Hôm nay,  

Tân Đảo Ngày Nay Và Hậu Duệ Việt "Chân Đen"

09/02/201100:00:00(Xem: 16402)

Nouvelle-Calédonie, còn có tên thông dụng là Kanaky và Le caillou, là lãnh thổ phụ thuộc của Pháp tại châu Đại Dương. Đối với người Việt Nouvelle-Calédonie còn được gọi với tên Tân Đảo, Tân Ca-lê-đô-ni-a. Lãnh thổ này nằm trong khu vực tây nam Thái Bình Dương, vùng Melanesia, gồm đảo chính (Grand Terre), quần đảo Loyauté và một số đảo nhỏ. Tổng diện tích là 18.575 km² với dân số 240.400 người tính vào đầu năm 2007. Thủ phủ Nouméa cũng là thành phố lớn nhất.

Năm 1891, người Pháp đã đưa những người tù chính trị Việt Nam sang Tân đảo để đày ải, bắt họ sống và lao động như một nô lệ thực thụ. Không một ai biết ở trên quần đảo xa xôi đó, số phận những người tù chính trị này ra sao. Đó là những người Việt đầu tiên đặt chân lên Tân đảo. Nhưng phải đến những năm đầu thế kỷ XX, người Việt mới thực sự có những "cuộc đổ bộ lịch sử" lên vùng đất này.

Đầu thế kỷ XX, thực dân Pháp đẩy mạnh cuộc khai thác thuộc địa ở Việt Nam và nhiều thuộc địa khác của Pháp. Tại Tân đảo, các chủ đồn điền, chủ nô người Pháp đã yêu cầu chính quyền Pháp tuyển mộ thêm phu mỏ để đẩy mạnh việc khai thác quần đảo này. Thực dân Pháp đã đăng tin tuyển mộ trên nhiều tờ báo Việt Nam rồi gửi về từng địa phương, đặc biệt là đồng bằng Bắc Bộ.

Những bản chiêu mộ này đưa ra hàng loạt những điều kiện hấp dẫn, thu hút người dân nghèo, ngoài chế độ tiền lương, mỗi ngày một người mộ phu sẽ được nửa cân gạo, 2 lạng thịt cá, rau củ quả và các loại đường, muối, xà phòng. Hàng nghìn thanh niên nam nữ lao động nghèo khó ở các tỉnh Hải Dương, Thái Bình, Nam Hà, Hải Phòng... vì tin vào lời chiêu mộ đó nên đã ghi tên mộ phu sang Tân đảo, với ước mơ đổi đời, họ đã điểm chỉ vào bản giao kèo, và bắt đầu hành trình chân đăng ở một đất nước hoàn toàn xa lạ.

Lên tàu ở cảng Hải Phòng, những người chân đăng đã phải vượt 2.000km trên Thái Bình Dương mới đến được Tân đảo. Trên đường đi, họ phải ở chen chúc trong những khoang tàu hạng bét, bị say sóng, nôn mửa, đau bụng vì buộc phải ăn thực phẩm kém vệ sinh do người Pháp cung cấp. Tất cả đều cắn răng chịu đựng với hi vọng khi đặt chân sang miền đất hứa, cuộc đời họ sẽ sang một trang khác. Nhưng chờ đợi họ ở Tân đảo không phải là cuộc sống sung sướng, đầy đủ như người Pháp hứa hẹn, mà là những chủ đồn điền tay cầm roi da, mặt mũi hung hữ; là những lời lẽ miệt thị dành cho những "nô lệ da vàng"; là những trận đòn khắc nghiệt, những mỏ quặng vắt kiệt sức lao động của người chân đăng.

*

Kể từ khi người Pháp mở dài cánh tay về miền đất Viễn Đông, trợ giúp Nguyễn Ánh lên ngôi lấy hiệu là Gia Long (năm 1802), con dân nước Việt chìm trong thay đổi với chủ mưu của người Tây Dương (nói theo dân Tầu thời bấy giờ). Triều đình họ Nguyễn tự cho là đã xóa bỏ được giới tuyến sông Gianh chia cắt Bắc Trịnh Nam Nguyễn, triển khai đất đai, thống nhất đất nước, nhà Tây Sơn chỉ là một đám giặc cỏ phản Chúa mà thôi.

1-content
Một cảnh dân phu miền Bắc chờ đợi đầu thế kỷ

Cũng kể từ đó, người Pháp càng ngày càng lộng quyền, có kẻ lộng ngôn đã cho rằng nếu thời ấy nước Pháp không bị khủng hoảng chính trị thì Việt Nam có thể đã bị đô hộ ngay từ khi được cho là thống nhất, không đợi đến tới đời vua Tự- Đức, phải nhường đất Nam Kỳ và chịu sự bảo hộ từ Trung ra Bắc của Pháp. Thực dân, cường hào ác bá cấu kết đè đầu đè cổ dân lành, bóc lột từ xương tới tủy con dân nước Việt không một sót thương. Những phong trào xả thân vì nước kháng chiến, cách mạng giành lại quyền độc lập nổi lên khắp nơi. Từ vua (Thành Thái, Hàm Nghi, Duy Tân...) đến những anh hùng vô danh, kẻ bị Pháp đầy đi đảo Reunuion tận Châu Phi, người bị chặt đầu bêu rếu ngoài chợ, không làm sờn lòng yêu nước. Sĩ phu đất Việt cuồn cuộn đứng lên, lớp nọ ngã xuống, lớp kia vùng dậy đòi quyền sống, quyền làm người, mong đạp đổ ách thực dân đô hộ mạnh như lớp sóng thủy triều dâng trào.

Rồi nổi lên ồn ào phong trào ám sát, tiêu diệt thực dân ác ôn, hội kín, đảng phái kết hợp âm thầm..

Ngày 30 Tết Xuân Kỷ Tị (9/2/1929) một người Pháp tên René Bazin đột nhiên bị ám sát bằng súng lục chết ở trước cửa chợ Hôm trên phố Huế trong trong lúc dân chúng đang sửa soạn đón giao thừa. Người dân Hà Nội xôn xao đến hốt hoảng. René Bazin được cho là một gã thực dân ác ôn, lưu manh, xảo trá vô cùng, đại diện cho "Hội Đồn Điền Cao Su và Hầm Mỏ " của Pháp, chủ trương mộ phu với chính sách áp bức, bóc lột, dụ dỗ, bắt cóc, lừa phỉnh dân quê nghèo nàn thực thà chất phác đi làm nô lệ cho những đồn diền cao su ở Nam Kỳ, hoặc bí mật chở đi làm phu mỏ tại Tân Đảo mà hắn gọi là Tân Thế Giới tít tận Nam Bán Cầu, giữa Thái Bình Dương, với giá lương rẻ mạt, không bao giờ có hy vọng trở về cố hương.

Đó là một nơi xa lạ đối với người Việt thuộc quần đảo Nouvelle Calédonie (New Caledonia) thuộc địa mới, nơi Pháp đang khai thác Nickel và vàng. Người đi phu mỏ thời đó bị ngược đãi, đánh đập, chẳng khác gì nô lệ đời đời kiếp kiếp. Các đàn bà con gái có nhan sắc ngoài làm phu còn phải phục vụ "ông" cai. Họ khốn khổ khốn cùng sống mà như chết. Họ chính là những kẻ đi " xuất cảng lao động " đầu tiên của nước ta thời bấy giờ.

Người đi làm phu mỏ được mang danh nôm na là " Chân Đăng " có nghĩa là đăng ký bằng chân. Khi sinh con đẻ cái, họ vẫn phải đi làm bởi thế đành đặt con vào tay nải treo lên cành cây nhauly để dễ trông chừng, nên có thời kẻ lộng ngôn đặt luôn hậu duệ của họ là thế hệ " Nhau Ly ". Dân ta giản dị đến thế nhưng thật ra đó cũng chỉ là dấu mốc phân biệt thời gian mà thôi.

Giờ đây đã gần một thế kỷ, mời bạn đi thăm tìm hiểu những hậu duệ của những người Việt thân thương ấy.

Quần đảo New Caledonia nằm cách 1000 hải lý tính từ Sydney, (khoảng hơn 1200 miles) đông bắc Úc châu, giữa Thái Bình Dương, kế cận nhóm đảo Fiji. Người Pháp chiếm cứ đô hộ đảo này cho đến năm 1980 mới đây đã trả lại chủ quyền cho người bản xứ nhưng vẫn giữ ảnh hưởng trong môi trường chính trị và kinh tế như tất cả các xứ thuộc Pháp trước kia kể cả Tahiti...được mang danh là xứ French polynésian. Diện tích khoảng hơn 19,000 cây số vuông với 220,000 dân, nói tiếng Pháp và thổ ngữ Kanak.

Đảo Cả hay là hòn đảo lớn nhất trong quần đảo này được người Pháp đặt tên là Grand Terre, có thủ đô là Nouméa (tiếng Kanak có nghĩa là đảo cá). Cách đảo này về hướng Đông, 100 km đường biển, là đảo Lifou (Drehu) còn gọi là đảo san hô Trung Thành (Loyalty), tiêu biểu văn hóa cổ truyền còn lại của thổ dân Kanak với dân số 10,000 nguời. Nổi tiếng với các bãi biển cát trắng phau phau, hàng dừa ngả nghiêng soi bóng trên mặt nước, sóng lăn tăn xanh ngắt, với những đàn cá muôn mầu tung tăng bơi lội như bãi Luecila, Luengoni, Chateaubriand.

Vào khỏang thế kỷ thứ 19, người Pháp đầy các nô lệ (kể cả nô lệ người Việt) tới đây, khai thác lâm sản, đường mía, nay chỉ còn sản xuất các sản phẩm lấy từ dừa và công nghệ du lịch mà thôi. Dân Kanak rất hiếu khách hiền lành thật thà và chất phác. Thoạt tiên cũng như Việt Nam, Tây đến với các giáo sĩ truyền đạo Ki Tô và Tin Lành rồi mánh mung xâm chiếm ngang nhiên. Bây giờ Tây đi, dân Kanak sống gom lại từng xóm, từng làng, đứng đầu là tù trưởng và thường xuyên hội họp tại nhà ròng (đình) như các bản người dân tộc ở Việt Nam để bàn cãi về lề lối sinh hoạt, chính trị hay trừng phạt kẻ phạm tội.

-Các ông bà còn thấy người Việt Nam nào sinh sống tại đây không"

-Xưa kia có, nhưng họ theo người Pháp bỏ đi rồi.

Vào những ngày đình đám hay hội hè lớn, dân Kanak thường làm món Bougna thết đãi. Đó là món gà ướp muối, gia vị, rồi cuộn chặt vào trong lòng lá chuối xanh trộn với dứa, hành, khoai môn, dưa bở...và nước cốt dừa, rồi hạ thổ, đắp lên trên bằng những cục đá đã nung nóng, để âm ỉ nấu hàng tiếng đồng hồ như món lợn thui của dân Hawaii hay món gà "Hồng Thất Công". Món này rất thơm và đậm đà, thơm lừng mùi lá chuối trộn lẫn vị bùi béo của nước dừa và khoai môn...Sau đấy chắc chắn thể nào tù trưởng cũng mời bạn thưởng thức một gáo Kava dịu ngọt, khiến bạn ngây ngất lịm đi trong thư dãn sảng khoái. Kava là dung dịch ép từ rễ cây kava nghiền nát, đôi khi được trộn với nước cốt dừa cho thơm, có đặc tính làm người uống lâng lâng giữa trạng thái say rượu và cần sa đấy bạn ạ.

2-content
Dân đảo Kanak rất hiếu khách, thường mời khách thưởng thức rượu Kava dịu ngọt, Kava là dung dịch ép từ rễ cây kava nghiền nát

Về hướng quần đảo Fiji, còn có những đảo nhỏ như Inyueng, Aneityum do xa xưa hệ núi lửa tạo thành. Nhà thám hiểm người Pháp Bruny D Entrecasteaux tới đảo này vào năm 1793 và đặt tên là đảo Bí Mật (Mystery), mãi tới Thế chiến thứ hai 1940 Mỹ mới dùng làm nơi xây dựng hàng không mẫu hạm. Người ta chỉ tới du lịch tắm biển, không có dân số, không có điện, không có nước và bóng dáng di tích người Việt tồn tại.

Xa nữa là Vanuatu dưới thể chế Cộng Hòa, cai quản 83 đảo, hơn 12,000 cây số vuông với gần 200,000 dân, thuộc giống Melanesian và Polynesians. Quần đảo Vanuatu được khám phá bởi Louis-Antoine de Bougainville vào năm 1768 và đô hộ bởi hai chính phủ Pháp, Anh. Sự hợp tác này là để tránh sự dòm ngó chia phần thực dân của Đức. Vanuatu giành lại độc lập vào năm 1980, thủ đô là tỉnh Vila với 35,000 dân, tiêu chuẩn văn minh ngang ngửa so với Úc hay New Zealand, ngôn ngữ chính Anh, Pháp và Bislama. Đại lộ Lini Highway dài tăm tắp, tất nập người qua lại với các trung tâm thương mại, khách sạn, quán ăn hiện đại, la liệt chợ búa như tất cả các đại lộ chính (Main street) khác trên thế giới. Dân chúng hiền hòa, thật thà không có vẻ láu lỉnh, mánh mung như những thành phố du lịch khác. Ngoài những bãi biển tuyệt đẹp, Vila còn hãnh diện về thác nước Abseil vĩ đại, dù chỉ là hòn đảo nhưng bốn mùa nước cứ ào ào đổ xuống trắng xóa như bạc, giữa những hoa rừng sặc sỡ ngào ngạt hương thơm, tiếng chim hót líu lo không ngừng. Tất cả còn là thiên nhiên, là vẻ đẹp quyến rũ của núi rừng miền nhiệt đới, không có bàn tay nhân tạo. Mời bạn tới khu quartier français, thưởng thức các " món ăn kỷ niệm " một thời do những ông bếp Tây chính gốc tự tay xào nấu nêm nếm như thời xa xưa. Ôi, ngon tuyệt vời, ngon chết bỏ, ta những tưởng đang ngồi tại tiệm La Cigale ở Saigon, Metropol ở Hà Nội dạo nào cùng với bạn bè thân hữu trò chuyện quanh ta. Cạnh khu ấy là dẫy China Town của tỉnh.

-Ở đây có người Việt sinh sống không "

-Tôi nghĩ là có đấy, ông ạ.

Người tài xế taxi ngỏn ngoẻn trả lời. "Ông có biết gia đình ông Trần, người Việt Nam, làm ăn khá lắm ở đây không"" Tôi chưa nghe thấy! Tiếc quá. Gia đình ông Trần được DVD Ký sự từng nói đến, có lẽ ở miền nào khác của Vanuatu chăng. Chúng tôi tạt vào vài cửa tiệm tạp hóa, hàng ăn của người Á Đông, khi được hỏi bằng tiếng Việt, họ ớ họng thì mới biết họ không phải người đồng hương. Chán thật đấy.

Quay lại thủ đô Nouméa, dân số 91,000 người cũng do James Cook khám phá ra vào năm 1774, với những bãi biển thiên nhiên một thời là bãi tắm khỏa thân của ông Tây bà đầm như bãi Moselle, Citrons, Anse Vata...Khi người Pháp thống trị, đã đổ những tội đồ, nô lệ xuống New Caledonia để khai phá mỏ Nickel/ mỏ vàng, trong đó có hàng ngàn hàng vạn phu mỏ, nô lệ bất đắc dĩ, bắt từ Việt Nam giải đi với gông kẹp cùm đóng, dồn lên tầu, chở sang vào những năm 1929-1930. Sau Thế chiến thứ hai, mới xuất hiện người Tầu, người Mỹ và các giống dân khác đến 116 Dân đảo Kanak rất hiếu khách, thường mời khách thưởng thức rượu Kava dịu ngọt, Kava là dung dịch ép từ rễ cây kava nghiền nát lập nghiệp. Ngôn ngữ chính vẫn là Kanak và tiếng Pháp.

Đây là một thành phố dáng một tỉnh nhỏ của Âu châu, thơ mộng, với các con đường chia từng ô rợp bóng cây phượng lá xanh ươm đan kẽ nhau, tỏa hoa đỏ ối rực rỡ như những nét sắc sảo của các họa sĩ tài danh vẽ lên khung trời mây trắng. Sau khi độc lập, thủ đô Nouméa được cho là an bình nhất, ít kẻ phạm tội nhất của miền nam Thái Bình Dương.

Cô hướng dẫn viên Isabelle, người tộc Kanak, da đen thẫm, tóc kết bím thẳng hàng sát đầu với khuôn mặt nhẹ nhõm, lúc nào cũng như mỉm cười nói tiếng Anh-Pháp lưu loát:

-Ở Mỹ, Úc , Âu quý vị lúc nào cũng đuổi không kịp thời gian, ngược lại, tại đây chúng tôi dành thời gian để cho quý vị hưởng thụ. Việc gì cũng thong thả, chẳng ai bắt ai đến đúng giờ. Thành phố của chúng tôi lúc nào cũng luôn luôn đóng cửa, nghỉ trưa 2 tiếng đồng hồ (siesta). Kìa góc bãi biển kia, có để hòn đá chứa Nickel, kỷ niệm thời huy hoàng của kỹ nghệ hầm mỏ của chúng tôi...

-Cô có biết ông họ Đặng, người Việt Nam, chủ mỏ Nickel ở đây không " -Hình như tôi có nghe nói tới. Cộng đồng người Việt Nam ở tỉnh này lớn lắm có khoảng hơn năm nghìn người. Họ đều làm ăn khá giả như ông họ Bùi có một dẫy khách sạn phía chân đồi xa kia, ông Duy có cả một trung tâm điện tử lớn nhất thủ đô đấy...

Con đường Verdun trải dài đưa đến China Town, nhưng đa số các cửa tiệm đều do người Việt làm chủ. Ông chủ tiệm bách hóa đã 80 tuổi, tóc bạc phơ, còn tráng kiện minh mẫn và quắc thước tươi cười niềm nở:

-Thầy u tôi làm phu mỏ lâu lắm rồi, từ thời xa xưa, tôi sống từ bé ở đây. Vào năm 1963, chúng tôi theo đoàn người hồi hương, rồi cũng chẳng sống được dưới chính sách khắc nghiệt của Cộng Sản, phải quay lại đây. Thằng lớn cưới vợ mang từ Việt Nam sang, giờ tôi đã có ba cháu nội ...

Vào một trung tâm nữ trang khang trang thời thượng tại một góc phố lại tưởng nhớ tới cửa hàng Đức Âm thời nào ở phố Tràng Tiền, Hà nội xưa kia. Không khí mát ruợi do máy điều hòa tỏa ra so với cái nắng trưa hè gay gắt đang chan hòa bên ngoài. Bà chủ tiệm người Việt và các nhân viên nhẹ nhõm xinh xắn người Kanak đon đả tươi chào mời mua những chuỗi ngọc trai Tahiti, South Sea óng ánh sắc nước, đẹp mê hồn người mà giá chỉ rẻ bằng nửa so với đồng loại bán tại trung tâm Phước Lộc Thọ bên quận Cam, Cali.

-Quý vị từ đâu tới " Ôi, ở Cali, bên Mỹ thì sung sướng quá đi thôi.

-Bà từ Việt Nam qua đây làm ăn lâu chưa "

-Chúng tôi sinh ra ở đây. Các cụ qua theo diện phu mỏ, gọi là thế cho oai chứ làm nô lệ cho tụi thực dân Pháp, khổ ải nhục nhã lắm các bác ơi. Mười người chết bảy còn ba đấy. Như tôi cũng chẳng biết bố mẹ là ai nữa là. Làm con nuôi cho người ta, lớn lên, buôn bán, lấy chồng đẻ con...

-Ông nhà là người Pháp hay Việt "

-Dạ người Việt mới khổ chứ...(") Nghe nước nhà hết chiến tranh, vợ chồng kéo nhau về, tính ở hẳn. Khốn nỗi chẳng còn họ hàng hang hốc gì cả, rồi ông ấy ôm một số tiền bỏ đi theo một con bé " khốn nạn ", nhỏ hơn tới mười mấy tuổi. Tôi lại phải trở về đây hợp với con cái buôn bán lăng nhăng vậy thôi. Sống đâu quen đó mà, các bác ơi...

Chủ một tiệm hàng vải hoành tráng chiếm một góc phố, với hàng chục nhân viên, chị Tâm nói thông thạo tiếng Pháp và thổ ngữ Kanak:

-Các bác hỏi quê quán của em ư, nào có biết gì đâu. Em đẻ ở đây, ba mẹ làm phu mỏ chẳng hề nói cho em biết quê ở đâu, chỉ biết là người Việt. Chồng em cũng là người Việt đấy. Các cháu cũng đang học Đại học, hy vọng sẽ được sang Pháp hoặc Úc du học... Các bác muốn ăn phở à, để em gọi tiệm anh Phương, tiệm ngon nhất ở đây nhé...

Qua đường bên kia, phía trước công viên là một tiệm phở mang tên Tây, với các cô chiêu đãi viên người Kanak nhanh nhẹn theo lệnh thu xếp bàn ghế của một phụ nữ Á Đông, chắc mẩm là Việt Nam rồi:

-Làm cho chúng tôi một bát phở bò !

-Cửa hàng chúng em đang đóng cửa nghỉ trưa, tiếc quá các bác ơi. Em tưởng các bác là dân du lịch từ Việt Nam sang " Em cũng đã về Việt Nam mấy lần, vui thì vui thật, nhưng coi thế mà khó làm ăn lắm đấy bác ạ.

-Chị có thấy dân Việt sau 1975 sang đây lập nghiệp không "

-Theo chúng em biết chẳng có ai đâu, chỉ toàn là con cháu các cụ phu mỏ cũ như chúng em đây đấy thôi.

Nhìn lên bảng đề giá cả: Bát phở lớn giá chừng 9 đô Mỹ, cà phê loại thông dụng giá 3 đô...

Đi một quãng nữa là đến khu chợ, một số hàng quán vẫn còn sinh hoạt như thường. Bạn sẽ thấy những sạp bán tạp hóa, đồ tượng khắc, quần áo, quầy bán giò chả, món ăn làm sẵn, trái cây tươi đủ loại của miền nhiệt đới, quầy rau tươi mát, còn có cả rau muống, đọt bí rợ... Bạn sẽ lắng nghe họ nói chuyện với giọng Bắc Kỳ " cũ " với nhau, tiếng Kanak với thổ dân ào ào. Vui đáo để. Chẳng là cái giọng Bắc " chuẩn " bây giờ thì lơ lớ pha Thanh Nghệ như nước mắm nhĩ pha đường hóa học, còn cái anh Bắc kỳ di cư nói cứ như chồng Bắc vợ Nam ấy mà. Nghe được tiếng xưa yêu mến, nhìn thấy những khuôn mặt đồng hương rạng rỡ, hiểu được nỗi gian khổ của cha ông xưa kia và nỗi phấu đấu để tồn tại, mấy ai mà không vui, mấy ai mà không khâm phục.

Thế hệ " Chân Đăng " rồi đến hậu duệ " Nhau Ly "... rồi đến ... ở đâu đâu cũng chỉ thấy là người Việt Nam kiên cường, bất khuất, vững tiến mà thôi. Ngàn lần là thế đấy ! Thế rồi thành phố dần dần im lìm trong cơn siesta buổi trưa hè (mùa hè vào tháng 12 của miền Nam Bán Cầu), giữa cơn nắng gắt gao. Những cánh hoa phượng rơi đỏ rực rỡ trải dài trên lề đường được những dân Kanak lững lờ tay xách những bó rau muống xanh ngắt, dẫm lên thơ thới nhàn nhã như an phận.

34-content
Noumea là nơi có hơn 5,000 người Việt, hậu duệ của “chân đen”.
Hình từ trái: Linh mục nhạc sĩ Ngô Duy Linh từ Hoa Kỳ từng đến đây làm việc năm 1991.
Tiếp theo là một cửa tiệm của người Việt.


Về phía Đông Nam, cách Nouméa 50 cây số là Tùng Đảo (Isle of Pines, cũng thuộc Cộng Hòa New Caledonia) có khoảng 2000 dân gốc Kunies sinh sống. Xưa kia, một thời Pháp cũng lợi dụng dùng rượu, ma túy đầu độc thổ dân để xâm chiếm, đô hộ. Đây là thiên đàng của địa giới. Những cây tùng cổ đại cành uốn éo đan vào nhau thành vòm tỏa bóng râm trên cát, những dẫy phi lao thẳng tuốt xen kẽ hàng dừa rủ bóng, bao quanh vịnh Kuto và Kanumera, kìa là hòn đá thiêng (Sacred Rock) mà dân Kuníe tin rằng ai mà trèo lên sẽ gặp bất hạnh cho đời mình. Bãi cát trắng phau phau mịn như bột, như nước da mơn mởn của cô gái dậy thì, nước biển mầu xanh lục trong biếc trông rõ từng đàn cá đủ mầu quấn quít lững lờ đùa rỡn. Gió mát từng cơn mơn trớn, tiếng thông xào xạc reo ru hồn người lâng lâng xa lìa phàm tục.

Chỉ tiếc, còn vài anh Tây chị đầm đứng bán đồ lưu niệm tại vài lán, mặt mũi vênh vênh, gắt gỏng, trả lời cộc lốc, khinh khỉnh như chưa gột hết tì vết thực dân xa xưa.

ĐẶNG ĐỨC/ KIM VÂN
New Caledonia,
Dec. 8, 2010

Ý kiến bạn đọc
26/01/201610:36:55
Khách
viết thật dài và cũng...sai thật nhiều ! tiếc cho công sức người viết !
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Kể từ ngày quân Nga xâm lược Ukraine vào tháng hai 2022 đến nay, ít nhất 35 nhà báo đã chết tại Ukraine khi đnag làm công việc của mình.
Michelle Obama mang đến cho độc giả một loạt câu chuyện mới mẻ và những suy ngẫm sâu sắc về sự thay đổi, thách thức, sức mạnh, bao gồm cả niềm tin của bà: khi thắp sáng cho người khác. Chúng ta có thể khai sáng sự phong phú và tiềm năng của thế giới xung quanh, khám phá những sự thật sâu sắc hơn và những con đường mới cho sự tiến bộ. Rút ra từ kinh nghiệm của mình với tư cách là người mẹ, con gái, người phối ngẫu, người bạn và Đệ nhất phu nhân, bà ta chia xẻ những thói quen và nguyên tắc mà bà đã phát triển để thích nghi thành công với sự thay đổi và vượt qua những trở ngại khác nhau.
Tiểu thuyết gia người Sri Lanka Shehan Karunatilaka đã giành được Giải thưởng Booker 2022 cho cuốn tiểu thuyết thứ hai của mình, Bảy Mặt Trăng của Maali Almeida. Giải thưởng này không thể đến vào thời điểm tốt hơn cho Sri Lanka, một quốc gia từng vướng vào bất ổn chính trị và kinh tế, khi nước này phải trải qua một trong những cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất thế giới, với lạm phát tăng vọt, thiếu lương thực và nhiên liệu, và nguồn cung cấp hàng hóa ngoại quốc rất thấp. Và tất nhiên, chính phủ đã bị lật đổ vào tháng Bảy, sau khi Tổng thống Gotabaya Rajapaksa bỏ trốn sau các cuộc biểu tình lớn.
Nhà văn Mỹ gốc Việt Khánh Hà đã từng có nhiều tác phẩm tạo được tiếng vang trong cộng đồng văn học Hoa Kỳ; từng nhận nhiều giải thưởng; từng có một quyển sách được trao đến hai giải thưởng văn học giá trị của Hoa Kỳ cách nhau chỉ một tháng—đó là giải truyện ngắn 2020 William Faulkner Literary Competition trong tháng 9, 2020, và tháng 10, 2020 anh lại đoạt tiếp giải The 2020 Orison Anthology Award in Fiction từ tác phẩm The Woman-Child. Những điều hiếm có này đã được người viết trình bày trước đây trong bài Khánh Thúc Hà (Khanh Ha) Ngôi Sao Việt Tỏa Sáng Trên Vòm Trời Văn Học Hoa Kỳ, đăng trên Việt Báo ngày 29/10/2020. Và sau đó thì tuyển tập truyện ngắn A Mother’s Tale and Other Stories của anh cũng được C&R Press 2020 Fiction Award trao giải thưởng và phát hành năm 2021. Sẽ có bài viết khác về quyển sách đặc biệt này.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.