Trang Thơ

15/03/202310:01:00(Xem: 903)
Wilhelm_Lehmbruck_(1881-1919),_Mutter_und_Kind_(mother_and_child)_1918
Mother and Child (1918) -- Tranh Wilhelm Lehmbruck (1881-1919).



QUẢNG TÁNH TRẦN CẦM

 

 

ngày mưa không dứt

 

đứng bên kia đường

nhìn cơn mưa ngây ngất trút xuống

nỗi bất bình chín muồi

đôi chút ngạo nghễ

ngày làm biếng của mây trời

ngao ngán tê môi

 

ngồi bên này đường

tôi trôi mải mê trong kỳ bí 

bủa vây độc thoại chờ định hình

gió lùa qua cánh cửa khép hờ

chuỗi ngày bất ngờ trầm lắng

theo dòng nước cuốn trôi 

 

thời gian giãn nở

tôi co thắt trong tận cùng mênh mông

bỏ lại phía sau tháng ngày bươn bã

đây bát cơm đầy... 

 

 

đêm dài chơi vơi chắp cánh

 

mỗi tối hắn lang thang trong vô thức

sau một ngày cặm cụi tha từng hạt thóc

qua đồi cao lũng sâu xao xác tiếng chim

 

tiếng kêu khẩn trương thúc dục trí nhớ vẩn đục

mớ rêu phong đan chồng chéo chằng chịt

dày đặc rối rắm tựa mô hình thời không tưởng

 

hắn đói tiếng dương cầm ngọt lịm vụt thoát

từ ngôi nhà trước sân có cây hoàng lan

ngậm ngùi trong ký ức khói sương mờ mịt

 

hắn đói mùi cá kho tộ

đói tô canh chua của mẹ

(như đói độc lập tự do hạnh phúc  ̶ ̶ ̶  

không phải thứ logo biểu tượng vô nghĩa)

đói từ trong xương tủy

đói trong tận cùng DNA

 

từ ngôi nhà trước sân có cây hoàng lan sum sê

huyền thoại nở trăm phiên bản

chơi vơi trong điệp khúc dịu dàng thánh thót

giữa những tượng thú kỳ quặc

nhăn mặt nhe răng giương móng vuốt chực chờ

 

trong đêm đen trực giác rộng mở

mùi hoàng lan ngào ngạt nồng nàn

hắn quỳ trên nền đất khổ hạnh triền miên

khao khát uống cạn dạ khúc côn trùng

lắng nghe cảm xúc nhởn nhơ chắp cánh

 

và trong bầu trời đêm không trăng không sao

những giọt nước mắt cay xè

lặng lẽ lăn trên khuôn mặt khắc khổ của mẹ

ngày lại ngày qua

nào ai biết

nào ai hay

 

đây bát cơm đầy...

 

– Quảng Tánh Trần Cầm 

 

*

 

NGUYỄN HÀN CHUNG

 

 

Bạn vàng

 

Mười năm trước hắn bảo

tau kết hôn với nàng rồi mày ạ

Tôi nâng ly chúc mừng bạn kết hôn thành công mỹ mãn

Mười năm sau hắn bảo

tau ly hôn với vợ rồi mày ạ

Tôi cũng nâng ly chúc mừng bạn ly hôn thành công tốt đẹp

Hai năm sau nàng thành vợ tôi

Hắn tới chúc mừng tôi kết hôn thành công rực rỡ

Hai năm sau nữa tôi và vợ tôi ly hôn

Hắn lại tới chúc mừng tôi ly hôn thành công mỹ mãn

Nàng tái hôn với hắn và tôi lại chúc mừng 

Tình bạn chúng tôi không bao giờ phai nhạt.

bởi con hắn con tôi đều là con nàng.

 

 

Tù  yêu

 

Tôi bỏ tù tôi năm năm giọng Huế ba năm giọng nẫu

khi được trả quyền công dân tôi lại bỏ tù tôi mười năm giọng Bắc

cải tạo tốt tôi bỏ tù tôi một đời giọng Quảng

 

Giọng Huế nhẹ hều như hơi thở em phà vào môi tôi những chiều Huế mù sương trên sông Hương giọng nẫu hiền như thành Đồ Bàn hoang phế ngày Ghềnh Ráng hoang vu

giọng Bắc rót mật phù sa sông Hồng sông Thương vào thơ tôi dằn vặt

 

Giọng Quảng chưa mưa lạt mềm buộc chặt sóng nước Vu Gia Thu Bồn Trà Khúc

một gã thậm cù lần trong đời tỉnh thức khi mơ phá phách trong thơ

 

Tôi lại bỏ tù tôi trong thuốc lá cà phê trong những cuộc tình ăn bánh không cần biết giọng vùng miền không cần bận tâm suy nghĩ

 

Đã ghê

 

Đến tuổi không kham nổi yêu xác cánh cửa tù năm xưa lại về

người tình nguyện mất quyền công dân không còn trẻ

vẫn chiều chiều nắm tay vào chấn song phòng biệt giam

ngóng về phía gió chướng triều lên chờ đợi một con đò ảo ảnh

nếu như tôi không bước vào sau chấn song nhà tù

thì tôi không biết giọng nào đây nhốt tôi

trong căn nhà có mùi hương xưa phảng phất

gặm nhấm giọng chung thủy đơn âm tiết của tù yêu .

 

– Nguyễn Hàn Chung

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Thơ của hai thi sĩ Trần Mộng Tú & Đào Văn Bình
Đây là ngôi làng tiêu biểu của người Amish sinh sống ở vùng này. Làng được dựng lên để giới thiệu với du khách ghé thăm những sinh hoạt hàng ngày và những sản phẩm tiểu công nghệ có tính cách cổ truyền đặc thù của người Amish...
Khi tôi về làm dâu mợ, bà còn khá trẻ, khoảng năm mươi. Bà lanh lẹ, vóc dáng nhỏ và có khuôn mặt vui với nụ cười tươi. Bà luôn niềm nở cởi mở với mọi người. Bà như thế đó, chưa bao giờ làm buồn lòng ai và cũng chẳng ai quấy phiền chi bà...
Tôi đành vay mượn tên nhạc phẩm “Con đường mang tên em” của Trúc Phương để đặt cho con đường nhà tôi vì quá hợp lý luôn, không thể đặt tựa đề khác được. Con đường này dài hơn một cây số nhưng chỉ một đoạn đường ngắn nơi khu buôn bán gần những trại lính thật khó mà tin nổi 9 căn nhà liên tiếp nhau đã có 3 người con gái tên Thanh, thật ngẫu nhiên chúng tôi cùng lứa tuổi mới lớn, lại ngẫu nhiên nữa là có hai người cùng họ Nguyễn Thị…
Cuối tuần rảnh, cú phonetalk hai chị em cỡ chừng… hai tiếng chớ nhiêu! Chị hơn tôi 8 tuổi, cùng trang lứa với mấy ông anh tôi, nhưng vì hai chị em đã có dịp đi vượt biên (hụt) với nhau một chuyến, có hơn một tuần lễ vi vu Miền Tây, ăn ngủ cùng nhau, tâm sự đủ điều. Nhất là đêm cuối cùng chờ tàu lớn ra khơi, cả hai thao thức suốt đêm, nghe cả tiếng lục bình vật vờ trôi sông, rồi kể nhau nghe “chuyện con tim”…
Ô hay, đất cỏ bời bời / Xanh như huyễn mộng, ngọt lời hoan ca / Cúi đầu niệm chú Ba la... / Cỏ chôn vào đất... hóa ra thiền vườn?
Không hiểu lý do nào ông bà Hai lấy tên Hụi để đặt cho con mình. Lúc còn nhỏ, Hụi trông khôi ngô sáng sủa lắm. Hụi lại ít bị bệnh hoạn và rất chóng lớn. Năm lên bốn tuổi, Hụi đã lớn kịp anh ruột mình là Hùng, lớn hơn Hụi hai tuổi. Hai anh em cũng ham chơi, cũng nghịch ngợm như bao trẻ con cùng trang lứa trong vùng...
Thật ra, cho đến ngày "tan hàng" khăn gói đi tù, Nhạc chưa có một căn nhà cho vợ con chui ra, chui vào. Là một sĩ quan ở đơn vị tác chiến, anh chẳng có phương tiện gì để làm ra tiền, ngoài một đám lính chỉ biết bóp cò, gài mìn và hô xung phong, khi đụng trận. Với số lương trung úy, cộng thêm một vợ, ba con, được khoảng bốn chục ngàn đồng một tháng, mà tiền để xây hay mua một căn nhà nho nhỏ cũng gần hơn triệu bạc, nên Nhạc cứ khất đi, khất lại hoài, với Hậu...
Như đã có lần thổ lộ với anh: Đại khái là tôi được thả ra từ trại tù cải tạo vào cuối năm 1981, một mình về tạm trú tại căn nhà trong khu Thanh Đa, quận Bình Thạnh. Căn nhà này vốn được cho phép mua hồi bố tôi làm đốc công của Tổng Cục Gia Cư trước Bẩy Lăm. Ở tạm là vì đã có sẵn giấy báo là phải thu xếp ngay để đi vùng kinh tế mới ở nông trường Phước Bình, Phước Long. Vợ con vốn trước đấy, trong thời gian tôi ở tù, đã phải co cụm lại mới mong sống còn, rúm ró về cư ngụ nhà mẹ vợ; mình tôi vác xác đi kinh tế mới.
Sự trân quý đối với nghệ thuật đã giúp Lê Văn Khoa có cái nhìn tích cực, cầu toàn trong quá trình sáng tạo của ông, và xuất phát từ đấy những hoài bão ông ôm ấp từ thuở thiếu thời. Ông có nhiều hoài bão. Riêng bên lĩnh vực âm nhạc, nó là một giấc mơ, giấc mơ làm thế nào nhạc Việt có thể đi sâu vào dòng chính của âm nhạc thế giới, làm thế nào nhạc Việt vang vọng – và lấp lánh qua đó là bản sắc văn hóa Việt – từ các đại thính đường trang trọng khắp nơi...
300x250_CTA-Vietnamese-NguoiViet
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.