Hôm nay,  

Ngày Tết

28/02/200600:00:00(Xem: 1806)
tn_02282006_3

Bé Viết Văn Việ . Bài dự thi số 240 . Người viết: Elizabeth Kim Trang Le

Các bạn thân mến,

Vẫn còn tháng Giêng, chưa hết Tết đâu nhé. Elizabeth Kim Trang Lê còn thấy Tết "dài dài" nè. Năm nay Kim Trang viết nhiều bài về Tết quá, mời các bạn đọc bài của Kim Trang để nhớ cái Tết vẫn chưa qua. Bạm Kim Trang còn khoe tấm hình đi chợ Tết trong khu Phước Lộc Thọ, được gặp và chụp hình chung với ca sĩ Trish Thùy Trang nữa cơ. Các em coi hình nhè: Trish đã đẹp mà Kim Trang cũng đẹp nữa…

Tiếng nhạc mừng Giáng Sinh vừa dứt, ngày Tết Dương Lịch cũng đã qua. Khắp nơi, trong vùng Little Saigon có nhiều người Việt cư ngụ, tiếng nhạc mừng Xuân bắt đầu. "Tết, Tết, Tết đã đến rồi…" Tiếng nhạc hết sức rộn rã làm mọi người Việt đều thấy nô nức. Mọi năm Tết Nguyên Đán vào tháng 2. Năm nay Tết nhằm ngày 29 tháng Giêng. Tết Nguyên Đán là một ngày lễ rất quan trọng của người Việt Nam. Em vừa đọc bài tập đọc nói về Tết Nguyên Đán. Chữ "Nguyên" có nghĩa là bắt đầu. "Đán" có nghĩa là buổi sớm mai. Như vậy, Tết Nguyên Đán là ngày đầu tiên của năm mới.

Tết đến, nhà cửa, phố xá được trang hoàng đẹp đẽ. Mọi người đua nhau mua sắm bánh mứt, rượu, trà để đãi khách. Nhất là mẹ em, năm nào cũng mua đủ thứ bánh trái, không bao giờ thiếu giò lụa, bánh chưng, nem…và một nồi thịt kho với trứng.

Đến ngày 23 tháng Chạp, mẹ mua kẹo thèo lèo cúng đưa ông Táo về trời. Mẹ kể theo phong tục người xưa thì cuối năm ông Táo về chầu Ngọc Hoàng để báo cáo sự việc xẩy ra trong năm dưới trần gian. Đến ngày 25 là ngày đưa ông bà thờ cúng về Trời cho tới ngày 30 tháng Chạp mới rước ông bà tổ tiên đón Xuân nên mẹ lại lo nấu nướng đủ thứ món ngon. Mẹ nói đó là ngày ông bà, tổ tiên về nhà ăn Tết với con cháu. Cho nên từ ngày mồng Một tới mồng Ba Tết, mỗi sáng trước khi đi làm mẹ lại dọn cơm lên bàn thờ cúng. Buổi chiều đi làm về, mẹ lại cặm cụi nấu nướng dọn cơm cúng nữa. Đến ngày mùng 4 mẹ nói là ngày tiễn ông bà đi nên buổi cơm cúng phải linh đình. Dầu cực nhọc trong mấy ngày Tết, lúc nào mẹ cũng vui vẻ nấu nướng trước cúng ông bà, sau cho gia đình ăn uống no đủ. Tục ngữ Việt Nam có câu: "Mồng Một Tết cha, mùng Ba Tết thầy". Ngày mồng Một dù đi làm ăn xa xôi mọi người đều muốn về nhà thăm cha mẹ, anh em. Mồng Hai đi thăm bạn bè, hàng xóm. Mồng bà đi thăm thầy cô. Mẹ cho biết, người xưa rất trọng thầy giáo, nên có câu tục ngữ" Không thầy đó mầy làm nên". Như vậy, sau một năm làm việc cực nhọc, Tết Nguyên Đán là dịp để mọi người tỏ lòng biết ơn nhau, con cái tỏ lòng hiếu thảo với cha mẹ. Ở nhà em học nhiều điều mẹ dạy. Ở trường, em học được về các phong tục Tết của người Việt Nam. Nếu như không đi học tiếng Việt, không đọc sách Việt, em không tài nào hiểu nổi.

Người Việt Nam ở Mỹ rất bận rộn đi làm, nhưng cũng cố gắng tổ chức các hội chợ Xuân, diễn hành ngày Tết, chợ hoa, gửi thiệp Xuân, chúc Tết cho nhau. Nhưng hơn tất cả em rất thích phong tục lì xì cho trẻ em, vì sau mỗi lần Tết là con heo của em lại mập thêm….

Tháng Giêng sắp qua rồi, lòng em vẫn còn nao nức với những ngày Tết, như cành đào ba em mua về chưng trong phòng khách, vẫn còn nở những bông hoa cuối cùng đỏ thắm….

Elizabeth Kim Trang Le

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.