Hôm nay,  

Thiếu Lâm Kungfu Đối Với Thái Cực Quyền

08/02/201100:00:00(Xem: 16845)

Nghệ thuật chiến đấu lâu đời của Thiếu Lâm Phật Gia có thể tính lui về quá khứ khoảng năm 495 khi Thiếu Lâm Tự được dựng lên tại tỉnh Hà Nam. Ngôi chùa không phải kiến tạo cho BỒ ĐỀ ĐẠT MA như nhiều người vẫn tưởng, mà thực ra là xây dựng cho một nhà sư Ấn Độ khác, hòa thượng BATUO, vị này chính thức được triều đình cho phép hoằng dương Phật pháp. Còn BỒ ĐỀ ĐẠT MA có lẽ đến Trung Quốc vào khoảng năm 527, lối 30 năm sau khi chùa Thiếu Lâm đã được tạo dựng. Một số sử gia cho là hệ thống Thiếu Lâm quyền chiến đấu khai nguyên từ hòa thượng BATUO, nhiều sử gia khác lại khẳng định 18 thức thư giãn và điều tức của BỒ ĐỀ ĐẠT MA mới đích thực là nguồn gốc của môn võ.

Và chúng ta đều biết sự khác biệt về bản sắc và lịch sử giữa hai trường phái Thiếu Lâm Công Phu và Thái Cực Quyền (Shaolin KungFu và Taichi Chuan). Thế nhưng hai hệ thống võ tự vệ này lại cùng chung chia sẻ với nhau nhiều điểm tương đồng. Thiếu Lâm Công Phu hay còn được gọi là Thiếu Lâm quyền hoặc võ Thiếu Lâm trước đây 258 THIẾU LÂM KUNGFU ĐỐI VỚI THÁI CỰC QUYỀN VS. NGUYỄN LÂM KIENANDO KUNGFU Võ Thuật Thái Cực Quyền Trương Tam Phong Hông Ngọc Đại Nghĩa, Lynelle, Charles được hình thành để giúp các tu sĩ giữ gìn sức khỏe và bảo vệ đền chùa, các Phật tử giữ một vai trò quan trọng trong việc hoằng dương môn võ. Thái Cực Quyền về căn bản cũng có nguyên lai giống như vậy, nhưng bắt nguồn từ quan điểm Lão giáo. Có lẽ cả hai xuất xứ từ quan niệm và tín ngưỡng có tại Trung Hoa và Ấn Độ từ nhiều ngàn năm và cả hai cùng tìm cách hoàn tất mục đích sau cùng: Sinh tồn nhờ sức khỏe và tự vệ. Chính con đường đi đến mục đích - những phương pháp huấn luyện của mỗi hệ phái đã làm cho hai trường phái có vẻ khác nhau.



LỊCH SỬ THÁI CỰC QUYỀN:

1-contentThái Cực quyền thoát thai từ Lão giáo, một trong những tín ngưỡng lâu đời nhất ở Trung Quốc, căn nguyên có thể có trước cả Phật giáo và Thiếu Lâm quyền. Đường lối của Lão giáo trên thực tế có vẻ như huyền bí và hư ảo vì tôn giáo này có những tương quan gần với thiên nhiên, rèn luyện sự quân bình trong sinh tồn xuyên qua kiến thức Âm và Dương. Hệ thống tín ngưỡng Lão giáo đặt trọng tâm vào cá nhân, tạo sự phát huy trực giác, các quan niệm này hình thành phương pháp huấn luyện Thái Cực.

Tên gọi Thái Cực quyền xuất xứ từ vũ trụ quan của Lão giáo, tiêu biểu bằng hình tượng Âm, Dương quen thuộc. Biểu tượng mô hình HAI CON CÁ TRONG MỘT VÒNG TRÒN: Cá trắng biểu trưng cho Dương, cá đen biểu trưng cho Âm. Biểu tượng này gọi là Thái cực và cũng là tên gọi của võ phái.

Truyền thuyết dân gian nói nhiều về sự sáng tạo môn Võ Đang Thái cực quyền. Tương truyền Trương Tam Phong (còn có tên là Trương Quân Bảo) sinh vào khoảng năm 1247, tu luyện tại ngọn núi Tam Phong ở miền Trung Tây Trung Quốc đã bỏ ra 10 năm khổ luyện năm loại hình Thiếu Lâm quyền: Rồng, Cọp, Beo, Rắn và chim Hạc (Long, Hổ, Báo, Xà, Hạc), Trương tiên sinh gặp một đạo sĩ dị nhân học được thuật trường sinh. Sau đó Trương Chân Nhân về tu luyện tại núi Võ Đang, nơi đây ông bổ sung kinh Dịch và khí công vào Thiếu Lâm quyền. Sự cải biến này nhắm vào Y học, Trí học, Thể học và thiên nhiên hơn là chú trọng vào kỹ thuật chiến đấu đơn thuần. Về Võ Đang Thái Cực quyền còn có nhiều giai thoại:Một lần Trương Tam Phong cảm hứng trước cuộc chiến giữa chim Ác Là và Rắn. Những động tác uốn vòng của rắn giúp nó sinh tồn trước những đòn tấn công của chim, phản ánh tính hiệu quả của "Nhu nhuyễn" chống lại "Cương mãnh" trong chiến đấu. Có chuyện lại kể rằng Trương tiên sinh sáng tác Thái Cực quyền theo giấc mơ. Người ta còn kể là Trương Tam Phong khi giám sát các tu sĩ luyện võ trên đỉnh núi Võ Đang phát hiện họ quá lạm dụng ngoại lực mà thiếu thăng bằng. Trương chân nhân chợt nghĩ ra cách quân bình âm dương nội thể sẽ giúp các tu sĩ bớt vụng về.


LỊCH SỬ THIẾU LÂM QUYỀN

2-contentThiếu Lâm quyền dựa theo tín ngưỡng và nguyên tắc Phật gia chủ về cộng đồng tự lực, sinh tồn thông qua sự hợp nhất và sức mạnh thể chất. Cũng như Thái Cực quyền, Thiếu Lâm quyền bị cuốn hút theo lối huấn luyện chiến lược và quân sự Trung Hoa, bao gồm luyện tập về khoa Trung Y kỹ thuật tham thiền, châm cứu, điểm huyệt trật đả khoa, luyện xương, nhãn pháp, luyện thở và phương pháp thư giãn, mềm dẻo như YOGA.

Trải qua nhiều thời đại, Phật giáo và Lão giáo bị chống phá, bao nhiêu đền đài, miếu mạo kể cả Thiếu Lâm tự đều bị tàn phá. Về sau, chùa Thiếu Lâm được trùng tu, Phật giáo phát triển trở lại. Trong thời thịnh Đường (617 907), một khối lượng khoảng 500 "Thầy tu chiến sĩ" và hơn 1000 hòa thượng lưu trú tại chùa. Được triều đình sủng ái, các tu sĩ công khai tập luyện võ công không sợ bị chính quyền địa phương làm khó.

Có lẽ các tu sĩ Thiếu Lâm tự không khởi nguyên môn võ trong sự biệt lập mà trong một mô hình lắp ghép đa dạng để cải tiến nghệ thuật. Kỹ năng quân sự và võ thuật đời thường hòa hợp với ước vọng khao khát đuợc trui rèn sức khỏe và tự vệ của các tu sĩ đã đem lại thành tựu cho môn võ Thiếu Lâm Công Phu.


ª NGUYÊN LÝ THÁI CỰC QUYỀN:

Thái Cực quyền chia sẻ một số yếu tố thủ cước pháp Thiếu Lâm quyền và những kỹ thuật khung cốt của Thiếu Lâm Công Phu. Thêm vào đó, chúng ta còn thấy ở Thái Cực quyền cũng có cách phát lực theo đường thẳng và những chiêu thức theo loại hình muông thú trong HÌNH Ý QUYỀN và cách phát lực theo đường cong và những động tác tránh né trong BÁT QUÁI CHƯỎNG. Thái Cực quyền có 13 động tác căn bản: né, lướt, ấn, đẩy, đánh chỏ, chặt chẻ, kéo, huých (đánh, lấn vai), nhìn bên phải, liếc bên trái, tấn bộ, thoái bộ và giữ thăng bằng trọng tâm. Phương pháp huấn luyện Thái Cực quyền còn gần những bước tiếp cận, kỹ thuật đòn chân tay, trì níu, khóa khớp, tấn công huyệt đạo, binh khí và khí công. Thoạt đầu, bài quyền đơn diễn uy lực nhanh và mạnh, về sau phân ra dạy thao diễn động tác chậm để rèn luyện thân thể. Như vậy, nhiều hệ phái Thái Cực quyền có cả hình thái nhanh và chậm. Về hệ thống chiến đấu, Thái Cực quyền tìm cách thiết lập sự thăng bằng trong mọi tình huống.


ª NGUYÊN LÝ THIẾU LÂM QUYỀN:

3-contentThiếu Lâm Công Phu chú trọng vào hiệu quả trực tiếp. Thoát thai từ nhu cầu rèn luyện sức khỏe và tự vệ, môn võ bao gồm kỹ thuật thủ cước pháp, vật, tấn kích cơ quan quan tiết (đánh vào các khớp xương), điểm huyệt và khí công. Qua một giai đoạn, các hòa thượng Thiếu Lâm tự thấy được giá trị của kỹ năng nhu nhuyễn nên đã hòa nhập nhu công vào môn võ. Nguời ta thường nói Thiếu Lâm quyền chiến đấu theo đường thẳng, bộ pháp ứng dụng trong cự ly vào khoảng từ 60 đến 90 cm.

Trong Thiếu Lâm quyền, quả đấm của đấu sĩ thường chuyển động theo đường thẳng, mắt nhìn vào mắt đối phương, cánh tay hơi hơi cong nhưng không có vẻ quá cong hay quá thẳng, bước chân vừa nhẹ nhàng linh họat vừa vững vàng, chắc chắn, thân pháp gần như tự nhiên, sức mạnh phải dẻo dai, cương mãnh, đơn giản mà hiệu quả và phải rất thăng bằng khi sử dụng đòn cương mãnh.


ª THIẾU LÂM CÔNG PHU CÓ 6 ĐẶC TRƯNG


1. KỸ NĂNG: Phải tập thực hành cho giỏi, thiện dụng nhiều phương pháp chiến đấu, chiêu thức nhuần nhuyễn, biến ảo khôn lường.

2. VI DIỆU: Khôn khéo trong chiến đấu, theo dõi nhất cử nhất động của địch thủ để chiếm thượng phong trong mọi sơ hở của đối thủ và dùng chính sức mạnh của hắn phải lại hắn (Tá lực đả lực).

4-content3. QUẢ CẢM: Dứt khoát cương quyết trong hành động, xuất chiêu ngay khi địch thủ ở vào đúng tầm tấn kích.

4. TỐC ĐỘ: Ra đòn bằng vận tốc sấm chớp, cực nhanh mà không cho đối thủ dự báo được chiêu thức của mình.

5. MÃNH LIỆT: Trong trường hợp (chẳng đặng đừng) cần phải tấn công, hãy ra đòn không khoan nhượng vào yếu huyệt địch thủ.

6. HIỆU QUẢ: Phải đoan chắc mỗi chiêu thức đều có hiệu quả trong phòng thủ cũng như tấn công, không NẶNG PHẦN TRÌNH DIỄN.


Phương pháp huấn luyện Thiếu Lâm Công Phu tiến triển không ngừng theo năm tháng. Thiếu Lâm Bắc Phái sở trường chiến thuật tầm xa (trường quyền) hơn người anh em Thiếu Lâm Nam Phái. Phương pháp chiến đấu Thiếu Lâm Nam Phái chủ về bộ pháp vững vàng và sử dụng kỹ thuật không thủ (đòn tay không) rất đáng nể, trong khi Thiếu Lâm Bắc Phái lại thiện dụng tính cơ động và tài nghệ đòn chân.

Thiếu Lâm Công Phu và Thái Cực Quyền tiêu biểu cho những cứu cánh trái ngược trong cùng một phạm trù. Đường lối của Thái Cực quyền là phòng vệ, chủ về dẻo dai và sử dụng nội lực. Thiếu Lâm Quyền chuyên về ngoại lực, tốc độ và uy lực đường thẳng. Cả ha5-contenti nghệ thuật võ học này phát sinh từ cùng một cấu trúc văn hóa nhưng với quan điểm tôn giáo và triết học khác nhau. Cả hai trường phái đều thâu nạp võ công từ nhiều nguồn chung và có vay mượn lẫn nhau. Tuy nhiên, trên hết cả Thiếu Lâm Công Phu và Thái Cực quyền đã và sẽ còn có mãi một mục đích tối thượng chung: SỰ SINH TỒN.

Võ sư NGUYỄN LÂM
Võ sư NGUYỄN VĂN ĐẠI NGHĨA
KIẾN AN VÕ ĐẠO

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Kể từ ngày quân Nga xâm lược Ukraine vào tháng hai 2022 đến nay, ít nhất 35 nhà báo đã chết tại Ukraine khi đnag làm công việc của mình.
Michelle Obama mang đến cho độc giả một loạt câu chuyện mới mẻ và những suy ngẫm sâu sắc về sự thay đổi, thách thức, sức mạnh, bao gồm cả niềm tin của bà: khi thắp sáng cho người khác. Chúng ta có thể khai sáng sự phong phú và tiềm năng của thế giới xung quanh, khám phá những sự thật sâu sắc hơn và những con đường mới cho sự tiến bộ. Rút ra từ kinh nghiệm của mình với tư cách là người mẹ, con gái, người phối ngẫu, người bạn và Đệ nhất phu nhân, bà ta chia xẻ những thói quen và nguyên tắc mà bà đã phát triển để thích nghi thành công với sự thay đổi và vượt qua những trở ngại khác nhau.
Tiểu thuyết gia người Sri Lanka Shehan Karunatilaka đã giành được Giải thưởng Booker 2022 cho cuốn tiểu thuyết thứ hai của mình, Bảy Mặt Trăng của Maali Almeida. Giải thưởng này không thể đến vào thời điểm tốt hơn cho Sri Lanka, một quốc gia từng vướng vào bất ổn chính trị và kinh tế, khi nước này phải trải qua một trong những cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất thế giới, với lạm phát tăng vọt, thiếu lương thực và nhiên liệu, và nguồn cung cấp hàng hóa ngoại quốc rất thấp. Và tất nhiên, chính phủ đã bị lật đổ vào tháng Bảy, sau khi Tổng thống Gotabaya Rajapaksa bỏ trốn sau các cuộc biểu tình lớn.
Nhà văn Mỹ gốc Việt Khánh Hà đã từng có nhiều tác phẩm tạo được tiếng vang trong cộng đồng văn học Hoa Kỳ; từng nhận nhiều giải thưởng; từng có một quyển sách được trao đến hai giải thưởng văn học giá trị của Hoa Kỳ cách nhau chỉ một tháng—đó là giải truyện ngắn 2020 William Faulkner Literary Competition trong tháng 9, 2020, và tháng 10, 2020 anh lại đoạt tiếp giải The 2020 Orison Anthology Award in Fiction từ tác phẩm The Woman-Child. Những điều hiếm có này đã được người viết trình bày trước đây trong bài Khánh Thúc Hà (Khanh Ha) Ngôi Sao Việt Tỏa Sáng Trên Vòm Trời Văn Học Hoa Kỳ, đăng trên Việt Báo ngày 29/10/2020. Và sau đó thì tuyển tập truyện ngắn A Mother’s Tale and Other Stories của anh cũng được C&R Press 2020 Fiction Award trao giải thưởng và phát hành năm 2021. Sẽ có bài viết khác về quyển sách đặc biệt này.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.