Hôm nay,  

Một Chuyến Về Thái Bình 1/8/2006

05/08/200600:00:00(Xem: 23667)

(Tiếp theo lá đơn tố cáo ngày 1/8)

Sau khi bị cướp và về đến nhà sáng ngày 1/8, tôi viết vội lá đơn tố cáo gửi đi các nơi, vội vàng ăn cơm để chuẩn bị cho chuyến đi Thái Bình vì về tâm linh một khi đã hứa đi thắp hương viếng ai đó thì không thể không đi, nếu không sẽ không được như ý... ngó nghiêng một lúc không thấy có đuôi nào bám theo, tôi đi xe ôm ra bến xe phía nam và bắt xe bus chất lượng cao tiến thẳng hướng Thái Bình.

Khoảng 2 tiếng đồng hồ, xe đến bến Quỳnh Côi, tại đây tôi thuê xe ôm đi về hướng Tây Giang-Tiền Hải, nơi đó là quê cụ Trần Độ! khoảng 20 km thì đến nơi, hỏi thăm một hồi mất khoảng 15' thì chúng tôi cũng được gặp gỡ họ hàng trong gia đình cụ, Anh cháu ruột của cụ dẫn chúng tôi sang nhà thờ nơi đặt bài vị của cụ, gặp em út của cụ là Bà Xuyến. Bà xuyến rất vui mừng khi chúng tôi đến, bà chu đáo mời nước, trò chuyện về Cụ Trần Độ, các thời kỳ tham gia cách mạng, bà cho biết chị cả của bà khi bị bắt vào tù hoả lò đã hi sinh, tôi nghe cụ nói không rõ hình như chị cả của bà là người cùng phòng giam với vợ đầu của Ông Võ nguyên Giáp... và sau cùng bà dẫn chúng tôi đến nơi thờ tự, thắp hương cho cụ Trần Độ và chúng tôi cầu mong cụ phù hộ, độ trì cho toàn thể mọi người đấu tranh dân chủ trong và ngoài nước.

Chia tay Bà Xuyến với tâm trạng như mình vừa rời xa những người yêu quý nơi quê nhà và chắn chắn có dịp trở lại, khi ra khỏi cổng Bà Xuyến có dặn khi nào rỗi về chơi, Bà còn nói thêm: các anh em nhà văn, cựu chiến binh, bạn bè của cụ Độ cũng thường xuyên đến chơi nhất là những dịp 7/5 ngày chiến thắng Điện biên, ngày lễ, Tết...

Trở lại TP Thái Bình, ghé thăm nhà đấu tranh dân chủ Trần anh Kim và có dịp trò chuyện cùng tác giả của những bài viết gây tác động không nhỏ đến phong trào đấu tranh cho nguyện vọng tự do, dân chủ, nhân quyền trên cả nước. Ông cho biết hiện nay ông làm việc thực sự như là công bộc của dân: Viết đơn, đưa đơn của những người dân thấp cổ bé họng đến các cơ quan công quyền để đấu tranh quyết liệt đòi công lý cho nhân dân. Ông cho biết công việc nhiều khó khăn và ông hy vọng mọi người trong và ngoài nước cùng giúp đỡ chia sẻ những khó khăn này, kể cả những giúp đỡ bằng tinh thần và vật chất.

Lúc chia tay ông đề tặng trên trang nhất, tặng cho tôi và ông Nguyễn thanh Giang (người mà ông kính trọng, coi như một người anh, tiên phong đi trước trong trào lưu dân chủ... như nội dung đề tặng trên quyển sách) mỗi người 1 "Hồi ký" về những trận đánh hào hùng ngày trước của ông trong đó có cả các câu chuyện chống Bành trướng Trung quốc.

Lúc này đã muộn, không kịp xe về Hà nội nên tôi quyết định đến khách sạn ngủ qua đêm để sáng mai về, và một lần nữa tôi lại bị tước đoạt nhân quyền, tài sản... Số là do mãi chuyện trò với ông bạn giáo viên C500 lúc 23h (mà tôi có dịp nói ở trong đơn tố cáo) ông ta có số điện thoại khách sạn nơi tôi đang ngủ và thế là lộ mặt Mr. Chỉ điểm (Cụ nhà văn NH ơi, cụ có hay! hoặc giả nỗi kính nhi viễn chi của cụ khi lật đật quay xe đứng từ xa mà vái sống Ông Vũ thư Hiên vào những năm 60 lại còn truyền được đến nay). Thế là đúng 1h30 sáng 2/8 cả chục công an (an ninh và cảnh sát) TP Thái Bình xông vào phòng khách sạn nơi tôi đang ngủ dựng cổ tôi dậy với lý do khám hành chính, và sau đó dù chẳng có bất cứ cái gì khiến họ có cớ để hỏi tội tôi, nhưng họ vẫn cứ mời "mồm" tôi về trụ sở để nói chuyện" Thế đấy nhân quyền, tự do ở Việt nam chẳng có gì sất dưới sự độc tôn, độc tài toàn trị của cộng sản.

Vào phòng trực ban, ngồi nói chuyện dông dài (mà thực chất là cuộc hỏi cung của các các bộ an ninh) tôi phản đối không nói chuyện nếu họ cứ ghi là "Biên bản ghi lời khai" vì tôi chẳng có nghĩa vụ gì khai khót với họ. Nhưng thấy cái cách ăn nói và thái độ khổ sở của họ tôi cũng đành chịu trận cho mọi việc êm thấm, giúp cho họ đỡ khó khăn với cấp trên. Và thế là mọi người cùng vui vẻ, họ cũng vào hùa với tôi thảo luận tố cáo tham nhũng kể cả việc là vừa đá bóng vừa thổi còi trên Trung ương (Anh em công an có cái hay là nói năng vô tư kể cả chửi rủa cái cây đang tự mình rào vì nếu ai biết thì họ có thể nói đó là biện pháp nghiệp vụ để moi tin từ đối tượng vì phải làm ra vẻ giống đối tượng để khai thác, nhưng tôi tin là họ nói thật lòng mình!)

 Họ cũng tố cáo mua quan bán chức, tố cáo những chính sách của nhà nước gây thiệt hại cho dân... và họ cũng nói chúng tôi phải "ăn cây nào, rào cây ấy" phải bảo vệ cái cây đó, tôi thì khác phân tích lại cho họ rằng chính nhân dân mới là người trả lương cho họ chứ không ai khác, đảng của họ còn đang "ăn không ăn hỏng" của dân đó thôi vì tiền của đảng được lấy từ ngân sách nhà nước do dân đóng thuế! Sau khoảng 8 tiếng đồng hồ nói chuyện với hàng vài chục công an các loại... với các tiếng cười sảng khoái và làm xong biên bản ghi lời khai (thực chất là kể lại việc về Thái Bình), họ có ép tôi viết không được gặp ông Trần anh Kim nữa nhưng sau khi đôi co với nhau cả hai bên đồng ý ghi: "Tôi đã nhận được lời cảnh báo không được gặp ông Trần anh Kim từ công an Thái Bình, tôi sẽ xem xét, nghiên cứu để thực hiện" và họ cũng hồn nhiên tịch thu 2 quyển hồi ký chả có lý do gì hết, việc này là vi phạm nghiêm trọng nhân quyền, vi phạm pháp luật.

Sau rồi Ông trưởng công an mời thuốc nước và tôi cũng giới thiệu về quán Kim Ngân Ngự Thiện của mình, hoá ra họ cũng biết và cũng ủng hộ tôi hồi tôi khiếu kiện. Đích thân ông trưởng công an gọi xe cho tôi và sai 1 công an đi cùng tôi về Hà nội, ông dặn đi dặn lại là đừng xuống xe giữa chừng vì hôm qua là đủ lắm rồi: Tôi làm mất ngủ hàng chục công an, hàng bao nhiêu người trong cả nghành bưu điện (họ cắt điện thoại tạm thời, nhưng phạm pháp, số 0903433391 của công ty tôi, vậy mọi công ty nước ngoài khi vào việt nam theo WTO sẽ phải coi chừng vì ở Việt nam chỉ nói chuyện điện thoại dính đến từ Dân chủ sẽ bị cắt điện thoại, hết đường làm ăn!)..., nhưng lỗi này do ai vậy nhỉ" 9h00 tôi mới được phép đi về Hà nội, cả đêm mất ngủ, không được ăn sáng, vệ sinh gì cả nên người ngợm chả khác gì con cá mắm, nhưng lại thấy sảng khoái vì đã làm được việc mà mình tâm niệm.

Trên đường đi nghĩ về việc A42 mà trực tiếp là ông Năm - trưởng phòng chỉ đạo cướp xe, cướp hương, hoa... của chúng tôi, Tôi không hiểu ông Năm luôn tâm niệm làm theo cách con nhà Phật (Ông nói khi gặp tôi ở số 7 Nguyễn đình Chiểu) mà lại ngăn chặn việc thắp hương cho cụ Trần Độ thì không hiểu ông có sợ báo oán không" Bó hương (nhang) mà ông cướp của tôi sẽ dành cho ai vậy" hay là cho chính ông, hả ông Năm" Nếu ông thấy ngại thì hãy chia bó hương đó cho anh em dưới quyền ông để đến ngày giỗ cụ Trần Độ mà đem ra thắp để hoá giải cái việc làm thất đức của ông, để xin tha thứ... còn cái chân hương thì tuỳ tâm các ông vậy, chúng tôi luôn lấy ân trả oán, luôn mong các ông hãy là người chiến sĩ công an của nhân dân theo đúng tên gọi, đúng nghĩa "Công an nhân dân" chứ không phải là cái loại:

"Một đời làm Lại (sai nha,...)

Tam đại dở hơi..."

Và còn cái xe ôtô của tôi, các ông cướp rồi giờ giải quyết ra sao" Các ông đừng quá đáng với chúng tôi như thế, hãy nhớ lại các việc làm chính đáng của nhân dân ngày xưa đó là các tổ tự phát: "Diệt gian, trừ ác!" mà ngay cả chính phong trào Việt minh thời đó cũng không quản lý được, đừng đẩy nhân dân đến bước đường cùng, toàn dân trong đó có các ông hãy ôn hoà tranh đấu cho Việt nam đến dân chủ, phú cường.

Mong lắm thay!

Hà nội, 3/8/2006.

Nguyễn phương Anh

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Muốn giữ vẹn đạo làm con thì bất cứ ai hễ là con người thì cũng phải lo tròn chữ HIẾU. Đặc biệt, trong nền luân lý Đông phương nói chung và Việt nam nói riêng, chữ Hiếu được xem là trọng yếu. Như chúng ta đều biết, Hiếu là tình cảm yêu thương tha thiết đậm đà, thiêng liêng cao quý của con cái
Những sự xúc động, những tình cảm vui buồn bởi cách cư xử đối với nhau khó mà cảm nhận rõ ràng trong những lúc bình thường chưa có biến cố gì, hoặc nếu có thì chỉ sơ sơ thôi, thì cái tình thương yêu, lòng hiếu thảo, điều ân nghĩa, cùng mọi sự ăn năn, hối hận đối với người thân như cha mẹ, vợ chồng, con cháu, họ hàng, bạn bè v...v… ít
Khu vực tôi ở có một con đường hai hàng thông cổ thụ, tàn lá giao nhau như lọng che, vừa tạo nét đặc thù, vừa luôn luôn cho bóng mát. Tôi lò dò mua căn nhà ở đây cũng vì cái lọng che lồng lộng giữa không gian, thoảng hương thông ngan ngát này. Có lẽ cũng vì con đường đẹp và râm mát nên rất nhiều người đi bộ chọn đi ngang đây. Tôi nghĩ
Tháng bảy hằng năm là ngày giổ của mẹ và năm nào cũng vậy, cứ đến ngày này ở Phan Thiết, cả gia đình xa gần tụ họp về căn nhà cũ, để cùng ôn lại quảng đời cơ cực của mẹ mà khóc. Riêng tôi, đời tên lính già biệt xứ, không nhà, mất nước, từ lâu chỉ còn biết rửa mặt bằng lệ mắt, để thay cho lòng hối hận của một đứa con
Ni-sư Chân Phước, vị nữ tu mà tôi yêu quý như mẫu thân, là một người tài hoa nhưng rất khiêm nhường, trầm lặng. Ni-sư là tác giả tập thơ “Đường Về”,
Đây là câu kết bài thơ không đề của Liên Ẩn Thiền Sư. Nội dung bài thơ rất đơn giản, ngôn từ mộc mạc, thân thương như những lời nhắc nhở của thầy với trò, của cha mẹ với con cái, của bằng hữu với thân quen .... tùy người đọc đứng ở góc độ nào cũng cảm nhận được năng lượng truyền từ đối tượng mình. Bài thơ chỉ có thế
Suốt chặng đường đời, trong chúng ta, biết bao lần đã cất bước đi về   Đông, tạt qua Tây, xuống Nam, lên Bắc; chúng ta đi vì đủ mọi lý do, vì nhu cầu, vì hoàn cảnh, vì sự đẩy đưa của tình thế, vì cả sự tò mò, mạo hiểm ...... Nhưng chúng ta được sinh ra, rồi đến và đi như mơ, cõi ta-bà là một giấc mơ dài, là một cơn đại mộng
- Thời còn cắp sách đến trường trung học, tôi mê nhất cuốn tiểu thuyết dã sử Tiêu Sơn Tráng Sĩ của Khái Hưng
Có một vấn đề vô cùng quan trọng và cũng hết sức gần gủi với nếp sống đạo đức luân lý
Là truyền nhân dòng Thiền Vân Môn Trung Hoa từ Thiền Sư Phật Nguyên, Thầy Trí Châu hiện đang hoằng pháp ở Quận Cam
CTA BACK TO SCHOOL BANNER
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.