Hôm nay,  

Cõi Này Trần Gian Hơn?

22/06/200300:00:00(Xem: 4154)
Cuộc bầu cử Tổng Thống năm 2004 có bị ảnh hưởng từ yếu tố tôn giáo hay không" Cử tri Do Thái Giáo có sẽ nhìn vào bản lộ trình hòa bình để cân nhắc lá phiếu đối với Tổng Thống Bush" Người Hồi Giáo có nghi ngờ bực bội gì với Thượng Nghị Sĩ Joe Lieberman, một ứng cử viên Dân Chủ có huyết thống Do Thái" Tín đồ Công Giáo có thiên vị hay dị ứng gì với Dân Biểu Dick Gephardt, một ứng cử viên Dân Chủ tuy là Công Giáo nhưng lại ủng hộ phá thai và đang nhờ cô con gái đồng tính luyến ái vận động trong các nhóm cử tri cấp tiến" Vân vân và vân vân... Tất cả các yếu tố đều sẽ được lượng định và suy tính vận dụng cho quyền lợi của hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ. Trên nguyên tắc, sẽ không một ứng cử viên nào đánh lá bài tôn giaó cả, vì đây là ngõ hẹp và dễ gây tranh cãi - nghĩa là, nếu có xuất hiện trên truyền hình hay ngoài phố, vị nào cũng đều sẽ chen chúc giữa các hội đồng liên tôn, và khi nói chuyện thì sẽ nêu rằng hiến pháp Mỹ yêu cầu tách biệt nhà nước và tôn giáo...
Vấn đề chỉ là, dân Mỹ đang ngày càng có khuynh hướng thế tục hơn, mặc dù không mấy người muốn hay dám tự nhận mình là không theo tôn giaó nào. Đây là một yếu tố sẽ ảnh hưởng tới chiến lược vận động của cả 2 Đảng.
Các nhà nghiên cứu tại đại học City University of New York nhận xét rằng, khi đưa câu hỏi "Tôn giáo của bạn là gì"" thì ít người dám trả lời là "không đạo nào cả," nhưng khi biến đổi câu hỏi một chút cho bản thăm dò năm 2001 về căn cước tôn giaó dân Mỹ, họ hỏi, "Tôn giáo nào mà bạn tự xét thấy mình đang theo, nếu có"" thì có tới 14% dân Mỹ nói "không tôn giáo" - tức là gần 30 triệu dân Mỹ.
Một câu hỏi khác đưa ra rằng bạn có tự xem mình là người của tôn giáo hay thế tục, thì tới 16% đáp là "thế tục."
"Chính hai chữ 'nếu có' đã làm cho khác biệt lớn," theo lời Fred Edwords, giám đốc của American Humanist Association (AHA). Oâng giaỉ thích thêm, "Hai chữ đó cho người ta cảm giác là có thể chấp nhận được nếu họ nói là họ không tin vào Thượng Đế, hay ít nhất không theo tôn giaó cụ thể nào cả."
Những bản thăm dò khác cũng cho thấy khuynh hướng thế tục đang tăng dần trong dân Mỹ. Theo nghiên cứu của National Election Studies, tỉ lệ dân Mỹ nói là có dự lễ tôn giaó hàng tuần đã giảm từ 38% xuống còn 25% giữa năm 1972 và 2000. Trong khi đó, những người không bao giờ dự lễ tôn giaó hàng tuần tăng từ 11% lên 33%.
Con số cử tri khuynh hướng thế tục càng tăng thì đặc biệt có lợi cho Đảng Dân Chủ. Tony Hileman, một giám đốc điều hành của AHA, nhận xét, "Chúng tôi có liên hệ với nhiều người bên phe tả của thần học, tức là khuynh hướng thế tục, và không ngạc nhiên khi thấy họ cũng theo phe tả chính trị, nghĩa là theo Dân Chủ. Ngược lại, cũng không ngạc nhiên gì khi tất cả những người cực đoan sùng đạo - thí dụ như TT George W. Bush và Bộ Trưởng Tư Pháp John Ashcroft - là bên cánh hữu chính trị, nghĩa là Cộng Hòa. Đây là một trong những chia rẽ lớn nhất của đời sống Hoa Kỳ hiện nay..."
Trong cuộc tranh cử Tổng Thống năm 2000, Voter News Service (VNS) thấy rằng có 14% cử tri nói rằng họ đi lễ tôn giáo hơn một lần một tuần, và nhóm này ủng hộ Bush với tỉ lệ sai biệt 27% -- tức là trong nhóm này, giả sử bên ủng hộ Bush là A và bên chống Bush là B, thì A - B = 27%.
Cơ quan VNS cũng thấy có 14% cử tri nói là không bao giờ đi lễ tôn giáo. Thì trong nhóm này, bên ủng hộ Al Gore hơn với tỉ lệ 29%.

Theo hãng tin Scripps Howard News, một số cố vấn của cựu Tổng Thống Bill Clinton đã thấy khuynh hướng tương tự năm 1996, trong khi ban cố vấn tìm xem những câu hỏi nào giúp tiên đoán khuynh hướng bỏ phiếu của cử tri. Có 5 câu hỏi giúp tiên đoán chính xác nhất: Có phải đồng tính luyến ái là sai đạo đức" Bạn có bao giờ xem hình ảnh sexual dâm đãng" Bạn có coi thường một người đã kết hôn mà còn ngoại tình" Làm tình trước khi cưới nhau có phải sai đạo đức" Có phải tôn giáo là rất quan trọng trong đời bạn"
Theo báo Atlantic Monthly, nếu cử tri chọn các câu trả lời "cấp tiến" trên tỉ lệ 3 câu trong 5 câu trên, thì tỉ lệ là 2 đối với 1 là họ sẽ bầu cho Clinton. Tỉ lệ naỳ còn nhiều hơn nữa, nếu họ trả lời ‘phóng khoáng’ cho 4 câu trong 5 câu. Nghĩa là, ‘dân chơi’ thì sẽ bầu cho ông Clinton.
Còn những cử tri chọn các câu trả lời "bảo thủ" thì sẽ bầu cho Cộng Hòa, cùng tỉ lệ đó, một cách chính xác. Nghĩa là, đi bầu cũng là thánh chiến, đối với một số cử tri. Nghĩa là, ‘con nhà lành’ sẽ bầu cho ông Dole, nhiều phần là thế.
Chúng ta không biết các bản nghiên cứu trên đã ghi số liệu nào về các nhóm di dân nhập cư, nhưng hình như sẽ không chính xác cho cộng đồng người Việt. Thí dụ, như thành kiến rằng Cộng Hòa chống cộng, còn Dân Chủ thiên tả (như ông Clinton trốn lính thời còn là sinh viên) đã làm nhiều cử tri Việt bỏ phiếu cho Cộng Hòa. Hay mặt khác, đa số dân Mỹ Latin, cụ thể là cộng đồng gốc Mễ ở California, thuộc khuynh hướng sùng đạo và bảo thủ [về nếp sống] nhưng lại thiên về Đảng Dân Chủ vì có thành kiến cho là đảng này dễ dãi với dân nhập cư hơn, kể cả dân nhập cư lậu. Đúng hay sai lại là chuyện khác, nhưng di dân rõ ràng suy nghĩ khác hơn dân Mỹ gốc. Hay như bây giờ, có lẽ là đa số dân Mỹ Hồi Giáo sẽ không bỏ phiếu cho ông Bush vì cho là ông thiên vị Israel để xử ép Palestine, hay là vì họ quá sợ bộ luật Patriot Act rồi... nhưng thực sự vẫn không có mấy ai bảo thủ hơn người Hồi giáo về mặt đời sống.
Với các bản nghiên cứu từ các năm cũ, và với các bản thăm dò mới đang giữ kín, các chiến lược gia hai đảng đang bày mưu vẽ kế để chinh phục càng nhiều cử tri càng tốt. Đảng Cộng Hòa dĩ nhiên vẫn trình diễn bộ mặt bảo thủ, vì nền tảng gia đình và đạo lý, và cũng vì nhà thờ trước giờ vẫn là đạo quân chủ lực của khuynh hướng bảo thủ, và siêng đi bầu nữa... Còn Đảng Dân Chủ, cho dù lòng có trần gian hay phóng khoáng hay cấp tiến hay dễ dãi thế nào đi nữa, cũng vẫn không bao giờ dám vỗ ngực rằng mình là "đảng không tin Thượng Đế"... vì như thế là thiếu chính trị và sẽ đẩy các nhà thờ sang phía đối thủ.
Aûnh hưởng tôn giáo trên bầu cử 2004 sẽ phức tạp hơn các năm trước, vì các yếu tố mới đã nổi lên, như cuộc chiến nhân danh Hồi Giáo của Osama bin Laden, như việc TT Bush đang áp lực cả các nhóm Hồi Giaó cực đoan Palestine và Do Thái Giáo cực đoan ở Israel phải nhượng bộ lẫn nhau để sống, hay việc Tin Lành Truyền Giảng Phúc Aâm đang ào ạt tiến vào Iraq, và có thể sẽ phải xét từng vấn đề cân nhắc -- thí dụ phá thai (nhà thờ nào cũng chống), đồng tính (đa số nhà thờ chống), vân vân. Nhưng riêng với cộng đồng dân Việt thì vấn đề có lẽ thu hẹp về một cuộc chiến khác: bầu cho ai thì giúp nhiều cho cuộc chiến nhân quyền tại Việt Nam" Câu hỏi này thì không có trong các bản thăm dò của Mỹ rồi. Hay là có, mà còn giữ kín trong đầu ông Bush"

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.