Trang Thơ

15/03/202310:01:00(Xem: 615)
Wilhelm_Lehmbruck_(1881-1919),_Mutter_und_Kind_(mother_and_child)_1918
Mother and Child (1918) -- Tranh Wilhelm Lehmbruck (1881-1919).



QUẢNG TÁNH TRẦN CẦM

 

 

ngày mưa không dứt

 

đứng bên kia đường

nhìn cơn mưa ngây ngất trút xuống

nỗi bất bình chín muồi

đôi chút ngạo nghễ

ngày làm biếng của mây trời

ngao ngán tê môi

 

ngồi bên này đường

tôi trôi mải mê trong kỳ bí 

bủa vây độc thoại chờ định hình

gió lùa qua cánh cửa khép hờ

chuỗi ngày bất ngờ trầm lắng

theo dòng nước cuốn trôi 

 

thời gian giãn nở

tôi co thắt trong tận cùng mênh mông

bỏ lại phía sau tháng ngày bươn bã

đây bát cơm đầy... 

 

 

đêm dài chơi vơi chắp cánh

 

mỗi tối hắn lang thang trong vô thức

sau một ngày cặm cụi tha từng hạt thóc

qua đồi cao lũng sâu xao xác tiếng chim

 

tiếng kêu khẩn trương thúc dục trí nhớ vẩn đục

mớ rêu phong đan chồng chéo chằng chịt

dày đặc rối rắm tựa mô hình thời không tưởng

 

hắn đói tiếng dương cầm ngọt lịm vụt thoát

từ ngôi nhà trước sân có cây hoàng lan

ngậm ngùi trong ký ức khói sương mờ mịt

 

hắn đói mùi cá kho tộ

đói tô canh chua của mẹ

(như đói độc lập tự do hạnh phúc  ̶ ̶ ̶  

không phải thứ logo biểu tượng vô nghĩa)

đói từ trong xương tủy

đói trong tận cùng DNA

 

từ ngôi nhà trước sân có cây hoàng lan sum sê

huyền thoại nở trăm phiên bản

chơi vơi trong điệp khúc dịu dàng thánh thót

giữa những tượng thú kỳ quặc

nhăn mặt nhe răng giương móng vuốt chực chờ

 

trong đêm đen trực giác rộng mở

mùi hoàng lan ngào ngạt nồng nàn

hắn quỳ trên nền đất khổ hạnh triền miên

khao khát uống cạn dạ khúc côn trùng

lắng nghe cảm xúc nhởn nhơ chắp cánh

 

và trong bầu trời đêm không trăng không sao

những giọt nước mắt cay xè

lặng lẽ lăn trên khuôn mặt khắc khổ của mẹ

ngày lại ngày qua

nào ai biết

nào ai hay

 

đây bát cơm đầy...

 

– Quảng Tánh Trần Cầm 

 

*

 

NGUYỄN HÀN CHUNG

 

 

Bạn vàng

 

Mười năm trước hắn bảo

tau kết hôn với nàng rồi mày ạ

Tôi nâng ly chúc mừng bạn kết hôn thành công mỹ mãn

Mười năm sau hắn bảo

tau ly hôn với vợ rồi mày ạ

Tôi cũng nâng ly chúc mừng bạn ly hôn thành công tốt đẹp

Hai năm sau nàng thành vợ tôi

Hắn tới chúc mừng tôi kết hôn thành công rực rỡ

Hai năm sau nữa tôi và vợ tôi ly hôn

Hắn lại tới chúc mừng tôi ly hôn thành công mỹ mãn

Nàng tái hôn với hắn và tôi lại chúc mừng 

Tình bạn chúng tôi không bao giờ phai nhạt.

bởi con hắn con tôi đều là con nàng.

 

 

Tù  yêu

 

Tôi bỏ tù tôi năm năm giọng Huế ba năm giọng nẫu

khi được trả quyền công dân tôi lại bỏ tù tôi mười năm giọng Bắc

cải tạo tốt tôi bỏ tù tôi một đời giọng Quảng

 

Giọng Huế nhẹ hều như hơi thở em phà vào môi tôi những chiều Huế mù sương trên sông Hương giọng nẫu hiền như thành Đồ Bàn hoang phế ngày Ghềnh Ráng hoang vu

giọng Bắc rót mật phù sa sông Hồng sông Thương vào thơ tôi dằn vặt

 

Giọng Quảng chưa mưa lạt mềm buộc chặt sóng nước Vu Gia Thu Bồn Trà Khúc

một gã thậm cù lần trong đời tỉnh thức khi mơ phá phách trong thơ

 

Tôi lại bỏ tù tôi trong thuốc lá cà phê trong những cuộc tình ăn bánh không cần biết giọng vùng miền không cần bận tâm suy nghĩ

 

Đã ghê

 

Đến tuổi không kham nổi yêu xác cánh cửa tù năm xưa lại về

người tình nguyện mất quyền công dân không còn trẻ

vẫn chiều chiều nắm tay vào chấn song phòng biệt giam

ngóng về phía gió chướng triều lên chờ đợi một con đò ảo ảnh

nếu như tôi không bước vào sau chấn song nhà tù

thì tôi không biết giọng nào đây nhốt tôi

trong căn nhà có mùi hương xưa phảng phất

gặm nhấm giọng chung thủy đơn âm tiết của tù yêu .

 

– Nguyễn Hàn Chung

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
Khi tình yêu đến độ mùi mẫn, khi hai tâm hồn hòa hợp đến mức không thể xa nhau, khi trái tim đã thuộc về nhau… Người con trai cất lời: “Em bằng lòng làm vợ anh không?” Đây là giây phút tuyệt đẹp, đẹp nhất đời, đây là cái khoảnh khắc tuyệt diệu nhất của kiếp người. Tình yêu thăng hoa bay bổng, hai người quyết định về với nhau, gắn bó với nhau, bây giờ thế giới của hai người là cả một cung trời mộng, mặt đất này là cõi địa đàng bướm hoa...
Gần đây cô cũng hay nghĩ về người chồng xấu số. Đúng ra cô thấy anh trong những giấc mơ. Cô thấy anh và cô đi dạo tại những nơi chốn thơ mộng của vùng đất cố đô nơi cô sinh ra và lớn lên. Những giấc mơ lạ, bởi cô gặp anh và kết hôn với anh khi cô đã vào Nam. Anh là người miền Nam và không hề ra thăm miền đất đó bao giờ. Nhưng trong giấc mơ cô thấy cô và anh thật rõ, khi thì ngồi bên nhau trong ngôi nhà cổ của ba mạ cô ở khu Gia Hội, khi thì thơ thẩn bên bờ sông Hương gần ngôi trường Trung học thân yêu của cô, khi thì đứng dưới bóng mát ngôi nhà thờ uy nghiêm sừng sững trên một ngọn đồi.
Thơ của hai thi sĩ: Thy An & Lê Minh Hiền
Thỉnh thoảng nổi hứng, ông bảo, để ông nấu nướng, bà dọn dẹp rửa chén. Ông nấu nhanh, mắm muối mạnh tay. Khi nghe ông thông báo trổ tài món thịt heo kho trứng, bà tưởng như lượng Cholesterol phóng vút lên trần nhà...
Sau khi công sản chiếm miền Nam Việt Nam họ chủ trương lùa dân thành phố đi kinh tế mới, một đề án to lớn mà rỗng tuếch vì không hề được đầu tư chuẩn bị. Bao nhiêu gia đình đã phải ra đi dù họ không hề mong muốn. Họ đập phá nhà cửa để lấy tôn, lấy gỗ hoặc là mang đến vùng kinh tế mới để cất lại nhà cửa, hoặc bán lấy tiền, nhà gỗ nhà tôn trở thành có giá trị hơn nhà xây gạch kiên cố vì còn lấy được những vật liệu...
Ngày 12 tháng 3 vừa qua, tác giả Trần Viết Ngạc vừa ra mắt cuốn sách "Bùi Huy Tín với Thực nghiệp Dân báo và Tràng An báo” tại Vườn Ý Thảo (số 3 Thạch Hãn, TP. Huế).
Thơ của các nhà thơ Nguyễn Quốc Thái, Nguyễn Thị Khánh Minh, Lưu Diệu Vân, Trần Hạ Vi, Trần Hoàng Vy.
Thuở xưa, theo lệ thường, những cô gái được tuyển vào cung bao giờ cũng phải được các vị nữ quan hoặc các viên thái giám dạy dỗ qua một hai khóa về lễ nghi để biết phép tắc cư xử trong cung, để ôn lại bổn phận người đàn bà, v.v... Một phụ nữ từ dân giả được tuyển vào cung, dần leo lên tới địa vị quốc mẫu lẽ nào lại không trải qua những khóa giáo dục đó? Khi đã được giáo dục mà không chịu theo phép tắc, hành động vượt lễ nghi đến nỗi gây tai tiếng trong dân gian thì khó ai chấp nhận được. Những động lực thúc đẩy mấy người “đàn bà yếu đuối” ấy dám đạp đổ cả lễ nghi của triều đình thường là tình yêu, tình dục, lòng tham... Liệt kê những phụ nữ này vào hạng “lộng hành phép nước” chắc hẳn không oan!
Luật sư biện hộ cho đây là do bệnh tâm thần gây nên. Có cách nào khác để giải thích cuộc mưu sát kỳ lạ này không?
Ông Bà Ly là tên mà gia đình chúng tôi nhắc đến người bảo trợ ở thành phố Perth khi nói chuyện với nhau, gọi bằng tiếng Việt cho dễ và thân mật. Tên thật của ông bà là Colin Russell và Meg Leith. Gia đình chúng tôi được chấp nhận cho đi định cư ở Úc và đến Perth, thủ phủ của tiểu bang Tây Úc vào mùa đông năm 1980...
Thầy THÍCH PHÁP HÒA sẽ có buổi thuyết pháp tại chùa Bảo Quang vào thứ bẩy ngày 22 tháng 4 năm 2023, lúc 2 giờ chiều
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.