Hôm nay,  

Bản Tin Cđnvtd/uc 26/6/2003

07/07/200300:00:00(Xem: 3969)
Nghị Viện A.C.T thông qua nghị quyết yêu cầu cho thuyền nhân Việt ở Phi được qua Úc đoàn tụ

Ngày 25/6/2003, Nghị Viện Australian Capital Territory đã biểu quyết thông qua một Nghị Quyết yêu cầu chính quyềân liên bang Úc cho số 648 người Việt ở Phi, tức 201 gia đình, được qua Úc đoàn tụ với anh chị em họ, dì dượng v.v. Nghị Quyết này do Nghị Sĩ Karin MacDonald (ALP, vùng Brindabella) đưa ra, và đã được thông qua với 100% số phiếu.
Cuộc vận động để có được Nghị Quyết này là một phần trong nỗ lực của để dọn đường chuẩn bị cho một cuộc gặp gỡ giữa CĐNVTD với Bộ Trưởng Di Trú vào gần cuối năm nay để yêu cầu ông có quyết định thuận lợi cho số thuyền nhân này, đã kẹt lại ở Phi từ khoảng năm 1989 đến nay. Một số Nghị Viện tiểu bang khác cũng có thể sẽ có một Nghị Quyết tương tự trong tương lai, để tăng thêm sức thuyết phục với chính quyền liên bang. Tại Lãnh Thổ ACT, cuộc vận động này được phối hợp bởûi ông Matthew Swainson, một Luật Sư vừa về Canberra làm việc sau khi tình nguyện qua làm việc khoảng 4 tháng ở VP Manila để giúp thuyền nhân Việt; và ông Lê Duy Tường, Phó Chủ Tịch của Ban Chấp Hành CĐNVTD/ACT. Nghị Sĩ Karin MacDonald là dân biểu địa phương của LS. Swainson.
Trong bài diễn văn đệ trình dự thảo Nghị Quyết, bà MacDonald nói: "Tôi yêu cầu chính quyền liên bang cấp chiếu khán cho số 648 người này. Hiện nay họ đang ở trong tình trạng không có giấy tờ chính thức (vì không có giấy thường trú). Họ không muốn trở về Việt Nam vì họ sợ bị đàn áp, và mối lo sợ đó có lý. Chắc Nghị Viện cũng còn nhớ, mới đây Aân Xá Quốc Tế đã tổ chức một chiến dịch gởi email rầm rộ để làm áp lực nhà cầm quyền VN thả Lê Chí Quang. .. Tôi xin kể quý vị nghe về trường hợp anh Hồng Hải. Sau 1975, cha của anh bị bắt, và bị tra tấn đến bại liệt. Tài sản gia đình bị tịch thu, và cả gia đình bị gởi đến một vùng "Kinh Tế Mới". Sau đó, Hải bị khước từ không cho vào đại học vì lý lịch gia đình .. Năm 1989, anh vượt biển và, sau 9 ngày gần như không ăn uống, đến được Phi Luật Tân. Khi thanh lọc, người ta đòi tiền, nhưng anh không có, thế là bị rớt thanh lọc .. Anh có người cô ở Victoria muốn bảo lãnh, nhưng anh và gia đình chưa được qua vì ông Philip Ruddock không cấp chiếu khán .. [Việc bảo lãnh đoàn tụ gia đình những người đồng bào ở Phi] là vấn đề mà cộng đồng Việt ở Úc rất quan tâm, và tôi xin chào mừng một số thành viên trong cộng đồng Việt đang có mặt ở hàng ghế quan sát ở Nghị Viện, là Toi, Belinda, Dũng, và một người nữa mà tôi chưa được làm quen"
Sau đó, các Nghị Sĩ Roslyn Dundas (đảng Dân Chủ) vàø Kerrie Tucker (đảng Xanh) phát biểu để hoàn toàn ủng hộ Nghị Quyết trên. Các Nghị Sĩ Brendan Smyth (thủ lãnh đảng đối lập Tự Do) và Steve Pratt (Tự Do) cũng lên tiếng ủng hộ Nghị Quyết, nhưng ông Smyth muốn đổi câu "yêu cầu cấp visa" thành "yêu cầu xét đơn xin visa". Oâng Pratt đề nghị viết thêm một đoạn luận tội nhà nước CSVN đã đàn áp thuyền nhân đưa đến việc họ phải vượt biên. Cả hai đề nghị này đều không được thông qua, Nghị Quyết được thông qua nguyên văn. Tuy không bỏ phiếu chống, nhưng đảng Tự Do cũng không bỏ phiếu thuận.


CĐNVTD/UC lên tiếng về chính sách Ngược đãi thuyền nhân của Úc

[Bản Tin CĐNVTD/UC 26/6/2003] Ngày 25/6/2003, qua một bài bình luận đăng trên nhật báo toàn quốc The Australian, CĐNVTD/UC lên tiếng trách chính quyền Úc về chính sách giam giữ trẻ em thuyền nhân Trung Đông, và cũng nhân đó phổ biến về việc Bộ Di Trú đối xử vô lý đối với người Việt xin tỵ nạn tại Úc.
Được biết, tuần trước đó, Toà Án Gia Đình, trong một vụ kiện bởi luật sư đại diện cho vài trẻ em thuyền nhân người Trung Đông, đã tuyên bố một vài quyết định đáng chú ý: rằng Toà này có quyền phán quyết về vấn đề trẻ em thuyền nhân bị giam giữ, chứ không phải chỉ về trẻ em khi cha mẹ ly dị; và rằng việc chính quyền giam giữ một cách vô hạn định các em trong trại tị nạn là bất hợp pháp. Tuần này, chính quyền Úc công bố họ sẽ kháng án lên Toà Án Tối Cao.


Đây là lần lên tiếng mới nhất, và là một phần trong nỗ lực của CĐNVTD/UC để lên tiếng về những vấn đề chung của xã hội, nhất là những đề tài mà cộng đồng Việt hiểu rõ vì là cộng đồng tỵ nạn. Vài lần trước là vào tháng 5, qua một bài quan điểm đọc trên ABC Radio National về việc 2 chiếc thuyền người Việt tị nạn, và vào tháng 4 qua một bài quan điểm trên nhật báo Herald Sun về những bất công trong hệ thống thanh lọc tị nạn của nước Úc.
Dưới đây là nội dung bài của ông Đoàn Việt Trung, Chủ Tịch liên bang của CĐNVTD, trong tiết mục Quan Điểm. Tựa đề, do báo này đặt, là:"Hãy để yên cho toà phán quyết về các vụ giam giữ thuyền nhân".
"MẸ ơi, cái đó là gì vậy"", một em thiếu niên hỏi, tay thì chỉ một con chó. Một em nhỏ khác thì không thể hiểu được tại sao cái cây không biết đi. Không, những em bé người Việt này không phải là người bất bình thường. Chỉ vì các em sinh ra trong trại tỵ nạn ở Hồng Kông, trước khi được tha thì chưa từng thấy một con chó hay một cái cây.
Đối với những người tranh đấu cho người tỵ nạn Việt Nam như tôi, thì vụ phán quyết của Toà Án Gia Đình gần đây là một trong những việc xa xưa nay trở lại. Nhiều việc cũ đang tái diễn: nào là trẻ em bị khổ sở, nào là thuyền nhân tự tử hay tự hủy hoại thân thể mình, nào là chính quyền cấm không cho báo chí được vào trại tỵ nạn. Ngoài ra, lại cũng có những luận điệu cũ nay kéo ra dùng lại.
Hồi thập niên 1990, tôi cùng một số người khác trợ giúp cho một nhóm luật sư giúp người tỵ nạn ở Hồng Kông để chống lại việc chính quyền nơi đây giam giữ thuyền nhân và con cái của họ. Có một số vụ kiện của chúng tôi lên đến tận Toà Án Tối Cao của Anh Quốc. Quỹ của chúng tôi chẳng có bao nhiêu, thường thì chúng tôi thua kiện, nhưng đôi khi cũng thắng. Mà khi chúng tôi thắng, thì bao giờ chính quyền nơi đây cũng buộc tội là quan toà đã "làm chính trị trong toà" (ghi chú: dịch chữ judicial activism, tức là dùng quyết định của toà để đi ngược lại ý muốn của Quốc Hội khi viết ra bộ luật), và họ kháng án hoặc thay đổi luật để lật ngược kết quả lại.
Một vấn đề chính nơi đây là chính quyền Úc nói họ e rằng thuyền nhân sẽ mang theo con cái của họ, để khi các em được tự do thì họ cũng được tự do theo. Thế nhưng, nếu bạn là một người tầm trú người Iran, thì dù sao bạn cũng mang con mình theo, nếu bạn tin rằng để chúng lại thì sẽ bị chế độ trừng phạt nặng nề, bằng cách móc mắt chẳng hạn.
Còn nếu chính quyền Úc muốn ám chỉ là sẽ có thuyền nhân mang theo con của người khác để giả làm con của mình, thì chính quyền Úc có cả cái búa thật lớn để đập tan hạt điều này. Tôi biết rõ về trường hợp một người Việt kia mới đây qua Úc rồi xin ở lại tỵ nạn. Viên chức Bộ Di Trú bác đơn, với lý do là, này, "Việt Nam đã được bầu vào làm một thành viên của Ủy Hội Nhân Quyền LHQ, vậy thì đây là dấu hiệu cho thấy tình hình nhân quyền ở Việt Nam đang cải thiện". Có ai còn ngạc nhiên không nếu trong tương lai Bộ Di Trú cũng đưa những lý luận vô lý tương tự để bác bỏ các trẻ em, ngay cả con ruột"
Thế nhưng, một vấn đề lớn hơn cả vấn đề thuyền nhân nữa, là một cuộc chiến khổng lồ: hành pháp luôn muốn đẩy tư pháp ra một bên. Sâu tuốt bên trong bộ luật Di Trú, và một số đạo luật khác, là một điều khoản rất mạnh nhưng lại không mấy ai biết đến. Những điều khoản này, mà người ta thường gọi là "điều luật riêng" (privative clause), cấm toà án không được sửa lại những quyết định sai trái của các bộ sở, dù cho các quyết định đó có bất công, dù cho người viên chức khi quyết định thì đi lạc đề hay không đếm xỉa đến những yếu tố quan trọng, và dù cho người dân không được quyền trả lời trước người viên chức đó.
Bởi vậy, nên khi một vị Bộ Trưởng lên tiếng chỉ trích quan toà đã "làm chính trị trong toà", chúng ta nên hiểu rằng ý của họ là "Này quan toà, hãy tránh ra chỗ khác". Điều này không tốt gì mấy cho chế độ dân chủ của chúng ta. Và khi một vị Bộ Trưởng nói cần phải "đóng lại lỗ hổng trong bộ luật", câu đó có thể có nghiã là "thà phạt lầm còn hơn tha lầm", hoặc là "Phải phạt kẻ vô tội để răn đe những kẻ vô tội khác". Điều này, quả rất đáng sợ.
Người viết: Đoàn Việt Trung, Chủ Tịch liên bang của CĐNVTD

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.