Hôm nay,  

Diễn Đàn Độc Giả

12/01/200400:00:00(Xem: 4588)
Xin góp thêm về tiểu sử họ Hồ Dương Thành Đô – Melbourne

Nhân đọc báo Xuân SGT, trong bài “Chuyện phiếm mùa Xuân - hợp tác xã nông nghiệp” của Việt Phong viết về Cáo Hồ ở cột 4 có đoạn: Mẹ Quốc có thai trước khi lấy cụ Nguyễn Sinh Sắc và bố ruột của hắn là Hồ Sĩ Tạo. Tiểu sử họ Hồ đã có nhiều tác giả đề cập đến (Cao Thế Dung, Bùi Tín, Trần Quốc Vượng...) nói chung đều giống nhau: Hồ Sĩ Tạo là gia sư của nhà họ Hà, tằng tịu với cô Hà Thị Hy để có mang rồi đem gán cho Nguyễn Sinh Nhậm để tránh tiếng xấu (vì ông Tạo đã có vợ) sau đó sinh ra một trai được ông Nhậm cho mang họ của mình là Nguyễn Sinh Sắc. Sau ông Sắc được một gia đình họ Hoàng nuôi cho ăn học và gả con gái mình là Hoàng Thị Loan cho. Như vậy Hồ Chí Minh là cháu nội của cụ Hồ Sĩ Tạo chứ không phải là con, vì nếu chi tiết này không đúng thì bà Nguyễn Thị Thanh và ông Nguyễn Sinh Khiêm tức Đạt là con của ai nữa trước khi bà Loan về làm vợ ông Sắc (hay cả hai người này là con riêng ông Sắc)"
Chuyện “Hợp tác xã nông nghiệp” tuy là chuyện phiếm nhưng viết dựa trên những tài liệu lịch sử về một nhân vật có tai tiếng, vì thế sự chính xác nên phải có. Tôi không biết có tài liệu nào khác về thân thế họ Hồ (nếu có xin mách hộ). Chỉ xin đóng góp chút ý kiến như trên nếu không đúng xin quý vị chỉ giáo cho.

*

Những giáo viên về VN tu học không xứng đáng để dạy con cái chúng ta!

Phan Tấn Bình - Granville NSW

Trong mục “Diễn Đàn Độc Giả” do ông Hoàng Tuấn phụ trách, tôi đặc biệt theo dõi các ý kiến độc giả về việc một số giáo viên dạy môn Việt ngữ ở Úc về Việt Nam để được cán bộ giáo dục Cộng sản dạy dỗ. Trong SGT số ra ngày 2/12/2003, tôi chú ý tới ý kiến của chính ông, và của bà Jessy Tu, một nhân viên của Saturday School of Community Languages. Nhận thấy đây là một vấn đề quan trọng đối với con em chúng ta nên tôi phân tích kỹ càng vấn đề này. Xin quý báo rộng lượng cho đăng trên SGT để cộng đồng chúng ta cùng lưu tâm.
Theo bà Jessy Tu thì chương trình đi Việt Nam học do chính phủ liên bang Úc thành lập trong năm nay và sẽ có 20 giáo viên từ khắp nơi trên toàn nước Úc sẽ về VN để “tu nghiệp”. Nhưng theo tôi biết, vì từ 9 năm trước, đã có 4 giáo viên về Việt Nam rồi và sau đó không giáo viên nào về nữa, vì bị phụ huynh chống đối mãnh liệt. Đến năm nay đột nhiên lại có nhiều giáo viên tham gia chương trình này, không những đông đảo hơn mà còn ở các tiểu bang khác nữa. Đây là sự kiện rất đáng quan tâm. 20 giáo viên Việt Nam không phải là con số nhỏ. Giới phụ huynh chúng tôi thật xúc động và phẫn uất khi được tin này. Trong lúc đường xâm nhập của Cộng sản vào cộng đồng chúng ta qua ngả truyền hình bị chống đối mãnh liệt và thất bại thì một số (tôi không nói tất cả) trong số những giáo viên này lại chấp nhận về Việt Nam để được cán bộ Cộng sản dạy. Hành động của họ chống lại ý chí chống Cộng của cộng đồng người Việt tÿ nạn trên toàn nước Úc. Hành động đó chứng tỏ họ thiếu tinh thần đạo đức của nhà giáo, không xứng đáng là nhà mô phạm dạy con cháu của những người Việt yêu tự do chúng ta. Chúng ta biết ơn và quý trọng các nhà giáo chân chính. Nhưng một số nhà giáo về VN tu nghiệp nền giáo dục CS là những con sâu trong giới mô phạm phá hoại cộng đồng chúng ta.
Bà Jessy Tu chỉ cho biết con số 20 người. Bộ Giáo Dục, Khoa Học và Đào Tạo liên bang giấu kín danh sách này. Còn các giáo viên loại này càng giấu kín việc làm của họ. Nếu việc làm ngay thẳng, đường hoàng thì có gì phải che giấu. Sau khi thăm dò, tôi biết trong số đó, ở tiểu bang NSW có 6 người, gồm 3 người ở tiểu học và 3 ở trung học. Tôi chỉ tìm được tên 4 người là... [phần vì chưa thể phối kiểm được danh sách 4 vị giáo viên được ông Phan Tấn Bình nêu trong thư, phần vì những thận trọng cần phải có, nên tạm thời, SGT không phổ biến đoạn này. Mong ông Bình và quý độc giả thông cảm]. Còn 2 người nữa ở hai trường tiểu học nào đó, quý vị độc giả nào biết, xin cho biết. 14 người kia ở những tiểu bang nào" Xin quý độc giả có ai biết nên lên tiếng giùm.
9 năm trước, phụ huynh ở NSW đã cực lực phản đối những giáo viên về VN tu nghiệp này. Đó là 4 vị ở NSW... [SGT cũng xin tạm thời không phổ biến vì lý do như đã nêu]. Vì bị chống đối mãnh liệt, những năm sau đó không có vị nào dám ló mặt ra nữa, mặc dù hàng năm chính phủ Úc vẫn có thông cáo cấp học bổng. Bẵng đi một thời gian dài, năm nay, họ lại ló mặt ra, đông hơn kỳ trước, cả tiểu học lẫn trung học. Không những thế, lại thêm các vị khác ở các tiểu bang khác nữa. Họ bất chấp ý chí của cộng đồng tÿ nạn Cộng sản chúng ta. Ở Đông hay Tây, thày cô giáo đều được coi là mẫu mực cho học sinh noi theo. Trong nền giáo dục Tây phương, trong đó có nền giáo dục Úc, thày cô giáo vẫn được nhắc nhở là những khuôn mẫu (model) của học sinh. Trong các bài học sơ đẳng của sinh viên giáo dục ở đại học Úc, ai cũng biết học trò thường làm theo những gì thầy cô làm, chẳng hạn đi trễ hay đúng giờ, lời ăn tiếng nói, cách ăn mặc, tác phong... Giáo viên ở Úc, kể cả các giáo viên Việt ngữ, đều dư hiểu điều này. Vậy mà họ về Việt Nam để chấp nhận chính sách dạy dỗ của Cộng sản, để con em chúng ta cũng bị ảnh hưởng theo con đường chấp nhận CS. Hành động của họ phản lại lập trường yêu tự do, chống cộng sản của người Việt Nam tÿ nạn. Nếu họ về VN thăm gia đình, hay quê hương, thì chẳng có gì đáng nói. Nhưng điều gây phẫn uất cho phụ huynh chúng tôi là họ chấp nhận ngồi trong nhà trường CS, để các cán bộ CS nhồi sọ. 9 năm trước, có phụ huynh phản bác nặng nề việc về VN học nghề giáo của CS. Tôi còn nhớ thí dụ rất gợi hình mà ông nêu ra, dù không lịch sự lắm... Đó là con sâu ăn cái gì thì phân của nó ra giống như thế. Nó ăn lá dâu thì phân ra lá dâu, ăn lá thúi địt thì phân ra lá thúi địt. Những giáo viên về VN học nghề giáo của CS sẽ đem về cho con em chúng ta những gì không ngoài những điều tuyên truyền cho CS"
Tôi tán thành ý kiến của ông Hoàng Tuấn, người phụ trách mục DĐĐG khi ông nhắc tới sự khống chế của chế độ CS trong mọi ngõ ngách của đời sống, từ văn hóa, nghệ thuật, tôn giáo, đến cả trường học. Làm sao các giáo viên về VN học lại thoát khỏi sự nhiễm độc của CS được. Gần đây chúng ta chống chương trình truyền hình của CS vì chúng ta không muốn nhìn thấy những hình ảnh tuyên truyền xảo trá của Cộng sản. Các giáo gian về VN là cơ hội bằng vàng để cán bộ CS nhồi nhét những nọc độc để họ về Úc nhiễm độc cho con cháu chúng ta. Chúng ta lao vào hiểm nguy, đối diện ngay cả cái chết, để thoát khỏi chế độ CS, để tìm thấy tự do cho mình và con cháu. Vậy mà bây giờ đám giáo gian lại rước bóng ma CS vào đất Úc này để đầu độc con cháu chúng ta, thì cả là một tai họa. Hình ảnh tuyên truyền của CS qua tivi quả thực nguy hiểm, nhưng tư tưởng độc đoán, xảo trá, bịp bợm của CS cũng nguy hiểm gấp bội.
Chỉ những kẻ ngây thơ mới tin rằng CS chỉ dạy đám giáo gian nọ thuần túy về văn hóa và ngôn ngữ. Cộng sản chúng xâm nhập bất cứ ngõ ngách nào. Theo kinh nghiệm thực tiễn ở ngay trên đất Úc này, CS đã xâm nhập nhà trường Úc qua ngả sách giáo khoa mà ít ai quan tâm. Xin nêu vài thí dụ sau đây: Một hôm con tôi đi học về, mừng rỡ khoe tôi xem một cuốn sách nói về Việt Nam mà nó mới mượn được ở thư viện để soạn thảo một tiểu luận (project) để nộp cho cô giáo. Tôi cũng mừng vì con tôi sinh ra và lớn lên ở Úc, nhưng cũng không quên quê cha đất Tổ. Nhưng khi cầm cuốn sách, tôi tá hỏa tam tinh, vì ngay bìa cuốn sách, một lá cờ đỏ sao vàng bằng đầu ngón tay nằm ngay phía trên hai chữ VIETNAM. Tôi lấy lại bình tĩnh, mở sách ra xem thì thấy một lá cờ đỏ sao vàng khác lớn chiếm hết một trang giấy nằm ngay trang đầu cuốn sách. Lật tiếp những trang kế tiếp, tôi thấy cuốn sách nói về những phong tục và ngày lễ của người Việt Nam, nhưng lại kèm theo cả ngày lễ sinh nhật cáo già Hồ Chí Minh và ảnh họ Hồ chiếm hết một trang giấy nữa. Tôi giải thích cho con tôi nghe về lá cờ máu, về những gian manh của Hồ Chí Minh và âm mưu tuyên truyền bịp bợm của cuốn sách khi xếp ngày sinh nhật của họ Hồ vào ngày lễ dân gian của người Việt Nam. Ngày này chỉ do đảng Cộng sản đặt ra, chứ dân gian nào có làm lễ. Nếu tôi không kịp nhìn thấy luận điệu tuyên truyền của cuốn sách thì con tôi cứ tin theo những sai lạc này. Tôi coi kỹ một chút thì thấy tên người viết là một người Việt Nam, còn nhà xuất bản ở Anh. Tôi vào trường phản đối nội dung không trung thực của cuốn sách, thì nhân viên thư viện bảo bà ta không biết gì về nội dung cả. Học sinh Việt cũng như Úc khi đọc cuốn sách này thì cứ tin theo sách, không biết đâu là phải, đâu là trái. Cộng sản không từ bỏ kẽ hở nào cả, thế nào thì nó cũng lồng chính trị vào, chứ làm gì có văn hóa thuần túy.
Một lần khác, con tôi lại đem về một cuốn sách sử hiện đại. Tôi cũng mừng vì con tôi chịu đọc đủ loại sách. Tôi lại một phen giật mình vì nội dung của cuốn sách: khi nói về chiến tranh Việt Nam, tác giả đề cao cái mà bè lũ CS gọi là “cuộc giải phóng dân tộc chống lại người Mỹ và chính quyền miền Nam thân Mỹ”. Thế là lại một màn tuyên truyền cho CS, bóp méo sự thực lịch sử và nhục mạ quân dân miền Nam, nhục mạ chính cha mẹ con tôi. Nếu tôi không thấy được những sai lầm trên và giải thích cho con tôi thì con tôi bị đầu độc mà không biết. Hàng chục ngàn học sinh ở Úc mượn loại sách này về để đọc và làm bài. Những luận điệu tuyên truyền gian manh của CS len lỏi qua con đường sách tham khảo cho học sinh mà mình không biết hết. Tôi lại vào trường phản đối. Bà coi thư viện lại né: “đó là quan điểm của tác giả”. Sau đó, không biết làm sao con tôi đánh mất cả hai cuốn sách đó. Tôi phải bỏ tiền ra bồi thường cho thư viện trường, mà trong lòng thấy nhẹ nhõm, vì quẳng đi được hai cái nọc độc. Nhưng còn hàng chục ngàn cuốn khác trong biết bao thư viện trường và địa phương thì đành chịu.
Trình bầy những chuyện trên để thấy rằng điều mà bà Jessy Tu nói rằng không có động cơ chính trị xen vào chương trình học bổng của các giáo viên về Việt Nam chỉ là lời nói suông. Với bản chất gian manh cố hữu, liệu CS có tuyên truyền, nhồi sọ những giáo viên về VN tu nghiệp hay không" Chắc chắn là có. Bà Jessy Tu còn cho biết các giáo viên về VN sẽ học về ngôn ngữ và dạy ngôn ngữ. Giáo viên dạy ngôn ngữ ở Úc rất cần đi tu nghiệp ở nước nói tiếng họ dậy, vì ngôn ngữ họ dạy không phải là ngôn ngữ mẹ đẻ. Còn các giáo viên dạy Việt ngữ của cộng đồng người Việt ở Úc không đủ để dạy con em chúng ta hay sao" Nhu cầu của học sinh tiểu và trung học cao siêu đến nỗi cộng đồng người Việt không đủ trình độ dạy các em hay sao" Tìm hiểu về việc đào tạo giáo viên dạy ngôn ngữ ở các đại học Úc, tôi biết họ phải học môn ngôn ngữ học (linguistics). Trong môn này, có nhiều phân môn, trong đó có phân môn ngữ học xã hội (sociolinguistics). Phân môn này nghiên cứu ảnh hưởng của xã hội trong ngôn ngữ học. Trước ngày 30 tháng 4 năm 75, tiếng Việt của người Việt ở miền Nam và tiếng Việt của người miền Bắc có những khác biệt do hoàn cảnh chính trị, xã hội tạo nên. Khi các nón cối mới ngơ ngác vào Sàigòn, người Sàigòn thật lạ với loại tiếng Việt phát ra từ cửa miệng những người này: đồng chí, sự cố, khẩn trương, báo cáo, tranh thủ... Ngôn ngữ được tạo thành do những yếu tố xã hội, kinh tế, chính trị. Trong ý kiến độc giả của SGT ngày 11.12.03, một độc giả không hài lòng khi cô Ngọc Hân, xướng ngôn viên đài phát thanh SBS dùng từ Mát Cơ Va, một loại từ vẫn quen dùng ở trong nước sau ngày 30.4.75, nhưng thật khó nghe đối với cộng đồng chúng ta. Cũng trong cùng số báo đó, trong bài Ảnh Nghệ Thuật: Bắc Cạn và Hồ Ba Bể, ông Trần Công Nhung nêu ra những thí dụ chứng tỏ ngôn ngữ của người miền Bắc thường quá trịnh trọng không cần thiết. Thí dụ: Ở bến xe khách, một nhân viên than phiền: “Một tên làm bẩn môi trường bến” có nghĩa là một hành khách vứt bao thuốc lá làm dơ bến xe. Một thí dụ khác, một học sinh nói rất tự nhiên: ”Yêu cầu các bạn ghi vào sổ nghị quyết của tổ” có nghĩa là “yêu cầu các bạn ghi vào sổ những thỏa thuận chung của tổ”, có gì quan trọng đâu mà phải dùng những ngôn từ to lớn, không cần thiết. Cộng đồng người Việt ở Úc có cần đến loại ngôn ngữ thành hình trong xã hội do Đảng Cộng sản thống trị không" Liệu thứ ngôn ngữ mà các giáo gian về Việt Nam đem qua có cần cho con em chúng ta dùng hàng ngày hay dùng trong kỳ thi tú tài hay không"
Nói rằng về Việt Nam nghiên cứu Việt ngữ để về Úc dạy học thì thì cũng không ổn. Nhu cầu của các em nhỏ mới lớn và các học sinh trung học chỉ cần hiểu và dùng được thứ tiếng Việt thông thường. Hỏi thăm chương trình tiếng Việt ở trung học thì tôi biết các em không học sâu xa về văn chương, thì về Việt Nam học có cần thiết cho nhu cầu của học sinh không" Còn muốn nghiên cứu sâu rộng về Việt ngữ thì tại sao không đến các đại học có uy tín ở Úc, Mỹ, Pháp,... mà học" Các đại học này có đủ phương tiện, phương pháp, cũng như các giáo sư uy tín hướng dẫn về nghiên cứu, kể cả nghiên cứu về Việt học. Còn về Việt Nam học thì đi học những cái lỗi thời, lạc hậu nhất trên thế giới, có xứng đáng để học không" Theo các nhà nghiên cứu về giáo dục trên thế giới, các đại học Việt Nam thấp kém nhất trên thế giới về đủ mọi mặt thì về Việt Nam học được những gì" Riêng trong lãnh vực ngôn ngữ học, trên thế giới, trong đó có Úc, các nhà nghiên cứu đi sâu vào nhiều phân môn: ngữ âm học (phonetics), ngôn ngữ xã hội học (sociolinguistics), song ngữ (bilingualism), ngôn ngữ học đối chiếu (contrastive linguistics)... Còn ở Việt Nam, ngôn ngữ học chỉ quanh quẩn quanh ý niệm ngữ âm học (phonetics). Vậy thì về Việt Nam để học thì có cần thiết không"


Tại các đại học Úc, Mỹ, Pháp... các thày đầy đủ khả năng, làm gì có chuyện mua bằng bán cấp hay hợp thức hóa các chức vụ cầm quyền bằng những văn bản đôn bằng cấp lên (các phó tiến sĩ tốt nghiệp ở các nước CS gần đây được đôn lên thành tiến sĩ). Lặn lội đường xá xa xôi hàng ngàn cây số để được thọ giáo các tiến sĩ giấy, các thạc sĩ ma thì có xứng đáng không" Hơn 10 năm trước, người trong nước truyền nhau lời nhận xét về kiểu học của các cán bộ gọi là chuyên tu và tại chức, mà thực chất chỉ là học cho lấy lệ, hợp thức hóa các cán bộ chóp bu, có công với Đảng: “Dốt như chuyên tu, ngu như tại chức”. 20 giáo viên đã về Việt Nam học, thì học được những gì" Còn nói về Việt Nam học để dạy ngôn ngữ, có hợp lý không" Đại học Việt Nam không đủ tiêu chuẩn của các đại học trên thế giới thì về Việt Nam để học cái gì" Giáo dục là một khoa học, tiến triển rất nhanh theo đà tiến bộ của xã hội và trình độ khoa học kỹ thuật. Từ nước Úc về Việt Nam học, để học những cái lạc hậu mà thế giới đã vứt bỏ từ nhiều năm, liệu có thích hợp với con cái chúng ta không" Không nói đâu xa, các đại học ở Úc đều đem những kiến thức và phương pháp mới nhất vào để giảng dạy cho sinh viên. Giáo viên nào thấy còn yếu kém, cần học thêm, thì không cần đi đâu xa, những đại học Úc ở kế bên chúng ta rất đầy đủ thày và phương tiện để học thêm. Trong giáo dục, phương pháp dạy ngôn ngữ áp dụng chung cho mọi ngôn ngữ. Dạy tiếng Việt cũng nằm chung trong phương pháp giảng dạy ngôn ngữ nói chung và những biến đổi tùy theo tính chất của ngôn ngữ Việt, tùy thày cô giáo áp dụng.
Trong chương trình phát thanh tối 18.12.03 của đài phát thanh SBS Melbourne, phóng viên Phượng Hoàng phỏng vấn ông Thái Đắc Nhương, hiệu trưởng trường Việt ngữ ở Melbourne. Ông Nhương cho biết việc giáo viên Việt ngữ ở Melbourne về Việt Nam tu học để qua Úc dạy là không thích hợp. Cùng quan điểm trên, ông Nguyễn Hưng Quốc (nhà nghiên cứu văn học và ngôn ngữ Việt Nam, nhà giáo dạy tiếng Việt ở đại học Melbourne) cũng cho rằng phương pháp dạy tiếng Việt ở Việt Nam không thích hợp với học sinh và sinh viên sinh sống ở Úc (NHQ, việc dạy tiếng Việt như một ngôn ngữ một rưỡi, tạp chí Văn Học 2004 Xuân Giáp Thân).
Như thế, việc về VN để các cán bộ giáo dục CS dạy dỗ chẳng có ích lợi gì cho nghề nghiệp cả. Hay là đám giáo gian kia về Việt Nam với mục đích gì khác" Kiếm cái vé máy bay khứ hồi chẳng hạn" Cái vé này chẳng nhiều nhặn gì, chỉ hơn $1000 Úc, lương giáo viên làm gì không lo nổi. Cũng theo bà Jessy Tu, họ sẽ phải theo học một khóa kéo dài 3 tuần lễ. Nhớ lại những ngày sau khi Cộng sản chiếm được miền Nam, giáo chức tạm dung đều ớn cái cảnh ngồi ngủ gục nghe cán bộ lên lớp từ sáng đến chiều, từ ngày này sang ngày khác. Bỏ 3 tuần (một nửa của kỳ nghỉ hè) ra thì quả là phí phạm thời giờ và sức lực. Vậy tại sao đám 20 giáo viên kia lại chấp nhận như vậy" Phải chăng chính họ [... ...] về VN để học tập đường lối mới, nhiệm vụ mới để về Úc đánh phá cộng đồng chúng ta"
Người Việt tÿ nạn chúng ta được nước Úc cưu mang, là một điều may mắn. Nước Úc cho con em chúng ta đi học trong một nền giáo dục tốt, lại còn được học tiếng Việt để duy trì tiếng nói của ông cha, bảo tồn văn hóa dân tộc, không quên nguồn cội, lại thêm một điều may mắn nữa. Chúng ta biết ơn nước Úc đã cho chúng ta cơ hội lập lại cuộc đời. Chúng ta cũng cám ơn nước Úc quan tâm đến chất lượng của các thày cô giáo dạy Việt ngữ. Nhưng bộ giáo dục liên bang không thiết thực. Chính phủ Úc có chương trình cấp học bổng để giáo viên về VN học, để cho công bằng với các ngôn ngữ khác, nhưng nếu giáo viên VN sáng suốt, không tham gia vào chương trình này, thì đâu có gì đáng nói. Chúng ta chỉ lên án thái độ của đám giáo viên làm lợi cho Cộng sản mà thôi.
Riêng gia đình tôi, chúng tôi nhất quyết không cho con cái theo học các giáo gian này. Chẳng thà con cái tôi dốt tiếng Việt, chứ không để cho con cái chúng tôi bị đầu độc. Thực ra ở Úc này đâu phải chỉ có các trường của chính phủ mới dạy tiếng Việt. Ở khắp các tiểu bang đều có những trường dạy tiếng Việt do cộng đồng tổ chức. Những trường này cũng tổ chức chu đáo, thày cô giáo cũng được tuyển chọn kỹ càng với đầy đủ khả năng và nhiệt tâm dạy dỗ. Ở tiểu bang NSW có nhiều trường của nhiều nhóm khác nhau, như liên trường Việt ngữ, Văn Lang, Hồng Bàng, Đồng Tâm... Nhiều trường cũng có những lớp trung học. Điều chắc chắn là thầy cô giáo ở những trường này không ngả theo đường hướng CS.
Con cá sống vì nước. Nhờ cộng đồng nói tiếng Việt mà nhiều thày cô giáo có việc làm nhẹ nhàng, khỏi phải đi làm hãng cực nhọc hoặc vất vả dạy học sinh Úc và di dân. Vậy mà 20 giáo viên kia đã phản bội lại cộng đồng. Đã đến lúc nước không thể dung dưỡng những con cá phản bội này. Con cái chúng tôi sẽ theo học những thày cô giáo có lương tâm với cộng đồng mình, cộng đồng tÿ nạn Cộng sản. Chúng tôi đề nghị quý vị phụ huynh cùng lên tiếng, báo chí gióng tiếng chuông báo động cho toàn thể cộng đồng chúng ta cảnh giác và có thái độ cũng như hành động thích hợp. Ngoài ra, cũng xin đề nghị Ban Chấp Hành Người Việt Tự Do Liên Bang cũng như các Tiểu Bang lên tiếng bảo vệ con cái chúng ta về mặt tư tưởng, chính trị.

*

Thương anh Nguyễn vũ Bình, giận lũ giáo gian!

Việt Phong-NSW

Theo dõi vụ án CS một lũ khỉ tiếp tục lộng hành xét xử một cách ngang ngược và vô lương tâm anh Nguyễn vũ Bình, tôi càng thương anh Bình bao nhiêu thì lại càng giận lũ giáo gian bấy nhiêu. Cũng như những lần trước xử Lê Chí Quang và Phạm hồng Sơn, Cha mẹ, vợ con, họ hàng, bằng hữu và cả phóng viên Quốc Tế cũng không được quyền được tham dự. Trong ngày xử, những nhà đấu tranh dân chủ như Hoàng minh Chính, Nguyễn thanh Giang, Trần Tiến, v,v đều có mặt trước tòa để yểm trợ tinh thần anh Bình họ cũng đã gởi lời cảm ơn đồng bào hải ngoại và hy vọng đồng bào sẽ đấu tranh mạnh hơn nữa cho lý tương tự do dân chủ trên quê hương... Tại tòa, mặc dù hai luật sư Trần Lâm và Đàm văn Hiếu cùng anh Bình đều xác định vô tội, nhưng bản án đã định trước vẫn được tuyên bố với 7 năm tù và hai năm quản chế. Điều quan trong là câu nói của anh Nguyễn vũ Bình sau khi tuyên án "Tất cả những người có lương tâm chắc chắn sẽ nghĩ là tôi không có tội, nhưng bây giờ người có lương tâm rất hiếm..." Với câu nói trên, tôi nhận thấy ở tại hải ngoại này hình như có một số lương tâm đã bị mục rửa và liêm sĩ cùng kiệt như bọn cán bộ CSVN vậy.... Điển hình cho thấy những hiện tượng đâm thọc hay thụt thò ngược dòng đấu tranh của chúng ta trong sự kiện VTV4 cuối năm vừa qua... Hơn nữa, chẳng biết có bao nhiêu "Giáo gian" Việt ngữ tại đây như trong bài viết "Đừng đụng đến nồi cơm chúng tôi" đã đăng tải trên SGT-340... Những con người đã được mệnh danh là "Thầy giáo", nhưng chỉ vì "cục thịt" mà chối bỏ lương tri, bóp nghẹt tâm hồn một cách bỉ ổi như vậy thì qủa thật [... ...] có lẽ đã bị mục cũng nên. Nếu nói rằng những con người dưới chế độ CS thì còn tạm có thể chấp nhận, vì nếu chối bỏ "Cục thịt" sẽ gặp khó khăn, không những cho bản thân mà còn liên lụy đến gia đình nữa. Tuy nhiên ở cái xứ thừa bứa này làm gì có hiện tượng đói rách xẩy ra ngặt nghèo đến nỗi phải gục mặt vào "cục thịt" trong cảnh "Chút lòng trinh bạch từ nay xin chừa" trong cảnh lỡ bước sa cơ như Kiều của cụ Nguyễn Du ngày xưa....
Tóm lại, dù sao chăng nữa, chúng ta là những người còn chăn êm nệm ấm, xin nghĩ về những anh em đang trong vòng khổ lụy vì đại nghĩa dân tộc mà tận dụng khả năng trong mọi hoàn cảnh có thể để yểm trợ hay chia sẻ với họï. Một mặt hãy tích cực loại trừ bọn thối rữa lương tri như vừa nêu trên. Thực sự mà nói, những phiên tòa "Khỉ đột" của bè lũ CSVN cũng chẳng ai lạ gì. Tư biên, tự diễn, vai trò luật sư , thẩm phán tựa như trò hề rẻ tiền trên sân khấu pháp luật CS... Nhưng dẫu sao vẫn phải quan tâm vì những người bị kết án là anh em ruột thịt trên trận tuyến tự do và nhân bản. Họ đã dám nói lên tiếng nói của lương tri và liêm sỉ, thì chúng ta làm ngơ sao đành... Như vậy, để chia sẻ với những người anh em trong cơn hoạn nạn, kính xin đồng hương hãy yển trợ tích cực vào quỹ yểm trợ những nhà đấu tranh dân chủ trong nước bằng cách tham gia tích cực trong đêm ra mắt CD mới nhất của nhạc sĩ Phan văn Hưng tại Bankstown Sport Club, vào tối 09-01-2004 do cô Bảo Khánh và đài Việt Nam Sydney Radio thực hiện, trong tinh thần dân tộc qua câu ca dao "Miếng khi đói, gói khi no. Của tuy tơ tóc nghĩa so nghìn trùng".

*

"Văn Hóa Vận" trong việc Gíao viên về VN tu nghiệp...

Ái Thơ - NSW

Trong mặt trận văn hóa vận mà CS đang thực hiện có rất nhiều hình thức, nhưng hình thức nguy hiểm nhất chính là những lươn lẹo của một số cá nhân trong nội bộ chúng ta. Có nghĩa là, CS sẽ lợi dụng từ những sự vô tình hay cố ý và lòng tham con người để tạo ra cảnh " thối từ trong ruột thối ra" thì rất khó mà tẩy uế.... Với cuộc sống lưu vong quá ư bận rộn vì sinh kế, nhưng tất cả người Việt Nam chúng ta ai cũng muốn giữ gìn bản sắc văn hóa của mình nơi những mần non, để mong sau này có thể xây dựng đất nước khi quê hương không còn CS. Chính vì vậy mà họ cho con cái đi học tiếng Việt. Tuy nhiên, học như thế nào để có kết qủa khả quan mới là điều quan trọng.... Nếu nói rằng chỉ vì muốn cho con em biết nói tiếng Mẹ đẻ thì có lẽ không cần đến trường để học mà họ có thể sinh hoạt hàng ngày trong gia đình bằng tiếng mẹ đẻ cũng đã đủ. Nhưng nhu cầu để bảo tồn văn hóa không quá đơn giản như vậy, mà cần đến các thầy cô "có đủ trình độ và ý thức", truyền đạt và huấn luyện con em chúng ta với ý thức quê hương trong nhân bản. Chúng ta mong muốn con em mình phải biết được nguồn gốc để tự hào và phát huy tình yêu, đạo đức để biết được thế nào là giá trị Dân chủ, tự do và Nhận Quyền. Hơn nữa, họ cũng mong các thầy cô ngăn chặn được sự tuyên truyền chính sách phi nhân, phi nghĩa của CS đang cố gắng len lỏi trong mọi lãnh vực... Do đó họ rất bận tâm và lo lắng khi các thầy cô về tu nghiệp tại Việt nam trong chế độ CS. Bởi vì chế độ CS là một chế độ phi đạo đức, phi tự do và phi nhân quyền, nó chung là CS không bao giờ tôn trọng những quyền căn bản của con người mà trên thế giới nơi đâu cũng có. Chúng tôi thiết nghĩ, những người đã mang chữ "Thầy" chắc chắn hiểu điều này hơn đàn bà con gái chúng tôi là những người đái chưa qua ngọn cỏ. Hơn nữa, đường lối giáo dục của CS hiện tại rất bát nháo như chúng ta đã thấy qua tin tức mà chính báo chí của CS cũng phải cay đắng thú nhận... Như vậy, việc về VN tu nghiệp không phải để nâng cao chức nghiệp mà có thể làm suy thoái thêm một cách thảm hại, ngoài những lý do khác khó tiện giải bày... Còn nói như “nhà giáo” KN nào đó trong số báo Sàigòn Times vừa qua là "sau này 5, 7 năm nữa thế hệ trẻ VN ở nước ngoài nói tiếng Việt với người trong nước chắc là cần một người thông dịch từ tiếng Việt ra tiếng Việt" thì tôi thấy thật là khôi hài... Có rất nhiều trẻ em ở đây nếu được sinh hoạt thường xuyên bằng tiềng Việt, khi về Việt Nam vẫn hiểu tường tận, chẳng thấy gì là trở ngại. Trừ khi bọn CS bắt tất cả người dân trong nước nói tiếng Khỉ thì lúc ấy chúng ta mới phải nhờ đến KN thông dịch....
Trong bài " Xin đừng đụng đến nồi cơm chúng tôi" đã thể hiện tư cách một người thầy một cách thật "Sáng chói" với nhưng câu "Biết là nhục nhã, nhưng miếng nhục là cục thịt" vậy thử hỏi tư cách và liêm sỉ con người ở đâu, chưa kể đến hai chữ "Nhà giáo".... Phụ huynh gởi con đến trường, không những chỉ cần nói tiếng Việt mà còn muốn rèn luyện tư cách, nhân phẩm con em mình để biết thế nào là điều hay lẽ phải, xứng đáng là một con người đúng nghĩa... Không những trong hiện tại mà còn cho cả tương lai đối với Quốc gia dân tộc... Còn nếu đem con gởi gắm loại thầy giáo chỉ biết cắm đầu vào" cục thịt" để chịu nhục thì tương lai con em chúng ta sẽ đi về đâu.... Điển hình trước mắt chỉ biết "cục thịt" mà bọn lãnh đạo CS đã chịu nhục dâng hiến Giang Sơn cho Tầu Cộng... Cũng vì cục thịt mà bao nhiêu kẻ phản bội tâm huyết của đồng hương trong trận tuyến VTV4 vừa qua... Nếu ai muốn nhục không muốn làm người thì cứ lui về nhà mà nhục... Đừng chường cái bộ mặt bỉ ổi làm nhục lây cho người khác, nhất là những mầm non của đất nước trong tương lai... Chúng tôi xin nhắc lại, đi học tiếng Việt không chỉ để biết nói mà còn rèn luyện nhân cách để trở thành một người hữu dụng trong xã hội., không vì "Cục thịt" mà chịu nhục bán rẻ lương tri trong tinh thần mà ông bố chồng tôi vẫn thường dậy là "Sỉ khả sát, bất khả nhục" (tôi nói nếu sai thì quý vị tha lỗi cho).
Theo thiển ý của chúng tôi, trong vấn đề này có hai cách để giải quyết: 1)-Phụ huynh có quyền chất vấn trường Birrong và đòi hỏi quyền lợi về tất cả nội dung và thái độ giảng dạy. Trong trường hợp không có sự giải quyết thỏa đáng, chúng ta nên tẩy chay bằng cách đưa con em về gởi những trường Việt Ngữ khác... Làm như vậy, chúng ta đã tiết kiệm được ngân sách chính phủ, tránh được những điều trái tai, gai mắt và bảo vệ được con em mình không bị nhiễm trùng CS trong lãnh vực văn hóa... Đây là một xứ Tự do, chúng ta có quyền đòi hỏi hay lựa chọn... Trong hệ thống giáo dục của Úc, lớp học hay khóa học nào không đủ sĩ số học viên quy định thì tất nhiên sẽ giải tán và thầy giáo cũng sẽ phải về vườn. 2)-Theo chúng tôi được biết, CĐNVTD/NSW có hội đồng văn hóa Giáo dục do ông Phạm quang Ngọc làm chủ tịch. Như vậy, đây là lúc ông Ngọc xử dụng đến chức năng và thiện chí của mình. Hội đồng này nên nghiên cứu tìm cách can thiệp thỏa đáng. Nếu cần, ông Ngọc có thể yêu cầu CĐ đặt thẳng vấn đề với bộ Giáo Dục như chúng ta đã làm với SBS vừa qua. Ngoài ra, Ông Ngọc có thể mở một trường tiếng Việt tại Trung Tâm sinh hoạt CĐ trong hai ngày cuối tuần hay mượn địa điểm khác tốt hơn nếu được. Còn về phần giáo viên đầy đủ bằng cấp, chất lượng chúng ta có rất nhiều trong các hội đoàn, đoàn thể và tôi tin rằng họ sẽ tích cực đóng góp trong tinh thần thiện nguyện để bảo vệ những mần non của Tổ Quốc không bị nhiễm trùng CS... Ngay bản thân tôi cũng sẵn sàng đóng góp thì giờ một cách thiện nguyện, làm việc gì cũng được, ngay cả quét dọn bàn ghế, hay chỉ dậy các em học tiếng Việt. Trong giai đoạn này, CS đang gia tăng chiến dịch văn hóa vận để đầu độc con em chúng ta trên mọi hình thức. Do đó chúng ta nên cảnh giác hơn và tận dụng mọi khả năng của mình để tránh di hại về sau, đừng bao giờ ngủ quên trên chiến thắng. Nếu như chúng ta đã nhờ có chính nghĩa, có sự đoàn kết và được sự lãnh đạo trên dưới một lòng, của quý vị lãnh đạo cộng đồng liên bang và tiểu bang để đi đến chiến thắng vẻ vang vụ VTV 4 vừa qua, thì tại sao chúng ta lại không chiến thắng để chấm dứt 3 cái trò về VN tu nghiệp ẩm ương này nhỉ""
HOÀNG TUẤN NHẮN TIN: DDDG đã nhận được thư đóng góp của bạn Nguyễn Trần (Bankstown), Phạm Hoa (Bonnyrigg) và Vũ Lương (Yagoona), quanh vấn đề giáo viên về VN tu nghiệp. Rất tiếc vì khuôn khổ mục DDDG có hạn nên chưa thể đăng tải. Mong các bạn thông cảm. Riêng bạn Nguyễn Trần, vì bài của bạn quá dài, lại đánh máy sẵn, xin bạn vui lòng email hoặc gửi đĩa về cho toà soạn. Trân trọng.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.