Hôm nay,  

Sổ Tay Thường Dân Tưởng Năng Tiến: Vẫn Chuyện Phương Nam Và Công An

15/04/200500:00:00(Xem: 23562)
Đang sống yên lành và được ưu đãi (bỗng dưng) ngày 30 tháng10 năm 1956, Nguyễn Mạnh Tường lên tiếng phê phán đường lối và chính sách cai trị của đảng Cộng Sản Việt Nam - qua một bài tham luận, đọc trước phiên họp của Mặt Trận Tổ Quốc. Ông bị cho … về vườn để đuổi gà và giữ nhà cho vợ, không lâu, sau đó. Vì không có vườn để về (và không có gà để đuổi) nên ông cụ vẫn tiếp tục sống lêu bêu giữa lòng Hà Nội.
Cắt khẩu phần lương thực, mở chiến dịch bôi bẩn, và cô lập cả gia đình đương sựï khiến mọi người xung quanh đều phải sợ hãi mà xa lánh… đều là những đòn thù chí tử - đối với những nạn nhân phải sống trong chế độ công an trị và tem phiếu. Nguyễn Mạnh Tường bị trúng đòn (và thấm đòn) thấy rõ, như ông cho biết sau này - qua hồi ký:
"Nhà tôi ước mơ bán thuốc lá lẻ trên vỉa hè, nhưng không làm sao kiếm nổi vốn liếng và tiền đấm mõm cho công an và cán bộ thu thuế để bọn họ cho chúng tôi được yên thân."(tr. 253).
"Tôi phải làm gì bây giờ" Tôi không thể đạp xích lô như vài đồng nghiệp trẻ, không phải vì sợ những lời thị phi, nhưng chỉ vì tôi đã già rồi." (tr. 255).
"Bạn bè cho gia đình tôi một con chó rất khôn. Chó có tuổi, chúng tôi chẳng còn gì cho con vật đáng thương ăn cả. Con chó kiệt sức rơi nước mắt, buồn bã vĩnh biệt chủû." (tr. 256).
"Trong chế độ này đói kém là chuyện thường. Nước da nhà tôi và con gái tôi xanh mét, tấm thân gày gò. Nhưng cả hai cắn răng chịu đựng, họ sợ làm tôi buồn nên chỉ khóc thầm trong đêm khuya. Tôi biết lắm nhưng giả vờ không biết. Tôi cũng không ngăn được giọt lệ sót sa khi thấy vợ con cắn răng chịu đựng bao nỗi cực khổ, không có hạt cơm lót bụng." (tr. 256-257 trích từ Lê Đình Thông, "Thế Hệä Vong Thân, Thế Kỷ U Sầu." Tạp Chí Thế Kỷ 21 Jan. 2000:54).
Tuy bị vây khổn trong bức màn sắt (và lâm vào cảnh cô đơn, dằn vặt, đói lạnh, tủi nhục, dở sống, dở chết … như thế) trong hơn một phần tư thế kỷ nhưng Nguyễn Mạnh Tường vẫn sống, tuy không sống hùng và sống mạnh nhưng vẫn giữ nguyên được ï khí phách của một sĩ phu. Hồi ký của ông ( Un Excommunié: Hanoi 1954-: 1991: Proces d'un intellectuel, Quê Mẹ Paris xuất bản năm 1997) cho chúng ta thấy điều đó:
"Họ là những cái thùng rỗng tuyếch khua ầm ĩ. Mở miệng ra là nói Mác, nhưng không bao giờ đọc sách vở của Mác, hoặc nếu ngẫu nhiên đọc một trang trong cuốn tư bản luận cũng chẳng hiểu ất giáp gì." (tr. 27)
"Đất nước mất đi bản sắc, chỉ nhắm mắt bắt chước, sao chép (sự tàn ác của) Liên Xô và Trung Quốc (Le Vietnam perd sa personalité pour devenir le reflet, le fac-simile de l'Union soviétique et de la Chine)." (tr.84).
(Chúng ta) nhất định ngăn chận không cho những thảm họa tương tự tái diễn trong tương lai." (tr. 153 theo Lê Đình Thông, Tạp Chí Thế Kỷ 21, số đd, tr. 58).
Sự bất khuất của Nguyễn Mạnh Tường đã được những lớp người kế tiếp nhìn nhận và noi theo. Nửa thế kỷ sau, vào năm 1995, một ông sĩ phu họ Nguyễn khác, tên Nguyễn Xuân Tụ, với bút danh Hà Sĩ Phu, đã cho phổ biến một bài tham luận khác - có tên là Chia Tay Ý Thức Hệ - quyết liệt phủ nhận chế độ công an trị cùng với những tội ác của nó:
"Cái gọi là 'Xã Hội Chủ Nghĩa' cũng chỉ là một con đường giả định rất lơ mơ. Tại sao dám huy động tất cả sinh lực của một dân tộc vào cái việc ép dân tộc đó vào một con đường rất lơ mơ đầy bất trắc" Con đường mà chính người dẫn đường cũng mới chỉ được đọc trong một cuốn tiều thuyết giả tưởng! Con đường mà ngay những người 'đạo gốc' đi trước cũng đã phải quay về, với những thân hình tiều tụy" Con đường mà mới đi một quãng đã thấy lố nhố những gương mặt 'cường hào mới'! Con đường mà mới đi một quãng đã ngót 10 triệu con người tàn phế, tử vong …." ("Chia Tay Ý Thức Hệ." Tuyển Tập Hà Sĩ Phu. Phong Trào Nhân Quyền Cho Việt Nam Năm 2000 và Tạp Chí Thế Kỷ 21 xuất bản tháng 1 năm 96, trang 176).
Cũng như Nguyễn Mạnh Tường, Hà Sĩ Phu cũng bị cho … về vườn vì đã phát biểu những điều (linh tinh) như thế! Vì cũng không có vườn để về nên ông bị giam giữ tại nhà, bằng nghị định, và cũng phải chịu đựng những đòn thù quen thuộc: bị cô lập, bị bôi bẩn bởi cả một tập thể bồi bút, và bị vùi dập bởi những thủ đoạn tiểu nhân, đểu cáng ("đến từng chi tiết") như … bị công an cho xe đụng, hay sai côn đồ ném đá vào nhà!

Khác với hoàn cảnh (buộc) phải câm nín và nhẫn nhịn của Nguyễn Mạnh Tường - vào thế kỷ trước, ở Hà Nội - Hà Sĩ Phu sống vào thời mà chế độ tem phiếu đã sụp đổ, và internet đã trở thành một phương tiện truyền thông phổ biến (có thể xuyên thủng được mọi bức màn tre, màn sắt, tường lửa …) nên ông ấy vẫn sống phây phây ở thành phố Đà Lạt.
Gần hai muơi năm nay, tôi chưa bao giờ nghe Hà Sĩ Phu than phiền gì về chuyện cô đơn hay đói lạnh. Thỉnh thoảng, người ta còn nghe cả tiếng cười ròn rã hay hể hả của đương sự - khi ông ấy làm được những câu đối đắc ý, và nhận được sự đối đáp (thú vị) từ bạn bè, hoặc độc giả ở khắp mọi nơi.
Những chiến sĩ kiên cường (trong Mặt Trận Văn Hoá Và Tư Tưởng) của báo Công An, báo Nhân Dân, báo An Ninh Thế Giới … cũng đã thôi gây chiến với Hà Sĩ Phu - từ lâu - sau khi họ bị ông (thản nhiên) mắng cho là … đồ chó ("Năm Mã Nói Chuyện Khuyển", http://www.canhen.de/noidung/baoce/CE2004/CE03va04-2004/baiviet/hasyphu.htm ).
Người Việt có thành ngữ "ngu như chó". Và giới công an Việt Nam thì quả là có dốt thật, và dốt lắm. Sự dại dột của họ không chỉ biểu hiện qua số luợng bằng cấp giả được xử dụng (nhiều nhất nước, so với những quan chức của những ban ngành khác) mà còn qua cách làm việc vừa thô lỗ và vừa ngờ nghệch nữa.
Đã hơn nửa thế kỷ qua, từ Nguyễn Mạnh Tường đến Hà Sĩ Phu nhưng - rõ ràng - đám công an Việt Nam đã không không học hỏi được điều gì mới mẻ để trau dồi nghiệp vụ. Bởi thế, họ lại vừa vấp phải một lầm lỗi rất cũ, trong một vụ việc rất mới, đối với Phương Nam.
Phương Nam là bút hiệu của Đỗ Nam Hải. Ông "sinh trưởng trong lòng cách mạng", và có cơ hội sinh sống ở nước ngoài nên thấy rõ rằng đất nước của mình có rất nhiều điều cần phải được "nhận thức lại", và đã trình bầy những vấn đề này trong cuốn Việt Nam Đất Nước Tôi - nơi mà theo lời của tác giả thì "hàng … triệu người đã bị bắt bớ, đánh đập, hành hạ … nhiều người trong số họ đã bị chết do đói, rét, khát, bệnh tật hoặc bị giết vì các tội danh như: phản cách mạnng, chống đảng, chống CNXH, chống chính quyền nhân dân, v.v.. Mà việc qui kết cho nhân dân những tội danh trên rất là tùy tiện và vô tội vạ" (http://www.danchimviet.com/diendan/PhuongNam_VietNamDatNuocToi.pdf) .Tập tiểu luận này, cùng với lời đề nghị chí tình của Phương Nam về việc thay đổi thể chế chính trị ở VN (qua hình thức trưng cầu dân ý) đã khiến cho đương sự bị cho về vườn - hơi sớm!
Trong thư gửi "các bạn bè quan tâm", viết vào ngày 1 tháng 4 năm 2005, ông cho biết "thư từ, điện thoại của tôi đã bị công an đọc trộm và nghe lén" và "chính các chú công an đã không ra mặt, mà đứng đằng sau lưng giật dây Ban lãnh đạo ngân hàng" cho Phương Nam nghỉ việc.
Tôi chết được vì ngượng cho "những chú công" (thổ tả) này chứ chả phải bỡn đâu, Giờ ạ! Tôi van xin, trăm ngàn lậy các chú, làm ơn dùng đến cái đầu (bò) của mình để suy nghĩ một tí xíu coi. Các chú không có sáng kiến nào khác (mới mẻ hơn chút đỉnh) để giúp đảng trừng trị bọn phản động, ngoài việc "đọc trộm thư, nghe lén điện thoại" và "giật dây" cho chúng bị mất việc hay sao"
Bỉ nhất thời giả, thử nhất thời giả. Hồi đó là một thời, bây giờ là một thời - khác hẳn. Thuở vàng son của chế độ công an trị và chế độ tem phiếu đâu còn nữa. Cái thưở mà công an có thể làm cho bạn bè Nguyễn Mạnh Tường sợ hãi xa lánh, khiến cho ông ấy phải sống trong cô đơn, dằn vặt và đói lạnh (vào những năm một - ngàn - chín - trăm - hồi - đó) đã qua lâu lắm rồi mà.
Hiện tại, Phương Nam cần mẹ gì đến cái đồng lương (chết đói) của một nhân viên ngân hàng nhà nước" Số tiền khốn khổ này, dù được lãnh nguyên năm, chắc gì đã đủ để "các chú công an" uống rượu một đêm - đúng không"
Phương Nam có hàng vạn bạn bè, và độc giả ở khắp mọi nơi. Cô lập một người như vậy về kinh tế cũng như về tình cảm, ở thời điểm này, đều là những… missions impossible! Mấy chú chả làm cho ai sợ cả mà chỉ khiến cho cái chế độ công an trị trông càng thêm lố bịch vì xuẩn động, thế thôi. Bộ vì ăn uống nhiều quá nên đâm ra mụ mị (cả đám) đến vậy sao"
Chuyện đã lỡ như vậy rồi, bay giờ mấy chú tính sao nay" Phương án duy nhất còn lại để cứu vãn tình thế , theo tôi, là vu cáo cho Phương Nam là gián điệp. Sau đó, tống đương sự vào tù với bản án cả chục năm - y như đối với Nguyễn Khắc Toàn - là kể như tạm ổn. Chỉ "tạm ổn" thôi vì cái chế độ công an trị hiện tại ở Việt Nam, được bảo vệ bởi cái đám nguời ngu xuẩn như mấy chú, làm sao có thể tồn tại được thêm mười năm nữa - đúng không"
Tưởng Năng Tiến

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.