Hôm nay,  

Phong Trào Học Anh Văn

03/11/200700:00:00(Xem: 4140)

Trên phương diện văn hóa, chữ nghĩa là phương tiện chuyễn tải, phát huy, lưu truyền và chia xẻ giá trị tinh thần và vật chất của các dân tộc. Trên phương diễn thực tế cuộc sống hàng ngày, chữ nghĩa là cần câu cơm cho cá nhân và gia đình. Rất mừng thấy lớp trẻ trong nước nhà VN đã ý thức được tầm quan trọng của nhu cầu hội nhập vào dòng sinh hoạt của thế giới, đã đi học Anh Văn rất nhiều. Dù Anh văn không được chánh quyền Mỹ, Anh, Uc giúp đỡ phổ biến như chánh quyền Pháp giúp những nước có nói tiếng Pháp, các trường công lập và tư thục ( trong nước bây giờ gọi là dân lập) mở lớp hay khóa dạy Anh Văn phát triễn rất mạnh, bỏ xa tiếng Nga, tiếng Pháp và tiếng Hoa phổ thông chánh yếu dành cho dân học ngoại giao.

Tự nhiên cái gì cũng có những trục trặc ban đầu -- khó tránh. Báo chí trong nước đã "đề cập tới tình trạng cạnh tranh thiếu lành mạnh giữa các cơ sở dạy ngọai ngữ tại TP Sài Gòn trong chiều hướng không có lợi cho học viên” như  Thanh Quang đã nói trên Đài Á châu Tự do khi "tìm hiểu về tình hình này". Nhà cầm quyền CS cũng "đang chấn chỉnh hoạt động của các cơ sở ngọai ngữ, và sẽ nhắc nhở hoặc xử phạt những cơ sở nào quảng cáo không trung thực", như "ông Nguyễn Văn Cương, Trưởng phòng Giáo dục Thường xuyên thuộc Sở Giáo dục Saigon,” thủ đô kinh tế của cả nước.

Mới đây báo Người Lao Động nói các cơ sở dạy Anh văn quảng cáo nhiều mà "chất lượng" giảng dạy chẳng bao nhiêu. Một số học viên "ngán ngẩm" vì họ cho rằng "nhìn ngòai thấy vậy nhưng học thì chán lắm". Nhưng Giáo sư Lê Huy Lâm, Giám đốc Trung tâm Ngọai ngữ thuộc Đại học Quốc gia TPSG nói,  coi vậy chớ  chưa có vấn đề gì " lớn", học viên sẽ chọn lựa theo nguyên tắc thị trường. Điều quan trọng là "ngoại ngữ nói chung vẫn đóng góp hữu ích cho việc đất nước hội nhập." Nhưng Ong cũng thừa nhận có phần "chưa tốt trong việc dạy ngoại ngữ ở Việt Nam, đó là cách giao tiếp chưa được mạnh". Ong nhấn mạnh thành phần giảng dạy tiếng Anh, "về kiến thức hàn lâm, ý tôi muốn nói là ngữ pháp nền tảng và khả năng đọc hiểu thì rất tốt. Chỉ có điều hơi yếu là về kỹ năng nghe - nói của họ thì chưa được tốt lắm. Cách dạy về nghe - nói ở Việt Nam chưa được hiện đại lắm."

Người ta hy vọng chương trình và bài học liên quan đến  cái mà Gs Lê huy Lâm  gọi kà  "kiến thức hàn lâm" bây giờ không rơi vào vết xe cũ thời CS ở ngoài Bắc. Sinh viên phải học những "biệt ngữ", những "từ" cao cấp  dành cho những người làm chánh trị xài như "thực dân mới, đế quốc, cách mạng, hiến pháp, du kích, chiến tranh nhân dân" v.v. Nhưng khi cần nhờ người Pháp chỉ đường, gọi một ly bia, mua một đôi vớ thì không có chữ để xài. 

Còn cái yếu  trong việc dạy "nghe và nói" không phải mới đây, mà từ thời Việt Nam Cộng Hòa cũng đã có. Thời Chiến tranh VN, ở Miền Nam dù có lúc hàng nửa triệu ngươi Mỹ sống và chiến đấu ở VN, vấn đề "nghe nói"  Anh văn vẫn là vấn đề khó đối với người  dạy cũng như người học. Lý do, thành phần giảng huấn đa số là người Việt. lớn tuổi thì hấp thụ Anh văn đọc theo kiểu Anh hay Anh Hồng Kông và bị ảnh hưởng giọng Pháp, với bộ Anglais Vivant. Thành phần đi Mỹ về hay đi tu nghiệp Mỹ đều quá cái tuổi có thể  phát âm chuẩn được, khó nói theo kiểu "chuẩn mực" (standard) của truền thông đại chúng Mỹ, dùng câu và lời người học Anh văn từ thuở bé với người Mỹ. Đa số người Việt học Anh văn bằng cách học chữ và văn phạm, nên "kiến thức hàn lâm", đọc hiểu  giỏi nhưng nói không giỏi là chuyện cố nhiên. Đa số người Việt - trừ lớp người sanh ở Mỹ, Anh,  Uc -- nói Anh văn mà theo thói quen gần như phản xạ, nghĩ bằng tiếng Việt vì tiếng Việt là tiếng mẹ đẻ, đã sử dụng gần nửa đời người nên tiếng Việt hiện lên trước ngoại ngữ. Đó là thói quen không dễ sửa theo luật tâm lý.

Trên thực tế người Việt học Anh văn đâu để trở thành Shakespeare mà đề giao tế trong công ăn việc làm, nên khả năng nghe để hiểu và nói để trả lời cho đúng và kịp thời cần hơn kiến thức hàn lâm. Nhưng mà chẳng sao cả, thước dạy thầy, cây dạy thợ mà. Không nghe rõ thì hỏi, người Anh, Mỹ chẳng phiền hà gì khi được hỏi lại, trái lại xem đó là người đối thoại chú ý đến nội dung, có khi còn thích hơn nữa. Nhứt là chữ như “didn't,”  mà hỏi lại có phải “did not” không, thì người Mỹ đánh  giá đó là  người cẩn trọng. Nói sai âm, sai chữ, sai văn phạm thì sửa lại miển đừng tự ái, đừng mắc cỡ miệng, không chịu nói thì không bao giờ hội nhập vào Anh văn được. Cứ tin tưởng người Mỹ biết người đối thoại là người không phải Mỹ và tiếng Mỹ là tiếng mẹ đẻ của người Mỹ, mình nói có sai âm, sai văn phạm, họ vẫn không trách và cố gắng hiểu với sự cảm thông dễ dàng. Chỉ có đứng ngậm miệng để đặt câu sao cho đúng văn phạm, đứng thờ ra để kiếm chữ Anh cho đúng để dịch ý mình nghĩ bằng tiềng Việt, hay cố gắng nói nhanh như Anh, Mỹ là người Mỹ không hiểu hay khó hiểu thôi. Cứ  tự an ủi để yên tâm, coi vậy chớ mình vẫn đỡ hơn người Mỹ, tối thiểu làu thông  thêm một ngôn ngữ khác, tiếng Việt, Hoa, Miên, hay Pháp. Chớ người Mỹ không được như mình; đại đa số người Mỹ - trừ chuyên viên và ngành nghề  --  nhờ nước lớn, ngôn ngữ mạnh nên ít học và nói tiếng ngoại quốc.

Do hoàn cảnh lịch sử thời cách mạng kỹ nghệ Au châu, và thời thực dân Anh, và sau Đệ nhứt và Đệ nhị Thế Chiến, Mỹ trở thành đệ nhứt siêu cường thế giới, tiếng Anh là ngôn ngữ nhiều vùng trên thế giới nói nhứt. Nhưng  Anh văn  vẫn là ngôn ngữ  chỉ có 10%  dân số thế giới dùng; sau tiếng Tàu 20%, Y pha nho 6% (Peter Atalas 1990). Thời Tin Học với Mỹ đệ nhứt siêu cường, quê hương của máy computers và Internet, tiếng Mỹ phát triễn rộng hơn. Nhưng Anh văn có nhiều thứ, Anh văn của Anh, Anh  văn của Mỹ, Anh văn của Uc. Ngay trong nước Mỹ cũng có nhiều thứ Anh văn, có nhiều chữ người Miền Đông dùng khác người Miền Tây, nhiều chữ người Cali phát âm hơi khác người Massachusetts. Đó là chưa nói có những thứ Anh văn cách dùng chữ, làm câu hết sức chuyên môn mà ai cũng sợ là khó hiểu, và đang có khuynh hướng thay thế bàng Anh văn bình di, dễ hiểu và phổ thông hơn, như thay vì chữ hypertension thì dùng chữ high blood pressure.

Mới đây, Dân biểu  Bruce Braley (Dân chủ -Iowa)  của Mỹ đã cùng 20 đồng viện đồng tác giả đệ nạp dư luật qui định bỏ những chữ rườm rà, hào nhoáng, cách hành văn mắc nghéo, nhiêu khê trong các công văn hành chánh, pháp lý chi phối sinh hoạt xã hội Mỹ. Dự luật yêu cầu các cơ quan công quyền Mỹ phài dùng Anh văn bình dân, giản di (plain English), tránh xa những biệt ngữ, danh từ quá chuyên môn (globbledgook). Ô Braley là một luật sư nên hiểu nền hành chánh, tư pháp, quốc hội Mỹ là những lò sản xuất ra biệt ngữ. Không phải riêng DB Braley mà Phó TT Al Gore và Cựu TT Clinton, một người ăn nói khéo léo, cũng ngán  thứ Anh văn  đặc biệt này. Năm 1998, TT Clinton đã ra chỉ thị cho tất cả cơ quan hành pháp dùng Anh văn bình dân, giản dị. Ô Annetta Cheek, đồng chủ tịch của một cơ quan phi chánh phủ kết luận "Chúng tôi mạnh dạn tin rằng, chánh quyền sẽ tiết kiệm nhiều tiền bạc và thời gian nếu viết Anh văn rõ ràng, giản di." Và Ô Akaka, một công dân Mỹ lão thành, đại diện cho một số cựu chiến binh và người đóng thuế mẫn cán cho nhà nước bày tỏ hy vọng, với đạo luật Anh văn giản dị nếu ra đời thì điền những mẩu đơn của liên bang sẽ như không còn như  trò chơi đố chữ trên ô vuông rắc rối nữa.

Ngay người Mỹ cũng không dám tự hào là giỏi tiếng Anh, thì người Việt ở nước nhà VN không có gì phải mặc cảm với việc học Anh văn để hòa nhập vào dòng sinh hoạt chung của thế giới. Phương chi  biết thêm một thứ tiếng là càng yêu tiếng Việt, làm tiếng Việt phong phú hơn.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.