; chúng ta đi vì đủ mọi lý do, vì nhu cầu, vì hoàn cảnh, vì sự đẩy đưa của tình thế, vì cả sự tò mò, mạo hiểm ...... Nhưng chúng ta được sinh ra, rồi đến và đi như mơ, cõi ta-bà là một giấc mơ dài, là một cơn đại mộng
- Thời còn cắp sách đến trường trung học, tôi mê nhất cuốn tiểu thuyết dã sử Tiêu Sơn Tráng Sĩ của Khái Hưng
Có một vấn đề vô cùng quan trọng và cũng hết sức gần gủi với nếp sống đạo đức luân lý
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.