Hôm nay,  

Phúc Trình Cứu Trợ Đợt 13:từ Hải Ngoại Về Vn Cứu Đói

06/09/200200:00:00(Xem: 3624)
Dưới đây là bản phúc trình của Mục Sư Nguyễn Xuân Bảo, Thánh Đường Sài Gòn tại Quận Cam, ghi về đợt cứu trợ thứ 13 tại quê nhà.
August 8-23, 2002
Kính thưa quí vị đồng hương,
Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn Quí cơ quan truyền thông & báo chí trong Cộng Đồng cũng như đồng hương đã yểm trợ cho công tác cứu trợ thực phẩm, lợp nhà và khoan giếng cho đồng bào phong cùi, cũng như đồng bào nghèo trong các vùng lũ lụt , chúng tôi vừa hoàn tất công tác cứu trợ đợt thứ 13, sau đây tôi xin tường trình cùng quí đồng hương.
Tôi đến Phi-trường Los Angeles lúc 9 giờ tối ngày 4 tháng 08, năm 2002, xe bi kẹt hàng giờ đồng hồ, không biết có chuyện gì, khi đến nơi mới biết được terminal 1 & 2 bị di tản, thấy tất cả hành khách đều ra ngoài đường đứng, xe cảnh sát đậu đầy, chỉ còn 1 lane vào phi trường thôi; rất may là phi trường quốc tế vẫn bình thường, 1 giờ 30 sáng ngày 5 tháng 8 phi cơ cất cánh trên đường đi qua Hồng Kong, sau đó chuyển phi cơ về đến Sàigòn ngày 6 tháng 8 năm 2002, sau khi về đến Khách-sạn, được biết là xe chở gạo đã rời sàigòn vào ngày trước đó, nên sáng sớm ngày 7 thang 08 chúng tôi phải đáp chuyến phi cơ thật sớm đi Qui Nhơn,
Sáng ngày 7-08-2002 thức dậy lúc 5 giờ sáng ra phi trường Tân Sơn Nhất, vì chuyến bay cất cánh lúc 6 giờ, đường phố Sàigòn vẫn không có gì thay đổi, chỉ có xe honda nhiều hơn những năm trước, khi phi cơ chúng tôi chuẩn bị cất cánh, thì có lịnh lục xoát phi cơ vì tình nghi có chất nổ, tuy lục soát vẫn không yên, lại có lịnh tất cả hành khách phải di tảng khỏi phi cơ kể cả hành lý xách tay, sau đó mới biết có một hành khách ngoại quốc không rỏ quốc tịch đã lên phi, bổng dưng trước khi đóng cửa phi cơ, y lật đật đi xuống và biến mất. Sau khi kiểm soát xong chúng tôi trở lại phi cơ, phi cơ hai chong chóng trông rất may ruổi, tôi than phiền sao không có phi cơ boeing , một hành khách ngồi bên cạnh tôi bảo, chong chóng an toàn hơn Boeing, vi khi chết 1 chong chóng phi cơ vẫn bay tiếp tục được cơ, câu nói đó cũng an ủi phần nào. Chúng tôi đến Qui Nhơn trể hơn 1 tiếng đồng hồ, trước khi đi phát gạo cho trại Phong Qui-Hòa, chúng tôi ghé đón anh Nguyễn Đỗ Phúc Linh, một kỷ sư trẻ cũng là một phật tử từ SanJose đến tháp tùng với chúng tôi trong suốt hành trình cứu trợ, anh rất năng nổ và muốn nhìn tận mắt cách chúng tôi cứu trợ có đúng như những cuốn Video chúng tôi phát hành hay không, anh đã tự bỏ tiền ra mua vé phi cơ, và dùng tất cả tiền mình có để phân phát cho những người bịnh hoạn, tàn tật trong các trại. Sau khi đón anh Linh, chúng tôi đi thẳng vào trại Cùi Qui-Hoà, thuộc thành phố Qui Nhơn để phát gạo, sợ bà con chờ. Qủa thật khi đến nơi thì đồng bào phong cùi đã tập trung đầy đủ, bên cạnh đó có 2 học sinh lớp 12 ở Garden Grove là Bảo Trị & Vĩnh Đạo, đã tham gia rất tích cực trong công tác phân phát gạo, hầu hết nhưng đồng bào phong cùi đều mất tay hoặc chân hay cả hai, nên cần có người phụ giúp họ, tại Qui Hoà chúng tôi đã phát 688 bao gạo, mổi bao 25 kg cho 344 gia đình, kỳ nầy thêm 42 gia đình đồng bào phong cùi ở ngoài hàng rào trại, họ mừng lắm, dù thân thể bị tàn phế nhưng cũng cố gắng lê bao gạo đi, ai nấy đều nói: xin Mục-Sư cho tôi gởi lời cảm ơn bà con bên Mỹ, đối với họ đây là món qùa rất ý nghĩa và to tác , vì đáp ứng đúng nhu cầu của họ. Như tôi đã nói là chúng ta không về đó để bố thí hay thương hại họ, nhưng chúng ta về để chia sẽ tình yêu của người đồng loại. Có một người thấy tôi trò chuyện thân mật, nắm tay người cùi nói chuyện, sau khi phát gạo họ nói với tôi: Công việc của Mục-Sư mướn tôi bao nhiêu tiền, tôi cũng không làm; tôi nói với anh ta: Tôi cũng vậy, mướn bao nhiêu tiền tôi cũng không làm, tôi về đây không phải vì tiền, tôi có cuộc sống tương đối đầy đủ như mọi người Việt-nam ở hải ngoại, nhưng tôi bằng lòng bỏ hết trở về chỉ có động lực của tình yêu mà thôi.
Sau khi phát gạo cho đồng bào phong cùi tại Qui-Hòa, Qui-Nhơn, đoàn chúng tôi vào Nha Trang và ngủ đêm ở Nha Trang.
Sáng ngày 8-08-2002 chúng tôi thức dậy sớm để vào Thị-Xã Cam Ranh để phát cho trại phong Cam-Tân, tại đây Seour Quí cho biết còn có những người phong cùi trên núi, nơi mà mình không đến được cũng cần giúp đở, sau khi phát gạo ở trại cùi Cam Tân xong chúng tôi trở về phát ở trại Núi-Sạn, Nha Trang, như quí vị biết chúng ta làm từ thiện thì không phân biệt ai hết, nói dể hiểu là không biên giới, họ mừng lắm, trong ánh mắt, trong lời nói mộc mạc họ rất biết ơn đồng bào Việt-Nam ở hải ngoại đã giúp đở họ có gạo ăn trong hoàn cảnh nghiệt ngả của họ.
Sáng ngày 9-08-2002 chúng tôi bay đi Đà-Nẳng dự định thăm trại Phong Hòa Vân ở chân đèo Hải-Vân, nhưng giờ cót trước khi lên đưòng vào trại thì địa phương đã diện không cho chúng tôi vào, thưa quí vị: Việc cứu trợ không dơn giản, không phải muốn giúp ai thì giúp, muốn đi đâu thì đi, đi đâu cũng phải xin phép, phải có công an hay nhân viên hành chánh đi theo, vì không vào trại Hoà-Vân được, nên chúng tôi đổi hướng lên Thượng Đức ( Hà Tân) để thăm vùng nghèo nhất của tỉnh Quảng nam, đến nơi tôi vào thăm Bệnh Xá Hà tân, hoàn cảnh vô cùng thương tâm, không có nhà bếp, các bệnh nhân phải tự túc mọi sự, tôi đến thăm phòng hộ sanh, gặp một người thượng Ka-Tu vừa sanh, tôi không cần diễn tả, quí vị cũng có thể tưởng tượng cảnh khốn khổ của họ đến bực nào! tôi xin phép BácSĩ Trương Công Đồng , Giám-Đốc Bệnh Viện, để có thể cho họ số tiền, cũng như những bệnh nhân đang nằm điều trị, ho nghèo xơ xát quí vị ơi! không bút mực nào diễn tả được, trẻ con sanh ra chẳng có 1 cái áo hay tấm tả, chỉ phủ một cái áo rách tả tôi của bà mẹ nhường cho. còn bà mẹ thì nằm trơ trọi chẳng có mền hay ra để đắp, nằm trên 1 sạp tre lồi lõm bởi những mắt tre trông rất đau lòng!
Tối ngày 11-8-2002 chúng tôi bay trở về Sàigòn, đến Sàigòn 12 giờ đêm, về đến Khách-Sạn 1 giờ sáng, sáng hôm sau ngày 12-08-2002 chúng tôi thức dậy lúc 5 giờ sáng để chuẩn bị khăn mướp lên đường đi Hồng Ngự coi việc khoan giếng, trong 2 ngày, khí hậu oai bức, chúng tôi đi bộ dọc theo các con kinh thăm và chụp hình những giếng nước do bà con bảo trợ, tôi vô cùng cảm động thấy trên khuôn mặt của người dân mộc mạc nở những nụ cười thật vui mừng vì họ có nước sạch dùng, chỉ có mấy trăm dollar mà dân làng không thể thực hiện được , bao nhiêu năm trường phải dùng nước ô nhiểm bởi phân bón, thuốc rầy, phân heo, phân người lẫn lộn, tội nghiệp cho họ! Trên đời nầy có ai quan tâm đến những dân cùng khốn" chỉ có những người nghèo khổ mới biết thương yêu người nghèo khổ, họ là những Les Miserable của thế kỷ 21. Không phải chỉ Việt-nam, ngay Nam Dương, Philippines, v.v... vẫn cùng cảnh ngộ, những người lãnh đạo nếu biết thương yêu dân tộc, đem tài sản của họ có để giúp đở dân nghèo thì ngày nay họ chết chắc chắn dân chúng của họ không những tôn kính mà là thờ họ nữa là khác, có điều tôi không hiểu nổi: Những người giàu có ăn được mấy cái Hamburger mổi ngày hay nói theo kiểu Việt-nam ăn được mấy tô phở, mấy chắn cơm" Chúng ta may mắn được đến đất nước đượm sửa và mật nầy, chẳng nhẻ chúng ta phung phí ngồi chờ đến ngày người ta đưa mình vào nghĩa trang lạnh lẻo một cách buồn tẻ chăng" có ai than khóc cho sự ra đi của mình chăng" người ta nói: Hùm chết để da người ta chết để tiếng, nhưng riêng tôi thì xin mạng phép sửa lại 1 chút: hùm chết để da, người ta chết để giếng; người ta làm chính chị chính em để lại tên đường, còn mình dân dã để lại cái giếng cho dân vùng quê mộc mạc cần có nước sạch để uống, người Việt-nam chúng ta nói: Uống nước nhớ nguồn, chắc chắn dân chúng uống nuớc giếng do bà con bảo trợ họ không bao giờ quên ơn quí vị đâu. Giếng nào tôi cũng khắc tên người bảo trợ rỏ ràng.

Sau khi thăm viếng các giếng nước, tối ngày 13-08-02 chúng tôi về ngủ đêm ở Cần-Thơ, sáng ngày 14-08-02 chúng tôi thức dậy lúc 5 giờ 30 để đi đi thăm trại phong Sóc Trăng. Trại Phong Sóc Trăng nằm ngay trong thành phố, tôi đến gặp Bác-Sĩ Phạm Phú Cường, Giám Đốc trại, cho biết trại thành lập từ năm 1907, trước đây đặt tên là trại Hàn Mặc Tử, sau năm 1975 đổi tên là Khu Điều Trị Phong , có lúc cao điểm nhất có 400 bệnh nhân, nay còn 81 người, có số sống ngoài hàng rào trại, tôi vừa nhận được Fax từ Trại Sóc Trăng yêu cầu giúp gạo cho 163 gia đình, nhưng họ phải trình cho Uy-Ban Nhân dân nữa, bên cạnh đó họ cần 1 bồn chứa nước bằng enoch, 5 giường enoch cho bệnh nhân, và cũng xin tole lợp nhà nữa, sau khi thăm biết nhu cầu của trại phong, chúng tôi lên xe trở về Sàigòn, thưa quí vị, phương tiện di chuyển đường bộ ở Việt-nam vô cùng may ruổi, trên đường đi không biết bao tai nạn!
Sáng ngày 15-16-08-2002 chúng tôi thức dậy lúc 5 giờ lên đường đi Di-Linh, thăm trại phong cùi Di-Linh, nhưng đến nơi chính quyền tỉnh chưa cấp giấy phép, nên không thể vào, mặc dù tôi xin ghé vào 5, 10 phút thôi, việc cứu trợ phong cùi cũng không phải đơn giản, không phải muốn cứu trợ đâu cũng được, nơi nào cho phép mới vào được, nếu không, ai tập họp dân, ai cấp giấy chở gạo từ nơi nầy đến nơi khác" đâu phải kẹo cao su mà bỏ trong túi móc ra cho lắn lút, ngay cả tiền mặc muốn cho những bệnh nhân già yếu cũng phải xin phép và trao tiền trần ( tức không để trong bao thư) vì nếu để trong bao thư người ta biết mình còn bỏ gì trong đó, tôi nói vậy để bà con biết cái phức tạp của vấn đề cứu trợ, nên ai nói với tôi đi cứu trợ một cách bí mật, không có hình ảnh, video chứng minh thì chắc cứu trợ nước nào chứ không phải Việt-Nam.
Ngày 16-08-2002 chúng tôi trên đường từ Đa-Lạt về Sàigòn thì được báo là đèo Bảo Lộc bị đất chuồi, không thể qua được nên phải qua ngả đèo Ngoạn mục ra Phan Rang trở về Sàigòn đến cách Phan Thiết độ 10 phút thì một xe honda từ bên trong đâm vào trước đầu xe chúng tôi, tài xế cố lách để cứu mạng người kia thì lách vào bên troong lại gặp 2 người đi bộ, lách ra lần nữa lại gặp 2 người cởi xe đạp, lại bên trong là tiệm tạp hóa, tôi ngồi phía trước, nếu có xe ngược chiều thì rất nhiều người chết, kể cả mọi người trên xe , đường sá Việt-nam rất phức tạp, không có luật lệ giao thông an toàn xe gắn máy muốn chạy đâu thì chạy, cứ xe lớn đụng xe nhỏ là có lổi, xe có bảo hiểm nhưng khi gặp tai nạn thì 2 tài xế xuống xe đánh lộn với nhau, muốn được bồi thường thì phải chạy chọt với nhân viên hãng bảo hiểm, nhưng chỉ đền xe, chứ không đền hành khách trên xe, ngọai trừ chết thì được đền 10 triệu tức US$650.00 để chôn cất thế thôi. làm dân nước nhược tiểu bị thiệt thòi đủ thứ, tội nghiệp! nên bà con về Việt-nam, tôi khuyên nếu đi xe đò hay xe van thuê bao thì tránh ngồi bên phía tài xế, tức bên trái, hầu hết những xe qua mặt không nhường nhau thì tài xế và dãy ghế bên trái lãnh đủ, và nếu thường đi Việt-nam thì nên mua Ề Travel Protection PlanỂ chỉ tốn một lần $325.00 cho cả đời người, nếu ruổi ro xảy ra thì họ đem mình về đến nơi đến chốn mà không tốn kém chi cả.
Sáng gày 17-08-2002 chúng tôi đi phát gạo và 4 xe Lắc tay tại trại phong Bình Minh, mổi xe chỉ có $200.00 mà thay đổi cả cuộc đời họ, những người cùi cụt 2 chân, tay cũng cùi, ngày đêm cứ bò lết trên miếng gỗ gắn bánh xe trong nhà, chẳng bao giờ ra ngoài được, nay phát cho họ xe lắc tay họ có thể đi chợ, bán vé số, họ mừng lắm, mổi xe tôi đều khắc tên của người bảo trợ sau lưng xe và 2 bên hông xe, nghe tin phát xe lắc tay, trại Cùi Qui-Hoà, Phước Tân, Bến Sắn cũng đề nghị xin cấp, hiện đang cần 10 xe lắc tay, mổi xe $200.00, xin bà con cô bác bảo trợ xin gởi về Thánh Đường Sàigòn càng sớm càng tốt, chỉ còn 4 tuẩn lễ nữa tôi sẽ về lo công tác cứu trợ đợt 14, xe lắc tay phải đặt trước, chứ không có sẳn. Sau khi phát tại Bình Minh xong, chúng tôi đi phát gạo cho trại phong Phước Tân, các seour ở đây cũng rất nhiệt tình, trại Phước Tân cần máy bôm nước loại hoả tiển, nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện được vì tốn cả $1000.00, sau đó chúng tôi trở về trại phong Bến Sắn phát gạo và 7 VCR cho 7 dãy nhà dưởng lão, quí cụ cần để giải trí, bên cạnh đó chúng tôi cũng phát dầu gió do cô Ca-sĩ Đài Trang công ty Phúc An Đường tặng,
Trong đợt 13 chúng tôi phát 57 tấn 825 kg gạo ( tức 57,825 kg) cho 1156 gia đình đồng bào phong cùi , 4 xe lắc tay & 7 VCR hiệu Sharp.
Công tác Cứu Trợ Đợt 14 xin quí bà con cô bác bảo trợ thêm cho 511 gia đình đồng bào phong cùi nữa, trong số đó có thêm 171 người ở Bến sắn, 163 người ở trại Sóc Trăng, và số Cam Tân, Phước Tân & Thanh Bình còn thiếu, mổi gia đình $120.00 cho 1 năm, mổi tháng $10.00, riêng 2 trại Qui Hòa & Núi-Sạn đã phát được 8 tháng rồi, chỉ còn 2 đợt nữa là hết 1 năm, lại chúng ta cần bảo trợ cho năm thứ 2. Một miếng khi đói bằng một gói khi no, nhất là đồng bào phong cùi, họ chẳng có thân nhân vượt biên hay HO, cả đời họ sống trong trại cùi, họ cần bàn tay đầy thương yêu & bác ái của bà con cô bác, lời Thánh Kinh dạy: Ban cho có phước hơn là nhận lãnhỂ mình giúp đở họ, qủa thật mình được phước hơn những người nhận lãnh; trên đời nầy không ai mong mình khổ, gặp hoạn nạn, bịnh hoạn nan y tàn phế để được người khác thương hại giúp đở bao giờ, ai cũng mong muốn có cuộc sống êm đềm, no đủ & hạnh phúc, nhưng định mệnh an bài mà họ phải gánh chịu, chúng ta nở lòng nào từ chối giúp đở họ
Tôi mong rằng bà con cô bác sau khi đọc bản phúc trình nầy xin mở lòng rộng lượng cứu giúp đồng bào chúng ta, trong lúc viết phúc trình nầy thì tôi được email từ Việt-nam cho biết lũ lụt lại tràn ngập đồng bằng sông Cửu-Long, cũng như miền trung Việt-nam làm nhiều nhà cửa bị trôi và cũng đã có nhiều người chết, lại chuẩn bị cứu trợ bão lụt, có tin tức gì thêm về bão lụt tôi sẽ thông báo đến bà con sau, nếu có nhu cầu khẩn cấp tôi sẽ báo cáo và lên đường ngay, tôi chủ trương tặng phẩm của bà con là phải đến tận nơi và trao tận tay cho đồng bào, chứ không qua trung gian, vì tiền bạc bà con đóng góp là tiền mồ hôi, nước mắt chứ không phải tiền chùa hay của chính phủ Mỹ, đó là lý do tôi phải đích thân ra đi đem tặng phẩm bà con đến tận tay đồng bào là vậy. trước mắt xin bà con giúp:
Bảo trợ 511 gia đình, mổi gia đình 1 năm gạo $120.00 hay mổi tháng $10.00 hay bao nhiêu cũng tốt, góp gió thành bão; 100 giếng nước, mổi cái $500.00; 1 bồn chứa nước $500.00; 5 giường enoch mổi cái $250.00; 10 xe lắc tay mổi cái $200.00. tại trại phong Sóc Trăng cần tole lợp nhà cho 8 căn.
Quí vị yểm trợ trên check hay money order xin đề: Thánh Đường Sàigòn và gởi về Thánh Đường Sàigòn. P.O.Box. 813 Garden Grove, CA. 92842. Tel. (714) 775-8852 email. saigonchurch@yahoo.com hay website: saigonchurch.com.
Thay cho đồng bào phong cùi tại quê nhà, xin chân thành cảm ơn tấm lòng vàng và đầy bác ái của quí vị, Nguyện xin Thiên Chúa trả công bội hậu cho quí vị.
Trân Trọng
Mục-Sư Nguyễn Xuân Bảo, Ph.D.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.