Hôm nay,  

Biển Đông Hung Hiểm

21/10/201400:00:00(Xem: 2811)

Nhiều bản tin cho thấy tình hình Biển Đông vẫn rất mực đáng quan ngại. Và chính các quan chức nhà nước VN cũng nhìn nhận như thế.

Báo Đất Việt ghi lời ông Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng rằng: Biển Đông phức tạp, ảnh hưởng không nhỏ...

Bản tin viết, tình hình Biển Đông tiếp tục diễn biến phức tạp, ảnh hưởng không nhỏ đến công cuộc phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.

Ông Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã nói như thế trong bài phát biểu phiên khai mạc kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa 13 sáng 20/10.

Ông Thủ Tướng cũng nhìn nhận như thế. Bản tin Đất Việt viết:

“Cũng trong phiên khai mạc này, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng báo cáo tình hình trước Quốc hội: 'Chúng ta thực hiện nhiệm vụ năm 2014 trong bối cảnh tình hình thế giới diễn biến rất phức tạp. Kinh tế thế giới phục hồi chậm hơn dự báo. Xung đột xảy ra ở nhiều nơi. Căng thẳng trên biển Hoa Đông và biển Đông'.

Theo người đứng đầu Chính phủ, việc Trung Quốc ngang nhiên hạ đặt giàn khoan trái phép trong vùng biển Việt Nam đe dọa nghiêm trọng hòa bình, ổn định và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.”

Bản tin cũng nhắc về tình hình gần đây Trung Quốc xây dựng các đảo nhân tạo trên quần đảo Trường Sa với nhiều toan tính.

Cũng như việc Bắc Kinh đang xây dựng sân bay như một căn cứ chuyển tiếp cho lực lượng hải quân và không quân nước này.

Bản tin Đất Việt lo ngại về khả năng tác chiến đang mai phục ở Biển Đông:

“...việc tăng cường xây dựng mở rộng tại đảo Gạc Ma có ý nghĩa chiến lược to lớn. Sau khi mở rộng, xây dựng đường băng tại Gạc Ma, chiến đấu cơ J-11 nếu cất cánh tác chiến từ đảo này thì phạm vi tác chiến sẽ bao trùm toàn bộ Biển Đông.

Trước đó, phía truyền thông Trung Quốc cũng ngang nhiên đăng những bức ảnh cho thấy Bắc Kinh đã hoàn tất việc xây dựng đường băng cho mục đích quân sự dài 2.000m ở đảo Phú Lâm thuộc Hoàng Sa của Việt Nam...

PGS. TS Nguyễn Bá Diến, Chủ tịch Hội đồng Viện nghiên cứu khoa học Biển và Hải đảo, Giám đốc Trung tâm Luật Biển và Hàng hải quốc tế khẳng định: Rõ ràng hành vi thay đổi bãi san hô, bãi đá Gạc Ma ở Trường Sa của Việt Nam mà Trung Quốc triển khai trong thời gian gần đây là một bước leo thang hết sức nguy hiểm và nghiêm trọng.

Mọi động thái có thể thấy Trung Quốc thực sự có ý đồ thực hiện chiến lược độc chiếm và bành trướng trên Biển Đông.”

Một bản tin khác của Báo Dân Việt được Báo Đất Việt tóm lược, nói rằng Trung Quốc không hứa giữ nguyên trạng biển Đông, theo lời Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh.

Ông Thanh nói như thế bên hành lang Quốc hội sáng 20/10 về việc Trung Quốc tiến hành nhiều hoạt động xây dựng trên khu vực quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Đây là một trong những nội dung được ông đề cập đến trong cuộc gặp với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn ngày 17/10 vừa qua tại Bắc Kinh.

Nhìn qua các tin, có thể thấy ông Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng bị quan hơn Tướng Phùng Quang Thanh.

Báo Dân Trí ghi nhận:

“Trong cuộc trả lời phỏng vấn riêng với đài truyền hình Đức "Deutsche Welle", Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng, sự leo thang tranh chấp chủ quyền giữa Việt Nam và Trung Quốc có thể có những tác động vượt xa tầm khu vực.”

Trong khi đó, bản tin BBC có bản tin tựa đề “Biển Đông: Chủ quyền 'viển vông'?” trong đó nhận định rằng chính phủ VN không còn muốn thưa kiện Trung Quốc nữa.

Nhưng nếu không thưa kiện, sau này sẽ đòi hỏi chủ quyền ra sao?

BBC ghi nhận:

“Trong khi đó một luật sư trong nước nói với BBC đây chính là thời điểm cần kiện Trung Quốc nhất do các hành động xây dựng của Bắc Kinh ở Trường Sa.

Tại Hoàng Sa, Trung Quốc cũng đang thúc đẩy các hoạt động du lịch của người dân nước họ tới đây nhằm làm tăng tính chính danh của họ tại quần đảo mà họ chỉ tranh chấp với riêng Việt Nam chứ không phải một nhóm nước như trong trường hợp của Trường Sa.

Trung Quốc được cho là đang "thực thi chủ quyền" của họ tại những vùng lãnh hải mà họ tuyên bố chủ quyền.

Tại sao không kiện?

Câu hỏi này đã được đặt ra từ nhiều tháng nay và theo như tuyên bố của ông Dũng thì người ta có thể hiểu rằng do Bộ Chính trị không muốn kiện...

Nhưng nếu không kiện Trung Quốc để tăng tính chính danh của Việt Nam trong các đòi hỏi chủ quyền ở Biển Đông thì liệu "thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó" mà ông Dũng nói tới đang quay trở lại?”

Thực là khó. Vấn đề hẳn cũng là do phía chính phủ VN không muốn đưa ra đa phương.

Nhưng giải quyết song phương, có thê sẽ là mắc mưu của TQ rồi vậy.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.