Hôm nay,  

Vẫn Như Cũ

30/06/200600:00:00(Xem: 1658)

Tam đầu chế Nhà Nước của CS Việt Nam đã thoát thai trót lọt như sau. Quốc Hội bỏ thăm một cái rẹt cho Nguyễn phú Trọng làm Chủ tịch Quốc Hội. Kế đó Trọng giới thiệu Nguyễn minh Triết, Quốc Hội bỏ thăm một cái rẹt cho làm Chủ tịch Nước. Và tiếp theo Triết giới thiệu Nguyễn tấn Dũng, Quốc Hội bỏ thăm một cái rẹt cho làm Thủ Tướng. Quốc Hội biểu quyết không cần thắc mắc, hợp thức hóa không cần bàn cãi -- làm cho có hình thức, cho có lệ - không hơn không kém. Không có gì mới ở Việt Nam, Tây nói rượu cũ bình cũ; Việt nói vũ như cẩn, vẫn như cũ.

Không sai. Về hình thức và nguyên tắc, những ai ăn học sách vở chánh trị, hành chánh công quyền học Tây Phương có thể cho đây là một thay đổi gần toàn bộ ba nhà lãnh đạo guồng máy công quyền quốc gia. Đứng về mặt thời gian đây là một thay đổi lớn lao nhứt trong vòng năm năm trở lại đây của Nhà Nước Cộng Hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Đứng về mặt tuổi tác đây là một sự trẻ trung hóa  hàng ngũ lãnh đạo quốc gia.Trong vài tiếng đồng hồ Quốc Hội đã biểu quyết một cái rẹt đồng ý cho Thủ Tướng Phan văn Khải 72 tuổi, Chủ Tịch Nước Trần đức Lương 69 tuổi, và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn văn An 68 tuổi xin từ chức. Để Nguyễn minh Triết 63 tuổi, bí thư thành ủy TP Sài Gòn, Nguyễn tấn Dũng Phó 56 tuổi Phó Thủ  Tướng thứ nhứt, Nguyễn phú Trọng, 62 tuổi  Bí Thư TP Hà Nội-lên thay. 

Nhưng về nội dung và thực chất, nếu theo sát các sự kiện có trước có sau, thì thấy Quốc Hội chỉ đóng vai trò hợp thức hóa, một cách hình thức, chiếu lệ quyết nghị của Đảng CS trong Đại Hội X, cụ thể là của Bộ Chánh trị do Ô. Nông đúc Mạnh hãy còn tại vị. Cả ba lên và xuống đều từ Bộ Chánh Trị của Đảng mà ra. Ba người lên thay thế đã được chính Đảng CS "đầu tư, bồi dưỡng" nhiều năm trước rồi.. Cả ba đã đã được Đảng chỉ định làm bí thư thánh ủy hai trung tâm kinh tế và trung tâm chánh trị lớn nhứt nước mấy năm rồi và phó thủ tướng thứ nhứt cả mấy năm trước rồi. Và gần đây nhứt, Đảng đã chánh thức chuẩn bị đưa tam đầu chế này lên nắm Nhà Nước. Không những thế mà ba người ra đi cũng đã chuẩn bị từ tháng Tư trong thời kỳ các "hội nghị trù bị". Người lên kẻ xuống đều do Đảng, vì Đảng, của Đảng CS. Đảng CS đã nắm trọn quyền hành, đảng quyền, quân quyền, chánh quyền cả nước từ năm 1975. Quyền hành toàn đảng tập trung vào tay một chục ngoài người gọi là Bộ Chánh trị. Cả ba người xuống  cũng như ba người lên đều xuất thân từ cái Bộ ít người, ít bằng cấp, nhưng quyền hành rộng, lớn nhứt của nước do chế độ CS thống trị độc quyền. Do hai Ong Đỗ Mưới và Lê đức Anh hồi dương liệt lão Thái Thượng Hoàng giựt dây, quyền thế lớn nhứt nhưng vô trách nhiệm trước người dân nhứt vì trên nguyên tác Ong chẳng có làm gì để qui trách hình sự được và cũng không thể bãi miễn được.. 

Quốc Hội còn họp thức hóa một số trung ương ủy viên của Đảng cũng do Bộ Chánh trị đã quyết định cho ra làm Bộ Trưởng Ngoại Giao, Tài Chánh, Giao Thông Vận Tải, Y tế Văn Hóa và Thông tin, làm xong Bộ Chánh trị mới cho về đơn vị nghỉ và làm các chức vụ hành chánh của mình vì đại biểu nhân dân của CS  được quyền kiêm nhiệm vhức vụ nhà cầm quyền hành pháp.

Vậy là những người lên cả kẻ xuống đều do và vì Đảng CS Hà Nội, và là người của Đảng, vì Đảng, do Đảng cả--  từ cái lò Đảng mà ra, do cái Bộ Chánh trị đưa ra, và phải làm việc theo chánh sách và đường lối của Bộ Chánh trị đưa ra. Còn Bộ Chánh trị thì vẫn rập khuôn theo đường lối đưa người theo kiểu CS. Theo kiểu mấy nhà chánh trị Tây gọi biên chế biểu (nomenclaturat), Việt gọi là  sống lâu lên lão làng ngày xưa bây giờ gọi là Xếp Hàng Chờ Ngay, tiếu lâm lấy 4 chữ  XHCN là chữ đầu của Xã Hội Chủ Nghĩa.

Trẻ trung hóa lãnh đạo ư" Không. Nhìn số tuổi bên ngoài thì có đó nhưng cần coi lại. Tài năng không có tuổi. Ô. Nguyễn phú Trọng mới 62 tuổi thật nhưng xem lại việc Ong lãnh đạo Hà Nội, người ta thấy ông là một người CS "cực kỳ" bảo thủ. Còn Nguyễn tấn Dũng cũng bảo thủ cực kỳ, thân Trung Cộng dù là gốc Nam Kỳ lục tỉnh. Mà bảo thủ thường là bịnh của người già về tâm lý. Ô. Nguyễn minh Triết được xem là  một bí thư tỉnh ủy dám làm ở Bình Dương tỉnh nhà của Ong rồi tiến về Saigon. Với sức mạnh kinh tế của Miền Nam, người ít học như Ô. Nguyễn văn Linh sanh Bắc nhưng sự nghiệp chánh trị ở  Nam, Ô. Võ văn Kiệt Nam chánh tông mà còn vọt lên được Tổng Bí Thư, Thủ Tướng, thì huống hồ gì Ô. Triết có học khá hơn về Toán học. Ong Triết lên không phải vì trẻ vì Ong là người bị bịnh hậu nặng (ung thư tiền liệt tuyến) . Ong lên là vì Miền Nam kinh tế mạnh, Saigon đóng góp một tỷ lệ rất lớn cho ngân sách quốc gia, và là bí thư thủ đô kinh tế, nơi nào làm ra tiền người nơi đó có quyền.

Sau cùng, thế cho nên không ai tin là những người mới lên này đem lại cái gì mới cho nước cho dân Việt Nam. Người ta tin tam đầu chế này vẫn đi theo con đường của những người cũ. Hầu hết những nhà phân tích thời cuộc và nghiên cứu tập tục công quyền CS đều đồng ý một nhận định này. Chánh sách, đướng lối của người CS không tùy thuộc con người, mà tùy thuộc xu thế của phe phái mạnh trong nội bộ của Đảng. Cá nhân của người cầm quyền không thay đổi chánh sách đường lối của Nhà Nước được. Chánh sách, đướng lối của nhà cầm quỳên tùy thuộc Đảng, cụ thể là phe mạnh trong Đảng và Bộ Chánh trị. Chánh phủ, Nhà Nước chỉ thi hành lịnh của Bộ Chánh trị nếu muốn tồn tại.

Nhưng nói tới thì cũng phải nói lui, sư thay đổi con người trong Nhà Nước kỳ này dù gì đi nữa cũng phần nào đem lại bộ mặt mới cho CS Hà Nội về măt ngoại giao và giao thương. Đó là sự dọn mình để đón rước TT Bush đến Hà Nội dư hội nghị thượng đĩnh Diễn Đàn Hợp Tác Kinh tế Á châu Thái bìng dương APEC vào tháng 11 và gia nhập Tổ chức Thương Mại Thế giới WTO.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.