Hôm nay,  

Thế Kỷ Thái Bình Dương

24/03/200200:00:00(Xem: 4254)
Tại Quốc Hội Nhựt, ngày Thứ Ba 19 tháng 2 năm 2002, TT Bush của Mỹ dùng một chữ mới "Thế kỷ Thái Bình Dương" khi nhấn mạnh vai trò của Nhựt trong chuyến viếng thăm sáu ngày qua ba nước Nhựt, Nam Hàn, và Trung Cộng. Chữ tuy mới nhưng ý đã cũ, có từ Chiến Tranh Lạnh. Suốt thời kỳ Chiến tranh VN, Mỹ và Nhựt luôn luôn vận động sự hợp tác vùng Á châu thái Bình Dương do Nhựt chỉ đạo gần và Mỹ từ xa. Bất cứ nhân viên chánh phủ hay dân cử Việt nào đi công cán Mỹ hay Nhựt đều được khích lệ làm việc ấy. Mỹ còn lập cả một trung tâm nghiên cứu mang tên East West Center, đặt tại Hawai, làm trạm dừng chân, thuyết trình về ích lợi của sự hợp tác cấp vùng ấy. Ngay từ thời đó, người ta đã thấy rõ ý của Mỹ muốn biến Thái Bình Dương thành cái hồ của Mỹ.

Ý đó lúc bấy giờ Mỹ khó thực hiện hơn bây giờ. Sau khi Liên xô tan rả, Trung Cộng, Việt Cộng đã biến thái, chỉ còn cái vỏ CS để giữ độc quyền cai trị, chớ kinh tế đã bị cuốn hút vào quỹ đạo Mỹ mất rồi do chiến lược kinh tế toàn cầu của Mỹ. Được gia nhập vào tổ chức mậu dịch thế giới, hợp đồng tay đôi buôn bán được với Mỹ là niềm mơ ước, nỗã lực "phấn đấu" không ngừng, có khi phải chịu thiệt của Bắc Kinh và Hà nội. Còn Bắc Hàn đói quá hoá liều, định lấy việc chế tạo vũ khí nguyên tử và hoá học làm mạïng, hầu "trao đổi những thuận lợi" kinh tế cho đất nuớc và dân tộc đã tàn mạt vì CS. Hàn Cộng "tranh thủ tối đa" để được đối thoại thẳng với Mỹ như CS Hà Nội đã làm xưa kia. Nhưng thời thế đã khác, khó mà bắt bí Mỹ nữa. Mỹ tỉnh bơ để cho Nam Hàn, thân Mỹ và hiện còn được quân Mỹ bảo đảm quân sự tại chỗ, tự giải quyết giữa hai Miền với nhau.

Chiến lược toàn cầu Mỹ có hai phần chánh, là toàn cấu hoá kinh tế và dân chủ hoá toàn cầu. Phần một về kinh tế cho đến bây giờ coi như Mỹ đã thành công đối với hai nước lớn CS còn sót lại ở Á châu sau Chiến Tranh Lạnh. Nhưng phần hai dân chủ, liên quan đến chủ quyền quốc gia, ý thức hệ chánh trị, danh dự thể diện vốn là vấn đề rất quan trọng đối với dân Á châu, nên chưa đem lại kết quả cụ thể như mong muốn. CS tuy đã biến thái về kinh tế, nhưng vẫn còn độc tài đảng trị, độc tài toàn trị, không chấp nhận đối lập, không mở rộng quyền tự do căn bản tối thiểu cho con người. Thiếu những thứ đó CS ï không thể nắm chủ quyền. Còn những thứ đó, dân chủ không thể phát triễn.

Đối với Mỹ, nếu Trung Đông là điểm nóng quân sự thì Á châu Thái Bình Dương là điểm nóng chánh trị. Nếu Trung Đông cần thiết cho Mỹ về xăng dầu thì Á châu Thái Bình Dương cầân thiết cho Mỹ về kinh tế chánh trị. Trung Cộng là khối người tiêu thụ khổng lồ. Á châu ven Thái Bình Dương là nguồn tài nguyên lớn. Biển Nam Hải có một tiềm năng xăng dầu có thể thay cho Trung Đông. Toàn bộ bờ biển phiá Tây của Mỹ thuộc Thái Bình Dương. An ninh của Mỹ tùy thuộc không nhỏ vào sức mạnh của hạm đội Mỹ trên Thái Bình Dương và thế lực tài chánh và quân sự của Mỹ trên các nước ven Thái Bình Dương.Trung Cộng với đà phát triển kinh tế theo đường hướng kinh tế thị trường sẽ là một tiềm lực trở thành siêu cường kình địch với Mỹ trong nửa đầu thế kỷ 21. Việc đặt trọng tâm thế lực váo Á châu Thái Bình Dương là chuyện không làm không được đối với Mỹ.

Cuộc chiến chống khủng bố tạo một cơ hội hợp lý, hợp tình để Mỹ õthực hiện mong muốn từ lâu chưa làm được. TT Bush đến Trung Cộng trùng ngày với TT Nixon đến đấy ba mươi năm về trước, mở đầu cho kỷ nguyên hoà giải, hoà hợp giữa hai nước, một đệ nhứt siêu cường vì dân số, một đệ nhứt siêu cường kinh tế và quân sự, nhưng chế độ chánh trị khác nhau về căn bản. Nhưng uy tín của Mỹ bây giờ trong khu vực cao hơn của thời Nixon. TT Bush nói trắng ra rằng trong thế kỷ Thái Bình Dương tới "Mỹ hơn lúc nào hết sẽ đóng vai trò tiên phong trong vùng." Hoa thịnh Đốn sẽ tiếp tục chứng tỏ sức mạnh và quyết tâm ủng hộ Phi luật tân, Uùc châu, và Thái Lan. Mỹ sẽ cùng Nhựt gở ngòi nổ ổ Bắc Hàn và tăng cường an ninh trong Vùng. Nhưng đối với Trung Cộng, lời lẻ của TT Bush thấy rõ có vẽ đối tác hơn là đồng minh. Ong chỉ ngỏ lời cám ơn Trung Cộng đã cộng tác trong chiến dịch chống khủng bố ở A phú hãn. Nhưng Oâng vẫn khẳng định Mỹ " luôn luôn ghi nhớ những hứa hẹn với Đài Loan". Cần nhớ Trung Cộng đã nói tại Hội Đồng Bảo An LHQ sẽ không ủng hộ quân sự Mỹ nếu tấn công Iraq.

Không còn nghi ngờ gì nữa. Nhờ cuộc chiến chống khủng bố Mỹ có lý do để tăng cường thế lực và sự hiện trong vùng Châu Á Thái Bình Dương sau khi rút khỏi VN. Thế kỷ 21 là thế kỷ Thái Bình Dương không có nghĩa là thế kỷ của Trung Cộng vươn lên đia vị đệ nhứt siêu cường thế giới. Trái lại đó là thế kỷ Mỹ ngăn chận không để Trung Cộng làm bá chủ vùng Á châu Thái Bình Dương. Mỹ phải đóng vai trò hải thượng trên Thái bình Dương vì muốn hay không bên kia bờ đối diện với Vùng này là nước Mỹ cần được bảo vệ.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.