Hôm nay,  

Nội Lực Dân Tộc

11/10/200200:00:00(Xem: 4223)
Cuộc chiến lật đổ bạo quyền Saddam Hussein, chánh quyền Bush chuẩn bi rất kỹ thời cơ, địa lợi, nhơn hoà. Điạ lợi coi như Mỹ đã có; phần lớn các nước Á rập quanh Iraq, kể cả A rập Saudi, đã hứa yễm trợ Mỹ, cho mượn đường đất xuất quân hay chung chịu chiến phí. Riêng Liên Aâu, trừ nước Anh, vì nhiều lý do còn lấn cấn với Mỹ, đòi Mỹ phải có sự đồng ý đánh Iraq của Liên Hiệp Quốc, mới yễm trợ. Hoá giải áp lực này, TT Bush dựa vào nội lực dân tộc Mỹ. TT đề nghị lưỡng viện Quốc Hội Mỹ thông qua nghị quyết yễm trợ cuộc chiến chống Iraq trong thời hạn khẩn cấp. Chỉ có người lãnh đạo quốc gia được lòng dân, chỉ có chánh quyền được nhân dân ủng hộ, chỉ có đất nước dân trí cao, dân tộc lòng yêu nước mạnh, biết đoàn kết lúc quốc gia hữu sự để ủng hộ chánh quyền đối phó; người lãnh đạo quốc gia mới dám tự tin làm như vậy. Càng ngày càng thấy rõ Dân biểu, Nghị sĩ Cộng Hoà lẫn Dân Chủ ở Quốc Hội tỏ ra ủng hộ mạnh đề nghị của Tổng Thống.
Thực vậy, nói chung các nghị sĩ, dân biểu của hai Đảng tại Quốc Hội không vị nào tỏ ra chống lại nghị quyết yễm trợ cuộc chiến chống Iraq do TT đề nghị. Chỉ một số ít thuộc Đảng Dân Chủ đang cố gọt dũa lời lẽ thế nào để TT chỉ có thể sử dụng Nghị quyết này cho chiến tranh Iraq, chỉ cho chiến tranh Iraq mà thôi, chớ không giao tờ sec để trống cho TT Bush muốn điền gì thì điền. Nghị Quyết sau cùng chắc chắn sẽ được Quốc Hội thông qua trong vòng hai hay ba tuần nữa.
Hầu như không có thái độ chống đối mà chỉ có thái độ hợp tác với Tổng Thống tại Quốc Hội. Trong bầu không khí đó mọi trao đổi, thoả hiệp làm rất dễ dàng giữa Lập pháp và Hành pháp để Mỹ có lá bùa đầy nội lực dân tộchầu hoá giải sự lấn cấn của Liên Aâu và Liện Hiệp Quốc.
Về mặt truyền thống dân chủ Nghị Quyết đó là một tụ kết tinh anh thường thấy trong sinh hoạt chánh trị Mỹ: Mỹ là một trong mặt trận ngoại giao và quân sự.
Về mặt lịch sử, Nghị Quyết sắp ra đời cho thấy TT Bush 2 ( là đương kim TT, con của TT Bush 1 ) được Quốc Hội hiện thời ủng hộ mạnh hơn cha mình khi xưa, là TT Bush 1, khi yêu cầu Quốc Hội thời ấy cho phép sữ dụng quân lực Mỹ đánh Iraq năm 1991. Oân cố tri tân, dù hơn 11 năm đã trôi qua, Quốc Hội bây giờ đứng sát với TT, ủng hộ TT hơn thời Chiến Tranh Vùng Vịnh. Lịch sử và con số biểu quyết Quốc Hội thời TT Bush 1 soi sáng nhận định.
11 năm trước đây, tại Quốc Hội, hai Trưởng Khối Dân Chủ- Đa số George Mitchell tại Thượng Viện và Thiểu số Dick Gephardt tại Hạ viện- bảo trợ một dự án luật trói tay TT Bush 1.. Dự án đòi hỏi Mỹ phải tiếp tục thương lượng với Saddam Hussein và để cho LHQ dùng biện pháp chế tài buộc Sađam đầu hàng. TT Mỹ chi được sử dụng quân lực trong trường hợp bão vệ quân nhân Mỹ đang trú đóng trong vùng và cưỡng hành lịnh cấm vận của LHQ. Nói gọn, tại Quốc Hội Lưỡng Viện, Đảng Dân Chủ đối lập lúc bấy giờ chống đối, chớ không thoả với Đảng Cộng Hoà cầm quyền

Ý kiến của Đảng Đối Lập lúc bấy giờ là nhiều quân nhân Mỹ sẽ thương vong; lý do giải phóng Kuwait không đáng để chiến đấu và các nước chống Iraq không đóng góp đầy đủ chiến phí hay quân nhân. Lời của DB David Bonior (Dân Chủ, Michigan) có lẽ điển hình nhứt cho thái độ của Đảng Dân Chủ đối lập. " Đó có phải là lý do đáng để anh có thể đòi hỏi con gái, con trai của anh hy sinh." Sau nhiều tương nhượng, thoả hiệp, và vận động gay go, sau cùng Nghị quyết cho phép TT Bush 1 sử dụng bịnh lực mới được Quốc Hội thông qua. Những biện pháp và lời lẽ của Đảng Dân Chủ đối lập thất bại, nhưng không dễ dàng gì.
Dù vậy TT Bush 1 rất mừng và xem Nghị quyết là một thắng lợi lưỡng đảng. Thực tế không như vậy. Toàn bộ đảng viên Cộng Hoà lúc bấy giờ đương nhiên nhất tề "THUẬN". Nhưng rất ít đảng viên Dân Chủ ủng hộ Nghị quyết do TT Cộng Hoà yêu cầu, trừ một số rất nhỏ đảng viên Dân Chủ của cánh bảo thủ ủng hộ thôi. Xét về lịch sử biểu quyết của Quốc Hội Mỹ, cuộc biểu quyết cho phép TT Bush 1 sử dụng quân lực đánh Iraq là một biểu quyết gay go nhứt, từ cuộc Chiến Tranh 1812 đến bấy giờ.
Nhưng hiện thời, cái gì đã làm thay đổi thái độ và cục diện trước đề nghị của Tổng Thống đề nghị Quốc Hội ủng hộ Mỹ đánh Iraq. Một, cuộc khủng bố 911 đã làm thay đổi cái nhìn của cả đất nước và nhân dân Mỹ, chớ không phải chỉ riêng của Quốc Hội: Mỹ là mục tiêu dễ tấn công. Hai, cuộc bầu cử tháng 11 sắp tới đây, 34 ghế của Thượng Viện và tất cả 435 ghế ở Hạ viện phải được bầu lại. Lá phiếu chống lại việc bảo quốc an dân sẽ là tai hoạ cho sự nghiệp chánh trị của bất cứ, nghị sĩ , dân biểu nào tái ứng cử. Quyền lợi đất nước và nhân dân Mỹ là trên hết đối với tâm tưởng tất cả cử tri My không phân biệt chánh trị, tín ngưỡng, nguồn gốc, giới tính. Ước vọng cao nhứt của Tổ quốc và nhân dân thời nào, ở đâu cũng là an ninh: "Bất hoạn bần, hoạn bất an." Chống lại việc bảo vệ an ninh quốc gia trước quân khủng bố, một kẻ thù mới vô cùng nguy hiểm, người dân cử coi như tự khai phá sản chánh trị; ai dại gì làm. Ba và sau hết, TT Bush đã tỏ ra là một nhà lãnh đạo quốc gia đầy bản lãnh và đỡm lược trong việc bảo quốc an dân, không khoang nhượng dù một ly trước kẻ thù làm hại sinh mạng, tài sản nhân dân Mỹ. Điều tra dân ý nhiều lần cho thấy Oâng là vị Tổng Thống được ngưỡng mộ như một Tổng Thống xem việc bảo quốc an dân trọïng hơn sự nghiệp chánh trị cá nhân của mình. Bốn người dân Mỹ thì hơn ba ủng hộ và tin là TT đúng khi nói Sađam Hussein có vũ khí giết người hàng loạt và có thể dùng để giết hại ngươi Mỹ. Và những người dân này cũng nghĩ như TT Bush, không có phòng vệ nào hay hơn tấn công, vậy tiên ha thủ vi cường là thượng sách.
Quốc Hội là trái tim của nhân dân Mỹ, dân muốn là Trời muốn, Quốc Hội ắt phải tùy theo đánh Iraq thôi.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.