Hôm nay,  

Tiến Sĩ Trần Công Tiến Ra Mắt Tác Phẩm Mới

12/01/200400:00:00(Xem: 7129)
PHOTO: Tiến sĩ Trần Công Tiến ký sách lưu niệm.

Westminster, Calif. (Nguyễn Ngân) -- Gần 100 người đã tham dự buổi ra mắt cuốn: Đức Phật Và Con Đường Hạnh Phúc của Tiến sĩ triết học Trần Công Tiến tại phòng sinh hoạt nhật báo Người Việt lúc 3 giờ chiều ngày 10 tháng 1 năm 2004.
Sau khi nhà văn Phạm Quốc Bảo giới thiệu sơ lược về thân thế của vị tiến sĩ này theo đó người ta được biết: Ông sinh năm 1944 tốt nghiệp Cao học Triết tại Đại Học Văn Khoa Sài Gòn. Năm 1975 di cư sang Canada tốt nghiệp Tiến sĩ triết học tại Montréal năm 1981.
Tiếp đến Giáo sư Lê Chính Long đã lên diễn đàn để khái quát về những tác phẩm của TS Trần Công Tiến đã viết ra trong mấy chục năm qua. Không kể cuốn Heidegger và Hư Vô Luận dùng làm luận án tốt nghiệp. Tiến sĩ Trần Công Tiến đã viết: Triết Học Đi Về Đâu" Kinh Dịch, Giải Thích Hiện Tượng Học Về Kinh Dịch, Triết Học Là Gì " Giải Thích Về Hiện Tượng Học Về Đạo Đức Kinh Của Lão Tử, Giải Thích Hiện Tượng Học Về Bài Giảng Trên Núi, Giải Thích Hiện Tượng Học về Kinh Trí Huệ Đáo Bỉ Ngạn và Kinh Kim Cang, Giải Thích Hiện Tượng Học Về Đại Học Của Khổng Tử, Khổng Tử, Đại Học, Trung Dung, Luận Ngữ (Dịch và chú giải), Chân Lý Nét Gấp Đôi, Giải Thích Tin Mừng Theo Thánh Gio-An, Bến Mê Bờ Giác và lần này là cuốn Đức Phật Con Đường Hạnh Phúc. Tổng cộng 13 tác phẩm về triết học Đông-Tây. Sau đó TS Trần Công Tiến đã lên trình bày về tác phẩm mới này: Đức Phật Và Con Đường Hạnh Phúc. Đây là một tập sách viết dựa theo "Kinh Bộ" của Phật Giáo qua cái nhìn của nhà triết học. Theo ông với lý thuyết " Nét Gấp Đôi" người ta sẽ dễ dàng cảm nhận cái tinh hoa của tôn giáo và triết học hơn. Cần nói rỏ hơn Chân lý Nét Gấp Đôi có khái niệm như là các hiện tượng và sự việc được nhìn thành hai khía cạnh rỏ ràng, không phải nét gấp đôi với nghĩa "nhân hai" hay "lũy thừa" các sự kiện. Theo Tiến sĩ Trần Công Tiến khi người ta phân định được Chân Lý Nét Gấp Đôi 2 cảm nhận được cái hay cái đẹp của "nét Đạo" và đời sống cá nhân, gia đnh cũng như xã hội sẽ an lạc hơn.


Sau đó là phần hai dành cho sự góp ý, đặt câu hỏi.
Cuốn Đức Phật Và Con Đường Hạnh Phúc viết với cái nhìn theo Chân Lý Nét Gấp Đôi xem ra không được sự đồng tình của một số nhà học Phật. Một số học giả có trình độ nghiên cứu về Phật Pháp như Tỳ Kheo Thích Pháp Hiền, Cư Sĩ Mật Nghiêm, Nhà nghiên cứu Phật Học Vũ Hữu Đệ..v..v... đã lần lượt lên đặt ra nhiều vấn nạn về triết lý này. Từ những lập luận hay phê bình về cái nhìn mà quý vị này cho rằng "Nét Gấp Đôi" đã không thể hiện được tinh thần Phật Giáo, không thể dùng Chân Lý như vậy để phán xét hay ngay cả để ca tụng vì nó hoàn toàn không nói lên được cái triết lý sâu thẳm của tinh thần triết học bàng bạc trong các bộ kinh của Phật Giáo. Tất cả những góp ý phần lớn chú ý đến lý thuyết "Chân Lý Nét Gấp Đôi" mà ít phê bình trực tiếp vào cuốn sách đang được giới thiệu.
Nhà văn Phạm Quốc Bảo đã thay mặt tác giả nói rằng: Dĩ nhiên đây chỉ là cái nhìn và khám phá theo con mắt của Tiến sĩ Triết học và mọi người đều có thể đồng ý hay không đồng ý. Tuy nhiên những lời phê bình hay câu hỏi được đặt ra đều nằm trên tinh thần rất xây dựng, không có những lời lẽ hay hành động quá khích khiến cho tác giả Trần Công Tiến cũng rất vui vẻ trả lời và xác nhận những hảo ý của người lên vấn nạn.
Trong sự suy luận hay giải thích về ngôn từ hay tư tưởng triết học thường gặp phải rất nhiều lập luận khác nhau. Nhất là về tư tưởng và ngôn từ giải thích mang màu sắc tôn giáo. Tiến sĩ Trần Công Tiến là người ham mê: Đọc sách, Suy Luận và Viết. Ông là người có kiến thức uyên bác về cả hai nền triết học Đông Tây đặc biệt là những luận thuyết của các nhà tư tưởng lớn điển hình như Heidegger, Phật, Khổng, Lão và Thiên Chúa. Nhưng sự suy luận và hình thành một nét suy tư mới cho triết học nhất là triết học Phật Giáo tất nhiên là phải gây ‘thảo luận’ sôi nổi.
Buổi ra mắt đã làm sáng tỏ một vài vấn đề trong tinh thần rất "Tương kính". Mọi người ra về và đã mua rất nhiều sách của Tiến sĩ Triết học Trần Công Tiến kể cả những cuốn đã xuất bản trước đây.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.