Hôm nay,  

Cali Xuất Cảng Vô Vn Tăng 82.4% Trong Năm 2000

08/07/200100:00:00(Xem: 3844)
WASHINGTON (San Francisco Chronicle) - Việt Nam, bây giờ là một quốc gia, không còn là trận chiến nữa- đó là câu nói của những người ủng hộ tiến trình hoà giải với quốc gia một thời là kẻ thù của Hoa Kỳ.

Nếu bản thương ước được ký kết, hai quốc gia sẽ bước một bước dài trong việc tái lập quan hệ ngoại giao.

Bản thương ước Việt Mỹ, tên tắt là BTA, sẽ giảm thuế nhập cảng từ Việt Nam xuống bằng những quốc gia có quan hệ ngoại giao bình thường với Hoa Kỳ, sẽ mở cửa Việt Nam cho giới doanh gia và đầu tư Hoa Kỳ, cùng lúc sẽ buộc Hà Nội phải nghiêm chỉnh thi hành biện pháp bảo vệ tác quyền.

Khoảng 99% nhu liệu điện toán ở Việt Nam là đồ giả mạo, theo chính phủ Hoa Kỳ.

Quan hệ ngoại giao hai nước từ từ trở lại bình thường, sau khi cuộc chiến Việt Nam chấm dứt năm 75. Năm 1994, tổng thống Clinton đã tháo gỡ lệnh cấm vận và 1995 Pete Peterson đã được chỉ định làm Đại Sứ tại Việt Nam. Năm ngoái, Hoa Kỳ và Việt Nam đã trao đổi 920 triệu Mỹ kim, con số này ước tính sẽ tăng vọt sau khi bản thương ước được ký kết. Ngay cả không có thương ước, California xuất cảng qua Việt Nam tăng 82.4% tới mức 78.8 triệu Mỹ kim. Tuy thế, Việt Nam vẫn là một con số nhỏ trong việc xuất cảng qua California, đứng hàng thứ 52.

"Lợi lộc của bản thương ước sẽ bắt đầu và chắc chắn cho các công ty ở Cali làm ăn với Việt Nam, họ sẽ được bản thương ước bảo vệ với những vấn đề như tác quyền, hải quan, thuế, trao đổi mậu dịch", Jeremy Potash, giám đốc của California-Asia Business Council, Oakland đã tiên đoán như vậy.

"Ảnh hưởng mạnh nhất của bản thương ước là sự bung ra làm ăn của giới doanh gia Việt nam tại Cali, họ đã chuẩn bị và thiết lập quan hệ với những công ty tại Việt Nam. Hàng nhập cảng từ Việt Nam sẽ ồ ạt và sau đó là hàng xuất cảng sang Việt Nam" Postash nói.

Nhưng làm ăn ở Việt Nam cũng là đề tài nhiều tranh cãi trong cộng đồng người Việt hải ngoại. "Chúng tôi đã thăm dò cộng đồng người Việt năm ngoái tại Bắc Cali và 70% đã ủng hộ bản thương ước", Trần Đệ, chủ bút nguyệt san Việt tại hạt Santa Clara, đã cho biết như vậy.

Tuy nhiên, ông cảnh báo "Nhưng thời điểm bây giờ không thuận lợi lắm cho việc buôn bán với Việt Nam vì có quá nhiều thủ tục rườm rà, hối lộ và không có luật lệ rõ ràng"

Luật sư Nguyễn Quốc Lân cũng lên tiếng cảnh báo về việc kiểm soát báo chí, tự do ngôn luận và tự do tôn giáo là những lý do phải rất cẩn thận khi thoả thuận với chính quyền Hà Nội. Thêm vào đó, Luật Sư Lân nói, không có cách gì chắc chắn để đảm bảo hợp đồng tại Việt Nam, vì hầu hết các thương vụ và toà án đều bị kiểm soát bởi chính quyền.

"Luật pháp Việt Nam thuộc về đảng. Bạn không thể thưa các công ty quốc doanh, nếu không bạn sẽ bị rắc rối".

Nhưng dù vậy, trong năm 2000, Hoa Kỳ đã xuất cảng 370 Mỹ kim qua VN, phần lớn là cơ phận máy bay, máy điện toán, và dụng cụ y khoa. Trong khi đó, 550 mỹ kim hàng hoá nhập cảng vào Hoa Kỳ từ Đông Nam Á, chính yếu là áo quần, dầu hoả và hải sản.

Việt Nam là một trong sáu quốc gia không có quan hệ bình thường với Hoa Kỳ. Với đồng lương đổ đồng 374 đô la cho một năm, Việt Nam là một quốc gia đang phát triển và có triển vọng, giới chuyên gia cho biết. Việt Nam đã đạt được chỉ số tăng trưởng là 8% trong thập niên 90 ngoại trừ nhưng năm cuối khi kinh tế khủng hoảng ở Á châu, nhưng qua năm 2000, chỉ số đã tăng trở lại ở mức 6.7%.

"Việt Nam tuy nhỏ nhưng dân số đông - đứng hàng thứ 13 trên thế giới - Một khi Việt Nam đã vào được nền kinh tế thế giới, tuân theo luật lệ thế giới, kinh tế sẽ tăng trưởng, họ sẽ có giới trung lưu. Khi họ có giới trung lưu, họ sẽ mua sản phẩm Hoa Kỳ", Frances Zwenig, nhân viên cao cấp của US Asean Business Council đã nói như vậy.

Adam Sitkoff, giám đốc American Chamber of Commerce tại Hà nội nói "Bây giờ mọi người đang chờ đợi. Khi bản thương ước được ký kết, vấn đề thương mại với Việt Nam cuối cùng sẽ khởi hành."

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.