Hôm nay,  

Chúng Tôi Là Lính

29/03/200200:00:00(Xem: 4079)
Thêm một lần nữa, Hollywood đi với chiến tranh. Sau phim " Ó Đen Hạ Cánh" nói lên sư thất bại của cuộc hành quân biệt kích Mỹ ở Somalia, đến cuốn phim " Chúng Tôi Là Lính" đang trình chiếu, cống hiến cho khán thính giả một chiến thắng hào hùng và đẫm máu nhứt người lính Mỹ đã trải qua trong chiến tranh. Phim được thực hiện phỏng theo tác phẩm của Hal Moore và Joe Galloway viết dưới ánh sáng mới về Chiến tranh VN.

Đó là một cuộc chiến được lãnh đạo chỉ huy một cách xứng đáng. Vị tiểu đoàn trưởng cũng như anh Trung sĩ nhứt đưa ra chiến trường, hành động trầm tĩnh, rõ ràng, nhịp nhàng giữa trận chiến ầm ì, mịt mờ, rối lọan.

"Chúng Tôi Là Lính" trả công bằng lại cho quân nhân Mỹ trong Chiến tranh VN. Những phi công, những xạ thủ trực thăng đã có những sáng tạo xuất sắc, vô cùng linh hoạt, nhưng vô cùng liều mình chưa từng có trong lịch sử chiến tranh. Họ liều minh để yễm trợ đồng đội bộ binh đang cài răng lược, giáp lá cà với địch dưới đất bị che lấp bởi rừng già nhiệt đới, trong một trận chiến khó phân biệt được địch và bạn.

Cuốn phim đưa ra đề tài yêu nước bằng hình ảnh sinh động thực tiễn, những sẵn sàng hiến dâng, của những người Mỹ bình thường đáp lời Tổ quốc đem tuổi trẻ, mạng sống của mình để bảo vệ lý tưởng tự do dân chủ truyền thống Mỹ và giúp cho một dân tộc đang bị CS xâm lược.

Phim cũng đưa ra những yếu kém chiến thuật của Mỹ. Một là khinh địch không được trang bị, huấn luyện mạnh bằng Mỹ, không chọn cách đánh như Mỹ. Vì vậy và bây giờ địch vẫn tiếp tục dùng chiến thuật "bám thắt lưng địch mà đánh" làm giảm hiệu năng của pháo binh vàø trực thăng yễm trợ. Hai, tình báo chiến thuật của Mỹ, hồ sơ quân báo, không ảnh, trận liệt v.v. dầy cộm, nhiều vô số, nhưng điểm yếu nhứt là không được phối kiểm, xác nhận kịp thời trước khi hành quân.

Rất tiếc, người viết sách và làm phim không làm nổi bật được công tác phối họp yễm trợ của nhiều tiểu đoàn Mỹ lẫn Việtï, nên người xem có cảm tưởng chỉ có Mel Gibson (Hal Moore) và đơn vị của Oâng hành động. Phim cũng chưa nói lên được những hy sinh của người chiến binh sống ly gia, mà người chiến sĩ hành quân hải ngoại thường phải chịu đựng.

Tuy nhiên một cách đại tổng, "Chúng Tôi Là Lính" là quyển sách đáng đọc, cuốn phim đáng xem, vì nó là trận chiến hiện thực, những người đánh trận sống thực, những người làm nghĩa vụ đay lý tưởng để Tổ quốc Mỹ đáng được tôn vinh.

Có một trùng hợp ngẫu nhiên đầy thích thú. Trong lúc cuốn phim được trình chiếu khắp nước Mỹ, tại Hà nội, Đại Tướng Văn Tiến Dũng, người tự xưng là "Đại Tháng Mùa Xuân" trong chiến dịch Hồ Chí Minh cưỡng chiếm Miền Nam, chết bịnh già (cao máu và trụy tim). Nhơn dịp này các đài truyền thông lớn phỏng vấn một số một tướng lãnh Mỹ hồi nhỏ đã từng tham chiến ở VN. Đáng để ý nhứt là nhận xét của Tướng Mỹ Tư lịnh hành quân trong chiến dịch Bão Sa mạc ở Trung Đông, đánh bại quân Iraq một cách thần tốc. Oâng này đã từng làm cố vấn Tiểu Đoàn Dù của VN do Tướng Ngô quang Trưởng lúc bấy giờ mới Trung Tá chỉ huy. Theo vị tướng Mỹ, nói theo kiểu nhà binh, Tướng Dũng chỉ là người đánh võ mồm hay hơn đánh giặc. Tất cả nỗ lực chiến đấu của O. Dũng chỉ để tuyên truyền và giành riêng cho tên tuổi của Oâng ấy chiến công không đáng gọi là chiến thắng trong việc chiếm Miền Nam. Thực sự Tướng Dũng có đánh đấm gì đâu. Quân lực VNCH buông súng theo lịnh của Tướng Minh, Bộ Đội Bắc Việt vào Sàigòn như đi chợ vậy thôi. Trái lại Tướng Trưởng, theo vị tướng Mỹ này, là một quân nhân thao lược song toàn, luôn đi sát với chiến trường và cùng chết sống với anh em đồng đội.

Từ khi hàng triệu người dùng thuyền nan vuợt đại dương đi tìm tự do, lịch sử Mỹ đã đem công bằng lại cho chiến binh VN. Tượng đài tri ân tử sĩ được dựng lên tại những nơi cao quí của Thủ đô và thủ phủ Mỹ. Sau ba mươi năm luật định, tài liệu mật về Chiến tranh VN được bạch hoá, chánh nghĩa bão vệ tự do dân chủ của cuộc chiến càng thêm sáng tỏ, cựu quân nhân Chiến tranh VN được nhìn một cách trìu mến với cái nhìn công bằng đã do Phản Chiến tước đoạt. Những thứ đó thành đề tài, cảm hứng cho tình yêu nước, trong văn học nghệ thuật, đặc biệt là nghệ thuật thứ bảy, phim ảnh là bộ môn thịnh hành và trội yếu của thời đại. Sách và phim mang tên "Chúng Tôi Là Lính" là thí dụ điển hình.

Dường như gần đây CS Hà nội cũng đang dùng con đường đại học Mỹ để tạo đám mây mù che ánh sánh lịch sử và chánh nghĩa của Chiến tranh VN mới vừa được trả lại. Tại Đại học Boston, CS lèo lái đưa mấy cán bộ văn hoá vào toán nghiên cứu về số người Việt đang tỵ nạn CS trên đất Mỹ. Tại ĐH Irvine, tiểu bang Cali, nơi có cộng đồng người Việt lớn hàng thứ hai sau cộng đồng quốc nội, phản chiến dàn dựng để có bản nghiên cứu và công bố 90% dân Việt trong nước hài lòng với nhà cầm quyền CS.

CS Hà nội sẽ phải thất bại vì người Việt tỵ nạn CS hiện tại ở Mỹ đã lên đến hàng mấy triệu. Là những công dân Mỹ gốc Việt, bà con này có tất cả quyền hạn của một công dân, một cử tri Mỹ. Nói gọn, có đủ thẩm quyền đòi công bằng và lẽ phải cho mình. Vì người Việt ở Bắc, ở Nam, ở Trung và ở Hải ngoại sẽ chiến đấu tới cùng để giành quyền làm chủ đất nước đã bị CS Hà nội sang đoạt.. Chiến tranh VN là cuộc chiến của "chúng tôi", Chúng tôi không bỏ cuộc. Chúng tôi phải kết thúc nó trong chiến thắng vì "Chúng Tôi Là Lính" chiến đấu cho quyền làm người và quyền sống tối thượng của chính đồng bào và chúng tôi.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.