Hôm nay,  

Tuổi Trẻ Quốc Nội Nghe Rfa, Thích Âm Nhạc Hải Ngoại

07/01/200200:00:00(Xem: 3980)
WASHINGTON (RFA) - Sinh viên trong nước nghĩ gì về nền âm nhạc hải ngoại" Đài Á Châu Tự Do RFA cho biết đã nhận được một thư của hộc học sinh Trung Học Hàng Hải, trong đó ngoài chuyện thường lệ là tình hình bất mãn chế độ, cũng cho biết rằng tuổi trẻ quốc nội mong muốn được nghe và biết về tình hình âm nhạc hải ngoại, một khía cạnh văn hóa đang bị nhà nước chỉ cho giao lưu một chiều.

Tóm lược thư này như sau:

"Đất nước đã độc lập từ lâu rồi mà nền kinh tế phát triển chậm như rùa bò là một điều không thể chấp nhận được. Đây có lẽ là do thói nhỏ nhen ích kỷ của những người lãnh đạo, họ sợ đất nước đổi mới sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi riêng tư của họ. Trong khi đó nạn thất nghiệp trong nước ngày càng gia tăng, sinh viên ra trường không có việc làm, mọi khó khăn cứ đổ lên đầu người dân.

"Người ta nói tuổi trẻ có một tương lai tươi sáng đang chờ phía trước với nhiều điều hứa hẹn. Nhưng riêng đối với em ở nơi quê nhà tương lai chẳng có gì sáng sủa, chẳng biết ngày mai rồi cuộc đời mình sẽ ra sao"

"Em từ vùng quê xa xôi vào TP-HCM theo học Trường Trung học Hàng hải 2. Ngày đầu khi mới vào trường em được các thầy cô là những người đã được đào tạo qua khóa marketing nên ăn nói rất khéo, họ quảng cáo về các thế mạnh của trường và những nơi làm việc sau khi ra trường với đồng lương rất cao, họ gọi ngành Hàng hải là một trong những ngành thời thượng ở Việt Nam, học sinh nghe như rót mật vào tai, để yên tâm theo học. Bây giờ em sắp ra trường rồi thì họ lại nói, những ai có thân thế quen lớn hoặc thuộc loại 'con ông cháu cha' thì mới tìm được việc làm, còn những ai không quen lớn thì khó có thể tìm được việc. Em nghe rất buồn, có cảm giác như bị xối một gáo nước lạnh lên đầu mình vậy.

"Hàng năm các trường tổ chức tuyển sinh một cách vô tội vạ, cốt sao tuyển sinh được càng nhiều càng tốt, chủ yếu là để thu học phí, còn ra trường sinh viên có kiếm được việc làm hay không thì họ không cần biết, 'sống chết mặc bay.' Bên cạnh đó các trường Đại học thi nhau mọc lên như nấm.

"Khi có ai đó than phiền về tình trạng thất nghiệp của sinh viên khi ra trường thì họ trốn tránh trách nhiệm bằng cách đổ tội cho người học là không đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi của nhà tuyển dụng. Đáp ứng làm sao được khi chính những người giảng dạy cũng không đáp ứng được điều đó" Lý thuyếùt xa rời thực tế, dạy một đằng nhưng thực tế lại làm một nẻo. Các anh chị thử nghĩ xem, một qui trình công nghệ sản xuất tồi thì sản phản sản xuất ra kém chất lượng là điều dễ hiểu thôi.

"Từ khi còn nhỏ em đã học về những điều tốt đẹp của chế độ xã hội chủ nghĩa, một chế độ mà người ta nói là tốt nhất trong các chế độ đã và đang tồn tại trên thế giới này. Nhưng em rất buồn, sự thật không phải như vậy. Sự bóc lột bất công vẫn còn đầy rẫy trong xã hội. Nhiều vụ tham những, hối lộ nổi tiếng của những kẻ có chức có quyền khiến cho dân đen phải bao phen lầm than. Một xã hội như vậy mà gọi là tốt đẹp cái nỗi gì"

"Bây giờ mà vẫn còn cái cảnh: 'Con vua thì được làm vua / Con sãi ở chùa thì quét lá đa.' Không những vậy mà đó còn là chuyện phổ biến ở Việt Nam lúc này.

"Thử hỏi như em đây, xuất thân từ tầng lớp nông dân ở một vùng quê miền Trung nghèo xa xôi vào thành phố này vừa học vừa làm để kiếm sống thì lấy đâu ra thân thế quen lớn để mà xin việc làm sau khi ra trường" Khổ một nỗi là ngành hàng hải ở Việt Nam bây giờ là ngành độc quyền, chỉ có con cháu của những người trong ngành thì mới có cơ hội vào thôi. Gia đình em rất nghèo, bây giờ mà chuyển sang học ngành khác thì không đủ sức lo nổi.

"Ước mơ của em là sau khi ra trường, em xin được vào làm việc ở một trong các cảng ở TP-HCM theo đúng với ngành học của em. Nhưng mọi người nói rằng xin được vào đó khó chẳng khác gì 'con voi chui lỗ kim.' Bây giờ em rất lo lắng, hoang mang, không biết sau khi ra trường tương lai của em sẽ ra sao đây"

"Em rất mong nhận được những lời khuyên quí báu từ các anh chị, để em có thêm sức mạnh vượt qua chặng đường khó khăn này. Em cầu chúc các anh chị luôn dồi dào sức khỏe và cầu chúc cho Đài ACTD không còn bị phá sóng. Để cho tiếng nói của tự do đến với mọi người dân Việt Nam...

"Nhân dịp này, em cũng có ý kiến đóng góp là Chương trình Âm nhạc cuối tuần của Quý Đài đừng nên đề cập đến cuộc đời và sự nghiệp của các ca sĩ trong nước, bởi vì thính giả nghe đài đã quá quen thuộc với họ rồi. Nếu như có thể được thì Quý Đài nên nói về những ca sĩ đã từng vang bóng một thời, những giọng ca vượt thời gian vượt không gian như các ca sĩ Duy Khánh, Chế Linh, Thanh Tuyền, Tuấn Vũ, Mỹ Huyềøn, Randy v.v. Như vậy sẽ có ý nghĩa hơn. Thính giả Việt Nam muốn biết cuộc sống hiện tại của họ ở hải ngoại bây giờ ra sao."

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.