Hôm nay,  

2 Nhà Báo Hiên Ngang Vô Tù, Lãnh Tụ Suu Kyi Giảm Uy Tín

04/09/201800:00:00(Xem: 2432)
NAYPIDAW  -    Uy tín còn lại của lãnh tụ Aung San Suu Kyi sa sút thêm với 2 phóng viên giúp việc Reuters bị tống giam, vì bà không bênh vực hay lên tiếng về cuộc đàn áp dân thiểu số Rohingya theo đạo Hồi khiến gần 1      triệu người đứng trước nguy cơ bất định tại các trại tạm trú.

Trước đây, bà Suu Kyi được biết tiếng là nhà tranh đầu dân chủ cổ vũ tự do báo chí và thân thiện với truyền thong.

Trong nhiều năm bị quản thúc tại gia khi quân đội nắm quyền toàn trị Myanmar, phóng viên ngoại quốc là những người chuyển các thông điệp của bà ra thế giới bên ngoài.

Bà vẫn được ngưỡng mộ trong nứơc, nhưng cuộc khủng hoảng Rohingya làm mất danh tiếng của bà trong cộng đồng thế giới.

Các nhà điều tra LHQ từng nói : các hoạt động kỳ thị và đàn áp có hệ thống chống lại người thiểu số Rohingya là có yếu tố diệt chủng.

Hai phóøng viên của Reuters -- Wa Lone, 32 tuổi, và Kyaw Soe Oo, 28 tuổi -- bị tòa xử 7 năm tù vì vi phạm luật về bí mật nhà nước. Họ có thể kháng án. Cả 2 đều không nhận tội, vì nói là bị cảnh sát gài bẫy trao tài liệu quân đội Miến Điện thảm sát tập thể người Hồi giáo Rohingya ở Rakhine.


Các tổ chức bảo vệ tự do báo chí, LHQ, Liên Âu và các nước như Mỹ, Canada và Úc kêu gọi Miến Điện hủy bản án và tha bổng cho hai phóng viên.

Bà Suu Kyi không lay chuyển, không can thiệp khi 2 phóng viên bị quy tội xâm phạm luật về bí mật nhà nước.

Cựu ĐS Bill Richardson, là nhà ngoại giao còn tin tưởng bà cho tới gần đây, nói : bà gọi 2 phóng viên là “quân phản bội” gây phẫn nộ trong dư luận, và mô tả hành động của chính quyền Naypidaw như là “phủi tay”.

Cựu dân biểu Thái Lan Kobsak Chutikul từng là 1 đại sứ rút khỏi ủy ban điều tra Rohingya, cũng lên án Naypidaw và cố vấn Suu Kyi. Khoảng 20 nhà báo bị truy tố trong năm qua – cùng thời gian này, bà Suu Kyi bị tố cáo hậu thuẫn tin sai lạc và bóp méo về khủng hoảng Rohingya – nhưng, hàng núi thông tin bằng chứng của cộng đồng quốc tế hô hào công lý.

Chuyên gia về Myanmar là Aaron Connelly làm việc tại Lowy Institute (Australia) nói: giải thích rằng bà Suu Kyi là không quyền lực với quân đội là “huyền thoại” khi bà dùng ảnh hưởng chính trị với những vấn đề mà bà quan tâm, và đáng tiếc là không gồm nhu cầu an toàn và nhân cách của người thiểu số theo đạo Hồi tại tỉnh bang Rakhine.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.