Hôm nay,  

Cái Nón Đưa Đường Trúng Số Độc Đắc

16/02/201100:00:00(Xem: 11136)

Vào ngày 23 tháng Chạp năm Mậu Tuất (1959), đơn vị chúng tôi được Tư Lệnh Quân Khu V đồn trú tại Cần Thơ yêu cầu biệt phái một phi tuần nặng khu trục xuống Sóc Trăng "nằm" để yểm trợ hỏa lực cho Quân Khu V, vì theo tin tình báo thì mấy cậu VC có thể dở quẻ quấy phá bà con trong mấy ngày Tết. Chúng tôi chỉ có đúng một ngày để chuẩn bị. Vì thời gian bị giới hạn nên không thể xin lãnh lương trước,chỉ vay được quỹ Phi Đoàn một số tiền nhỏ để 10 anh em vừa phi công vừa cơ khí viên cơm hàng cháo chợ trong mấy ngày biệt phái. Theo yêu cầu của Quân Khu thì chúng tôi sẽ được "thả về" đơn vị ngày 29 Tết: dư sức để chuẩn bị đón Xuân. Chúng tôi cũng yên tâm, vì chỉ có bốn, năm ngày, thì chắc cũng đủ ăn tiêu.

Anh em chúng tôi càng gần Tết thì càng sốt ruột.Đến ngày 28 Tết, chúng tôi xin Quân Khu xác nhận ngày rời Sóc Trăng để trở về Biên Hòa, nhưngQuân Khu cứ ậm à ậm ừ nói phải chờ lệnh Đại Tá Tư Lệnh, hỏi ông Tỉnh, ông Tỉnh hứa sẽ trả lời nội trong ngày, nhưng mặt trời đã lặn mà chưa thấy ông Tỉnh trả lời, gọi điện thoại vào Tòa Tỉnh thì Tòa Tỉnh êm rơ.

Sáng ngày 29 Tết, ngày mà chúng tôi được hứa sẽ "tha" về nhà ăn Tết, chúng tôi lái xe vào Tòa Tỉnh để gặp ông Tỉnh. Cùng chẳng đã, ông Tỉnh phải tiếp chúng tôi nhưng vẻ phiền hà hiện rõ trên mặt, nói rằng lệnh Quân Khu cho biết có lẽ sau Tết chúng tôi mới được về. Chúng tôi trình bày cùng ông Tỉnh rằng vấn đề chừng nào về không quan trọng lắm, nhưng vì trước khi đi, chúng tôi chỉ vay được có một số tiền nhỏ để chi dùng 5 ngày. Nay đã hết tiền, vấn đề ở lại sẽ "kẹt" lắm, nhất là mấy ngày Tết mà đói thì "rông" cả năm, nên tôi đề nghị ông Tỉnh can thiệp để Quân Vụ Thị Trấn cấp tiền công tác trước, hoặc giản dị hơn, ông Tỉnh xuất quỹ Tòa Tỉnh ứng trước, để anh em chúng tôi khỏi đói ba ngày Tết. Ca 'bài con cá" nảo nùng đến thế, tôi tưởng là ông Tỉnh, là chức quyền địa phương phải lo cho anh em chúng tôi là những người biệt phái đến công tác cho Quân Khu nói chung, và cho Tỉnh nói riêng, thì việc ứng trước vài ngàn bạc nào có vấn đề gì, nhưng ông Tỉnh cho biết là hiện nay ông bận lắm, đến chiều ông sẽ đích thân đến "lì xì" cho các anh em.

1

- Ủa, cái nón thần kỳ gì đây mà được đặt lên bàn thờ kính cẩn tới vậy"
- Cũng chỉ là cái casque cologial mấy ông tây du nhập vô nước mình, nhưng nó biết đường dẫn tới cái vé trúng số độc đắc.


Cũng như Kiều tin lời Sở Khanh, chúng tôi đã tin ông Tỉnh. Nhưng đến 2 giờ trưa, không thấy bóng dáng ông Tỉnh đâu, chúng tôi mới biết là đã gặp bợm. Vấn đề cần phải được giải quyết một cách khẩn cấp. Trong khi tôi quyết định bay chiếc L 19 về Bộ Tư Lệnh KQ để vay tiền, thì anh S. một phi công khu trục tài ba và nhiều kinh nghiệm nhất trong chúng tôi cho biết là anh có một ý kiến hay, khả dĩ "nuôi quân" được mấy ngày Tết, nhưng không biết thành quả thế nào nên anh không nói trước. Xong anh móc túi đưa 20 đồng nhờ một anh Trung Sĩ cơ trưởng lái xe ra ngoài chợ, mua một cây nước đá và chặt ra làm hai. Chợ nằm cách sân bay Sóc Trăng cũ có một con đường, nên khi anh S và tôi leo lên chiếc L 19 thì nước đá đã về tới. Anh S. lái, tôi ngồi phía sau, để khi anh ra hiệu thì tôi có bổn phận đạp nước đá xuốn0g. Thế thôi!
Chúng tôi cất cánh và bay theo con đường liênTỉnh nối liền Sóc Trăng, Phụng Hiệp, Cần Thơ. Độ 5 phút, anh S. làm một vòng quan sát, rồi hạ cao độ, chỉ cho tôi một ngôi nhà ngói khang trang, và cho biết khi anh làm "passe", rà thấp xuống là tôi phải đạp nước đá để rớt trên sân sau. Nói thì dễ, nhưng làm thì không dễ, vì tốc độ gió hơn 120 cây số một giờ, nên mở cửa rất vất vả. Tuy vậy, "passe" đầu tiên, tôi cũng đạp được nửa cây nước đá xuống, và nhờ có sẵn kinh nghiệm nên "passe" thứ nhì, nửa cây nước đá rớt ngay giữa sân. Anh S. làm một "passe" nữa thật thấp ngay sau nhà thì thấy bên dươi có một người lớn tuổi, mặc bộ đồ bà-ba đen, đưa tay vào miệng, như ra hiệu "ăn". Anh S. đắc chí cười dòn rồi "múc" lên cao để về đáp.

Năm giờ chiều, tất cả phái đoàn Khu Trục chúng tôi chất trên một xe Jeep và một xe Dodge 4x4, theo sự hướng dẫn của anh S. đến gian nhà mà chúng tôi đã "oanh kích" bằng nước đá hồi trưa. Gian nhà nằm cách con đường liên tỉnh bằng một con kinh, nên chúng tôi phải đậu xe bên bờ kinh, rồi đi theo một cây cầu khá bề thế để vào sân nhà. Sân trước rộng mênh mông, đặc biệt là ngay giữa sân có một bàn thờ "ông Thiên" khá lớn, có nóc che đàng hoàng, nhưng khi đến gần, thì mới biết đó không phải là một bàn Thiên. Tôi đến gần nhìn thì hóa ra bên trong trang thờ là một cái…nón. Loại nón ngày xưa người lớn, cũng như học sinh thường đội, được gọi là "casque colonial", che được cả mưa lẫn nắng, vì các ông Tây thực dân đã du nhập loại nón này vô nước mình. Ủa, cái nón thần kỳ gì đây mà được đặt lên bàn thờ kính cẩn tới vậy"

Đang muốn săm soi cái nón kỹ hơn thì chủ nhà đã ra trước sân chờ đón. Anh S. đi trước chắp hai tay chào, rồi bắt tay gia chủ khi ông đưa tay ra. Một màn giới thiệu bắt đầu, và chúng tôi được biết gia chủ là "Chú L." một ông chú họ của anh S.

Chú L. bắt tay từng người, và mời chúng tôi vào nhà. Vừa qua khỏi ngạch cửa, chúng tôi đã phải "dội lại" vì tiếng ồn ào dưới bếp xông lên, gồm đủ thứ âm thanh, tiếng người, tiếng dao thớt, tiếng gà vịt kêu oang oác, tiếng đĩa bát chạm nhau lẻng xẻng, như một đám cưới nhà quê. Một số anh em chúng tôi ngồi nơi chiếc bàn dài giữa phòng khách, một số khác ngồi trên "bọ ngựa" bằng cây gõ, dày cả gang tay. Hình như có ai rình sẵn trong nhà, nên vừa ngồi xuống ghế là có một đoàn người mang nào ly nào rượu Bisquit, nào Soda, đặt trước mặt chúng tôi, nhịp nhàng như các vũ công của một màn vũ. Nhân công của chú L. thật là hiệu quả hơn bất cứ nhà hàng lớn nào ở Sài Gòn hoặc Chợ Lớn. Chú L. rót Bisquit vào ly của mình xong mời tất cả anh em chúng tôi tự nhiên. Ai không uống rượu thì có nước ngọt, hoặc ai muốn mùi vị quê hương thì đã có sẵnrượu đế Gò Đen.

Bữa cơm ngày 29 Tết năm đó thật là một bữa cơm nhớ đời. Gia chủ đã cho chúng tôi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Trong khi chúng tôi nghĩ trước tiên sẽ có một đĩa gà xé phay, như đa số các bữa tiệc nhà quê, thì người nhà đã mang lên món khai vị: thịt đùi heo hun khói (jambon fumé), thái thật mỏng và dưa hấu cũng thái mỏng, nhưng chỗ gần vỏ, tuy không ngọt bằng trong ruột, nhưng dòn vô cùng. Chủ nhân nâng ly chúc mọi người sức khỏe rồi chỉ cách ăn món khai vị: một miếng thịt, kèm theo một miếng dưa hấu. Đa số các anh em trong bữa ăn hôm đó đều có đi học bên Pháp, và món "Jambon fumé" ăn cặp với "Melon", một loại dưa vàng người Hoa Kỳ gọi là "cantaloupe" không lạ, nhưng được ăn món này ngay tại ngoại ô thành phố Sóc Trăng, mà lại ăn với dưa hấu, nên chúng tôi thấy khoa ăn uống và chế biến của Chú L. một "ông già nhà quê", đã đến mức thượng thừa. Từ ngày về nước chúng tôi làm gì có tiền để ăn món jambon fumé, nên nguyên món khai vị, với rượu Cognac hiệu Bisquit không, cũng đã làm cho "thần khẩu" chúng tôi cảm thấy như mình "lên tiên". Sau món khai vị thì nào gà, nào vịt, nào thịt kho, cá kho, nào bánh tét, để kết thúc bằng món cháo cá: thức ăn nhiều đến độ chúng tôi đang lúc "tuổi ăn", cũng không làm sao thanh toán hết.


Sau khi bàn tiệc được người nhà dọn xuống bếp, chúng tôi ngồi ăn mứt uống trà, tôi mới làm liều hỏi về sự tích cái nón "casque colonial" được để trong sân trước. Sau một lúc phân vân chú L. đã kể cho chúng tôi về "lịch sử" của nó.

*

Vào đầu thập kỷ 1930, tại Huế có một cậu học sinh con nhà nghèo, mồ côi cả cha lẫn mẹ, nhưng học giỏi và rất có chí, vừa tốt nghiệp trường Y Tá quốc gia (Infirmier d'État).

Vì không còn bà con thân thích, nên khi được bổ nhiệm vào Sài Gòn làm việc, thầy Y Tá mới tốt nghiệp không cảm thấy có trở ngại. Vào đến Sài Gòn, Thầy ở nhà trọ, ngày ngày đạp xe đạp đi làm bốn buổi, với tính tình cần kiệm, ăn uống dè sẻng, mỗi tháng Thầy cũng để dành được hơn chục bạcĐông Dương. Hy vọng trong tương lai, khi tìm được ý trung nhân thì sẽ có một số vốn nho nhỏ để bắt đầu đời sống lứa đôi. Nhưng tình duyên thì chưa gặp, Thầy lại gặp ngay Thần Tài đón đường: một buổi trưa, sau khi đã về nhà ăn cơm và ngủ một giấc ngắn, Thầy Y Tá uể oải đạp xe đạp đi làm. Nhưng khi gần đến bệnh viện đô thành, mà người ta gọi là "Nhà Thương Thí" trên đường Bonard (sau này dướithời Đệ Nhất Cộng Hòa được đổi là đường Lê Lợi), ngó sang chợ Bến Thành, thì một cơn dông nổi lên cùng lúc mưa cũng bắt đầu nặng hạt.

2-contentCơn gió "tai ác" đã thổi bay cái mũ của thầy Y Tá vào một cửa hàng bán mũ hiệu Rạng Đông trên đường Bonard. Thày chạy theo chiếc mũ, nhưng, như muốn đùa nghịch với ông chủ, chiếc mũ tiếp tục lăn, và chỉ ngoan ngoãn ngừng lại dưới chânchiếc bàn của bà bán vé "Sổ số Đông Đương".

Cùng lúc đó trời mưa xối xả, nên Thầy Y Tá phải đứng nép vào bên trong hàng hiên của cửa tiệm, ngay bên cạnh bà bán vé số, để trú mưa. Có lẽ buôn bán không đắt hàng, nên bà bán vé số cố kèo nài, mời Thầy mua hộ một tấm vé số, bà nói "Số độc đắc trúng tới một trăm ngàn lận Thầy Hai. Chắc Trời muốn thưởng Thầy nên mới cho cái nón Thầy lăn vô chưn tôi để Thầy trúng số đó. Chứ chỗ nào khác nó không lăn lại lăn vô đây. Thầy Hai nghe lời tui mua một giấy đi!"

Thầy Y Tá nghe cũng bùi tai, nhưng vì giá những một đồng bạc một vé, bằng 10 ngày tiền nhà chứ đâu phải ít, nếu không trúng thì cũng xót ruột, nên Thầy phải suy nghĩ mãi, để rồi cuối cùng thì Thầycũng bỏ ra một tờ giất bạc "Bà Đầm Xòe" mua một tờ, Thầy không lựa chọn, xé ngay tờ vé số nằm bên trên tập vé. Và như một phép lạ, Thầy vừa cẩn thận bỏ tờ vé số vào "bóp-tầm-phơi" (Tây gọi ví là portefeuille) thì mưa ngưng hạt ngay.

Thầy Y Tá vẫn tiếp tục đạp xe đi làm, nhưng ba tháng sau, cái vé số trong bóp tờ phơi của thầytrúng lô độc đắc mười vạn đồng bạc Đông Dương. Thời ấy, lận lưng dăm ba tờ giấy bạc con công , mỗi tờ trị giá năm (đồng) bạc, đã là cả một gia tài. Món bạc trúng số độc đắc của thầy y tá biến thành ruộng rẫy có bay mỏi cánh ở Sóc Trăng.

Không hiểu tại sao chú L. không trở về Huế để biểu diễn màn "áo gấm về làng" mà lại chọn Sóc Trăng mua ruộng đất dựng nghiệp. Công việc canh nông của Chú ngày càng phát đạt, nhưng chú chỉ ở vậy, không lập gia đình, nghe nói quanh năm chỉ bộ bà ba đen, chân đất. Trong cái thôn ấp riêng của chú, mọi gia đình tá điền đều khá giả, ngăn náp, lớn nhỏ vui vẻ coi chú như bố già thân thiết.

Dễ nể nhất là hỏi thăm thời Việt Minh nổi dậy vùng này ra sao, chú L cười hề hề kêu "Trời thương, trời thương". Thì ra hồi 1945, cả vùng loạn lạc, riêng thôn ấp của chú L. thì có lực lượng bảo vệ riêng, tự kiếm lấy súng đạn phòng thủ. Do sự ăn ở của chú L., bà con một lòng tự vệ, bố phòng canh gác đâu vào đấy. Việt Minh làm đủ cách dụ khị không xong, "thử lửa" mấy phen cũng không lọt. Nghe nói đội quân dân phjòng của chú L. mãi tới năm 1948 mới giải tán.

Một năm hai lần, Chú lên Sài Gòn để "gởi tiền vô băng", và mua các thứ thức ăn Tây và rượu Tây để họ giao xuống tận Sóc Trăng cho Chú.

Mỗi lần lên Sài Gòn, Chú cũng chỉ "diện" bộ bà ba đen, nhưng bằng lãnh Mỹ A, còn chân thì mang đôi "săn-đan" bằng da. Nhà Chú có một căn hầm rất rộng, xưa kia làm hầm trú ẩn, giờ đây làm hầmchứa rượu, đủ thứ rượu, và thức ăn Pháp. Ở khu trại của chú, cái gì cũng có, có mỗi cái không có là tủ lạnh, nên ai đi chợ về, cho chú một mớ nước đá là Chú vui. Cũng nhờ anh S. biết được bí quyết này, nên chúng tôi được no đủ ba ngày Tết. Nhà Chú cũng không có điện, nên chỉ dùng toàn đèn "man-chon" mà thôi.

Tết năm đó, ngày nào chúng tôi cũng đến ăn cơm nhà Chú L. No say xong, khi về sân bay còn chở theo nào bánh tét, bánh phồng, củ cải dầm mắm... Vậy là dù bị ông tướng ông tỉnh bỏ quên, cả bọn vẫn ăn tết huy hoàng như thường.

Trước ngày toán biệt phái được lệnh rút đi, chú L có mở bữa nhậu lớn. Khi đưa cả bọn ra sân, đứng trước bàn thờ, chuí L. vái cái nón hai vái, nói bọn em vái nó đi, nó là cái nón đưa đường trúng số đấy. nhờ nó mà có thôn ấp này. Mấy anh em chúng tôi xếp hàng vái cái nón hai vái.

*

Nhiều năm sau, tôi thường nhớ chú L. Thôn ấp miền Nam có những người chủ hào sảng, tử tế như chú, chắc chẳng anh cộng sản nào vô nổi. Tôi thật mong có dịp được trở lại thăm chú.

Cho đến khi tôi được thuyên chuyển về Phi Đoàn Trục Thăng, và nhân dịp xuống công tác cho ông Tỉnh Trưởng Cà Mau, tôi bàn với anh bạn thân Trưởng Phi Cơ là nếu về sơm, cho tôi ghé Sóc Trăng. Đúng là hôm ấy về sớm thật.

Theo con kinh đào, chúng tôi bay thẳng một mạchtừ Cà Mau về Phụng Hiệp. Đáp xuống Phụng Hiệp, tôi nhờ anh cơ phi mua một cây nước đá, rồi cất cánh theo con đường liên Tỉnh về Sóc Trăng. Từ xa, tôi đã nhận dạng được ngôi nhà của Chú L. và để gây ngạc nhiên cho Chú, chúng tôi không bay rà một vài lần, mà đáp thẳng xuống sân sau. Người nhà chạy ra như ong vỡ tổ, nhưng tôi không thấy Chú L. Trực giác cho tôi biết có điều không hay, tôi phóng từ trên phòng lái xuống, và được một người tá điền của Chú nhận ra.

Chưa kịp hỏi, ông đã nắm tay tôi mếu máo "Ông Chủ mất rồi quan ơi!" Giọng nói của ông thảm lào sao. Tôi nhờ anh bạn bay đâu đó vài vòng, chừng nửa giờ ghé đón, rồi tôi nhờ anh cơ phi đạp cây nước đá xuống. Hầm rượu còn nguyên. Chú L. bị giết nhưng dân của chú vẫn giữ vững thôn ấp, cộng sản chưa vô nổi. Tôi tự chặt nước đá, pha hai ly Bisquit-Soda, xong lên bàn thờ thắp nhang hương, rồi "cụng ly" với Chú.

Bà con trong thôn nghe anh lính xưa trở lại, kéo tới thăm gặp. Nhiều ngườikhóc khi kể lại chuyện chú L. bị cộng sản giết một cách thảm khốc, vì không chịu nạp tiền bạc, lương thực cho chúng. Tất cả tài sản Chú L. để lại hết cho những tá điền cật ruột. Chúc thư ghi sẵn tên từng người, nhưng không ai muốn chia đất làm riêng. Tất cả một lòng cùng làm cùng ăn chia với nhau. Cơ ngơi chú để lại vẫn nguyên vẹn như xưa, không hề bị chia năm xẻ bẩy. Tôi tin là vong linh Chú L. hài lòng vì điều này. 

Tôi uống vội ly rượu khi nghe tiếng cánh quạt trực thăng đến gần. Sau khi rời tay những người từ giả, tôi đi qua sân. Từ biệt mọi ngưởi, tôi đến cái trang thờ ngoài sân. Bên trong vẫn còn nguyên cái mũ của chú L ngày nào. Tôi vái cái mũ hai vái rồi leo lên trực thăng, ra hiệu cho anh bạn cất cánh. Vĩnh biệt Chú L.


Bồ Đại Kỳ

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Kể từ ngày quân Nga xâm lược Ukraine vào tháng hai 2022 đến nay, ít nhất 35 nhà báo đã chết tại Ukraine khi đnag làm công việc của mình.
Michelle Obama mang đến cho độc giả một loạt câu chuyện mới mẻ và những suy ngẫm sâu sắc về sự thay đổi, thách thức, sức mạnh, bao gồm cả niềm tin của bà: khi thắp sáng cho người khác. Chúng ta có thể khai sáng sự phong phú và tiềm năng của thế giới xung quanh, khám phá những sự thật sâu sắc hơn và những con đường mới cho sự tiến bộ. Rút ra từ kinh nghiệm của mình với tư cách là người mẹ, con gái, người phối ngẫu, người bạn và Đệ nhất phu nhân, bà ta chia xẻ những thói quen và nguyên tắc mà bà đã phát triển để thích nghi thành công với sự thay đổi và vượt qua những trở ngại khác nhau.
Tiểu thuyết gia người Sri Lanka Shehan Karunatilaka đã giành được Giải thưởng Booker 2022 cho cuốn tiểu thuyết thứ hai của mình, Bảy Mặt Trăng của Maali Almeida. Giải thưởng này không thể đến vào thời điểm tốt hơn cho Sri Lanka, một quốc gia từng vướng vào bất ổn chính trị và kinh tế, khi nước này phải trải qua một trong những cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất thế giới, với lạm phát tăng vọt, thiếu lương thực và nhiên liệu, và nguồn cung cấp hàng hóa ngoại quốc rất thấp. Và tất nhiên, chính phủ đã bị lật đổ vào tháng Bảy, sau khi Tổng thống Gotabaya Rajapaksa bỏ trốn sau các cuộc biểu tình lớn.
Nhà văn Mỹ gốc Việt Khánh Hà đã từng có nhiều tác phẩm tạo được tiếng vang trong cộng đồng văn học Hoa Kỳ; từng nhận nhiều giải thưởng; từng có một quyển sách được trao đến hai giải thưởng văn học giá trị của Hoa Kỳ cách nhau chỉ một tháng—đó là giải truyện ngắn 2020 William Faulkner Literary Competition trong tháng 9, 2020, và tháng 10, 2020 anh lại đoạt tiếp giải The 2020 Orison Anthology Award in Fiction từ tác phẩm The Woman-Child. Những điều hiếm có này đã được người viết trình bày trước đây trong bài Khánh Thúc Hà (Khanh Ha) Ngôi Sao Việt Tỏa Sáng Trên Vòm Trời Văn Học Hoa Kỳ, đăng trên Việt Báo ngày 29/10/2020. Và sau đó thì tuyển tập truyện ngắn A Mother’s Tale and Other Stories của anh cũng được C&R Press 2020 Fiction Award trao giải thưởng và phát hành năm 2021. Sẽ có bài viết khác về quyển sách đặc biệt này.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.