Hôm nay,  

Cây Kim Lãi Suất

06/07/199900:00:00(Xem: 6279)
Đây không phải là cây kim trên địa bàn chỉ đông tây nam bắc hay kim đồng hồ chỉ giờ. Đây là kim chỉ lãi xuất, nó rung rinh cũng làm thiên hạ hồi hộp và nếu nó nhích lên hay hạ xuống đôi chút cũng đủ làm thị trường chứng khoán khổng lồ New York nhốn nháo như vỡ chợ.
Lãi suất là cái gì mà ghê gớm như vậy" Giản dị nó là phân suất tiền lời các ngân hàng tính khi cho vay. Nhưng nó cũng là một thước đo lường sức mạnh kinh tế, đồng thời còn là một cây gậy điều tiết phát triển kinh tế-tài chính trong một nước. Ở Mỹ cơ quan ấn định lãi suất là Ủy ban Thị trường Mở Liên bang, nó là một bộ phận của Ngân hàng Dự trữ Liên bang có nhiệm vụ làm ra chính sách của Ngân hàng. Hơn hai năm trước đây ngày 25-3-97 Dự trữ Liên bang đã cho tăng lãi suất từ 5.25% lên 5.50% tức là tăng 1/4 của phân. Vì lúc đó người ta thấy có dấu hiệu kinh tế chạy quá mau có thể đưa đến lạm phát. Tăng lãi xuất dù chỉ có chút xíu 0.25% cũng đủ kìm con thú kinh tế chạy chậm lại. Vì tiền vay muợn kinh doanh mắc hơn, hàng hóa bán ra cũng mắc nên dân chúng bớt một phần ăn xài hoang phí, còn dân có tiền thấy để tiền trong ngân hàng chắc ăn hơn đem tiền ra mua chứng khoán cổ phiếu, kinh tế tự nhiên phải chạy chậm lại với tốc độ vừa phải.
Nhưng trong mùa thu năm 1998, Dự trữ Liên bang đã phải ba lần giảm lãi suất đến 0.75%, thành ra còn 4.25%. Tại sao phải giảm như vậy" Đó là vì lúc đó người ta sợ những hậu quả cơn bão lốc kinh tế Á châu có thể lây lan đến kinh tế Mỹ khiến nó mắc bệnh suy thoái. Giảm lãi xuất là liều thuốc phòng ngừa tốt nhất để chống bệnh cúm kinh tế, cũng như chích cho con thú kinh tế liều kích thích tố để nó hăng say chạy vọt lên bất chấp dịch cảm cúm ở những nơi khác.
Thế bây giờ tại sao lại phải tăng lãi suất" Tuần trước Dự trữ Liên bang công bố quyết định mới tăng lãi suất 0.25% thành 4.5%. Sở dĩ có sự gia tăng này (gọi là liều thuốc cho con thú kinh tế hạ hỏa, bớt hăng say chạy ẩu) là vì đã có những chỉ số rất lạc quan cho thấy con thú kinh tế sắp tăng tốc độ vọt lên nữa. Mức tăng trưởng kinh tế Mỹ trong quý 1 năm 1999 đã vọt dến 4.3%, còn mức thất nghiệp lại xuống thấp nhất kể từ 29 năm nay. Trong khi đó những loan báo về thặng dư ngân sách liên bang đều làm cho người dân thấy phấn khởi. Giá chứng khoán lên, các công ty lớn nhỏ, tiểu đại tổ hợp đều hỉ hả như mở cờ trong bụng và cả các ông bà thường dân có chút tiền còm chơi chứng khoán cũng thấy mừng hết nổi. Nhưng các ông Dự trữ Liên bang lại không mừng. Họ lo có lạm phát.

Họ lo ngại với tình hình này, nhu cầu tiêu dùng trong nước và ngoài nước sẽ thúc đẩy giá hàng hóa cao hơn. Đồng thời nạn khan hiếm nhân công được báo cáo ở một số lãnh vực kỹ nghệ và một số vùng cho thấy rất có thể có sự lạm phát về tiền lương. Hai trường hợp này sẽ có ảnh hưởng tai hại dến sự phát triển kinh tế đang diễn ra tốt đẹp từ nhiều năm nay. Vì nó nghĩa là khởi đầu cho một nạn lạm phát và vật giá gia tăng.
Cho đến nay mức lạm phát của Mỹ vẫn tương đối thấp, vẫn có 3.5% theo chỉ số người tiêu dùng, so với mức lạm phát của toàn năm 1998 là 1.6%. Thế nhưng tốt nhất là phải thận trọng. Vậy việc tăng lãi suất có ảnh huởng như thế nào đối với người tiêu dùng" Cố nhiên nó sẽ làm cho việc đi vay tiền ngân hàng mắc hơn một chút, làm lây lan đến kinh doanh và người tiêu dùng phải đi vay. Ở bên Mỹ các hệ thống thẻ tín dụng là một phương pháp mời các ông đi làm có lương tha hồ xài, xài rồi kéo cầy trả nợ. Vì thế kinh tế mới phát triển mạnh. Nay Dự trữ Liên bang tăng lãi suất các món tiền cho vay muợn giữa các ngân hàng, tất nhiên ngân hàng cũng phải tăng lãi suất đối với các công ty, các nhà buôn khi cho vay tiền làm ăn và dân tiêu thụ ăn chịu cũng phải è cổ ra trả tiền lời cao hơn.
Những món tiền vay mua nhà dài hạn sẽ không bị ảnh hưởng. Những khoản tiền vay này liên hệ chặt chẽ với các công trái quốc gia (Treasury bonds) và trị giá công trái cũng đã tăng từ trước vì sợ có lạm phát và sợ Dự trữ Liên bang xiết chặt hầu bao. Trái lại những ông bà để dành tiền ở ngân hàng sẽ có lời hơn, như các trương mục tiết kiệm định kỳ.
Liệu việc tăng lãi suất có làm trở ngại cho đà tiến kinh tế không" Đây là vấn đề làm thế nào tăng đúng lúc và vừa phải. Trên nguyên tắc, khi lãi suất gia tăng là kinh doanh thấy khổ sở khi đi vay tiền làm ăn. Nó sẽ làm một số các nhà doanh nghiệp nản lòng không muốn vay thêm vốn để chi, việc này sẽ ảnh hưởng đến việc tăng thêm công ăn việc làm, làm mất sự tin tưởng của người tiêu dùng và mức tiêu thụ sẽ giảm. Và Thị trường chứng khoán sẽ bị ảnh hưởng, kinh tế chậm lại.
Thế nhưng phản ứng đầu tiên của việc tăng lãi suất lần này là giá Chứng khoán đã tăng lên mạnh, tại sao vậy" Bởi vì mấy ông chiến lược gia kinh-tài đã tính quá kỹ, trước ngày quyết định các ông cho phổ biến những dấu hiệu kinh tế phát triển mạnh, để bất cứ dân kinh doanh nào cũng phải nghĩ: chắc phải tăng lãi suất, bởi thế không có sự chấn động bất ngờ. Nhưng hiệu quả nhất là lời loan báo sẽ không tăng lãi suất nữa ít ra trong ngắn hạn. Các ông kinh doanh nhào vô tiếp tục hăng say. Viễn tượng tăng trưởng vững chắc kinh tế không lạm phát đã quá rõ trước mắt.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.