Tiến sĩ Firuz Kazemzadeh - người dẫn đầu phái đoàn cho biết đây là chuyến đi đầu tiên của phái đoàn đến Việt Nam. Chuyến đi này diễn ra trong 8 ngày tại Việt Nam từ ngày 20 đến ngày 28 tháng 2, khởi đầu tại Hà Nội, kế đến là Huế, thành phố HCM và khu vực Đồng Bằng sông Cửu Long, nơi có thánh địa Hòa Hảo. Ông cho biết chuyến đi này là để bắt liên lạc trực tiếp với viên chức chính phủ cũng như giới lãnh đạo tôn giáo tại Việt Nam và phái đoàn đã tiếp xúc với rất nhiều viên chức thuộc các cơ quan chính phủ bao gồm Bộ Ngoại Giao, Bộ Tư Pháp, Bộ Công An, Ủy Ban Tôn Giáo Nhà Nước, Mặt Trận Tổ Quốc của đảng Cộng Sản Việt Nam cũng như nhiều cơ quan khác nữa.
Khi được hỏi ngoài các viên chức đại diện cho chính quyền và đảng Cộng Sản Việt Nam thì phái đoàn có tiếp xúc được với những người không thuộc các giáo hội do nhà nước thành lập, hoặc những lãnh tụ tôn giáo của Phật giáo, Công giáo, Cao Đài, Hoa Hảo hay không"
Tiến sĩ Kazemzadeh trả lời phái đoàn đã tìm cách tiếp xúc được với một số nhân vật tôn giáo một cách không chính thức, nhưng ông không thể nêu danh tánh. Ông nói:
"Chính quyền Việt Nam tìm cách kiểm soát mọi sự đi lại của chúng tôi. Dù vậy trong một vài trường hợp, chúng tôi đã có những cuộc tiếp xúc bên lề không chính thức với những thành phần không chính thức, và chính quyền chắc chắn đã khó chịu về việc này."
Khi phái viên Ánh Chân hỏi phái đoàn đã làm cách nào để tiếp xúc với những người đó"
Ông cho biết : "Chúng tôi có những khoảng thời gian trống trên lịch trình cho nên chúng tôi cố gắng liên lạc bằng điện thoại với một số người mà ủy ban muốn gặp và hẹn gặp họ một cách kín đáo, và những người này đã rất can đảm khi tìm cách đến tiếp xúc với chúng tôi".
Đáp câu hỏi trong các cuộc tiếp xúc của phái đoàn với các viên chức Việt Nam, thì ông đã nêu lên những vấn đề gì, những quan ngại gì về tình hình tôn giáo tại Việt Nam với họ"
Ông trưởng phái đoàn đáp: "Trong tất cả các cuộc nói chuyện của chúng tôi với giới chức Việt Nam, chúng tôi đều nêu lên những vấn đề sau đây:
Tại sao lại xảy ra những trường hợp bắt bớ " Tại sao có những người mà chúng tôi không thể đến viếng thăm và tiếp xúc. Tôi đề cập đến trường hợp đặc biệt của Hòa Thượng Thích Quảng Độ đang bị quản thúc ở Thanh Minh Thiền Viện và hỏi tại sao chúng tôi không thể đến gặp Ngài. Thì giới chức Việt Nam trả lời rằng vì Hòa Thuợng Quảng Độ vi phạm luật pháp của nhà nước. Chúng tôi vặn lại vị tu sĩ ấy đã vi phạm những luật lệ nào, nhưng họ không thể trả lời được và biện bạch quanh co, và cuối cùng họ đưa ra lập luận rằng một người đang bị quản thúc không được quyền tiếp xúc với người bên ngoài.
Tuy nhiên, tôi muốn nói thêm ở đây điều thú vị là tại mỗi cơ quan chính quyền mà chúng tôi tiếp xúc thì các viên chức Việt Nam đều nói với tôi cùng một ngôn ngữ một giọng điệu, như thể tất cả những gì họ nói ra đều được học thuộc lòng và lập đi lập lại nhiều lần.
Khi được hỏi sau 8 ngày viếng thăm Việt Nam, ông nhận xét như thế nào về tình hình tôn giáo tại Việt Nam "
Ông bày tỏ: "Cảm nghĩ của tôi là hiện nay không có tự do tôn giáo tại Việt Nam, vì chính quyền muốn kiểm soát gắt gao các giáo hội và tổ chức tôn giáo, và những gì mà họ không kiểm soát được thì họ không cho phép hoạt động. Nhân đây tôi xin nói thêm một điều là cho dù tình hình tôn giáo trở nên tệ hơn tại Việt Nam từ 2 - 3 năm nay, nhưng nếu so với cách đây 10 năm về trước thì đã có một số tiến bộ.
Tuy nhiên, tôi hy vọng là vấn đề tôn giáo ở Việt Nam sẽ được cải thiện trong tương lai với áp lực của cộng đồng quốc tế, ủy hội nhân quyền LHQ, các quốc gia có quan hệ song phương với Việt Nam."