Hôm nay,  

1 Luật Sư Mỹ: Các Hãng Tại Vn Cĩ Thể Kiện Mỹ Tội In Lậu Phim

14/05/199900:00:00(Xem: 8901)
Hiệp định song phương về quyền tác giả giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, được ký năm 1997, đã chính thức có hiệu lực từ ngày 23/12/1998. Nhưng việc áp dụng luật này ra sao" Các điều tra viên Việt-Mỹ có thể đi săn lùng các nhu liệu giả tại Chợ Lớn, Hà Nội, hay là có quyền vào các thương xá Việt Nam tại Hoa Kỳ xem xét hay không"
Một luật sư Mỹ mới đây tuyên bố rằng, các công ty làm phim Việt Nam bây giờ đã có thể kiện Hoa Kỳ về trường hợp các phim sao chép lậu đang lưu hành nhiều nơi đông dân Việt tại Mỹ.
Theo tin này, ông Gregory Buhyoff, luật sư đại diện tổ chức Business Software Alliance (BSA) nói: "Một số người cho rằng Hiệp định song phương về quyền tác giả chỉ có lợi cho Mỹ. Tôi đã đi đến các thành phố miền Đông nước Mỹ và thấy phim Người Đẹp Tây Đô của Việt Nam bị sao chép lậu tràn lan. Tôi nghĩ rằng các nhà sản xuất Việt Nam đã có thể kiện Mỹ."
Theo báo cáo của BSA, công nghiệp nhu liệu trọn gói (software package) góp một phần to lớn vào nền kinh tế các nước Đông Nam Á. Nền công nghiệp này không những tạo ra nhiều công ăn việc làm có tay nghề cao và tạo nguồn thu cho thuế, mà còn tăng năng suất lao động, năng lực quản lý và tính cạnh tranh trên tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế trên khắp toàn cầu.

Báo cáo nghiên cứu ước tính nền công nghiệp nhu liệu đó tạo ra doanh số khoảng 1.2 tỉ USD, khoảng 14.500 việc làm và thu trên 280 triệu USD thuế trong năm 1996. Theo các chuyên gia con số này tăng gấp đôi vào cuối năm 2001.
Tuy nhiên, BSA cũng cảnh báo rằng trên 8 trong số 10 nhu liệu ứng dụng kinh doanh tại khu vực Đông Nam Á là không có bản quyền, nghĩa là đồ dỏm, đồ lậu.
Cũng theo bản tin này, cô Vanessa Hutley, luật sư của Công ty Microsoft đánh giá Hiệp định về quyền tác giả là hết sức cần thiết cho việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của các công ty nhu liệu, các nhà phân phối và phát triển nhu liệu của Việt Nam, cũng như các đồng nghiệp quốc tế của họ. Cô Hutley nói: "Hiệp định về quyền tác giả cũng hết sức cần thiết cho việc thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Hiệp định này còn chứng tỏ cho các nhà đầu tư rằng chính phủ VN quan tâm đến việc bảo hộ quyền tác giả và các vấn đề khác về sở hữu trí tuệ."

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.