Hôm nay,  

Phần 57

28/02/201100:00:00(Xem: 7668)
Sáng thứ tư, tôi tới tiệm Cờ Tây lấy năm bảy món thịt chó như đã đặt hôm trước và một lít rượu đế ngon. Ông bà chủ biết tôi phải đưa đi xa nên gói ghém kỹ càng. Quán này nổi tiếng với 72 món ăn gia giảm khác nhau, đủ kiểu cả. Ông chủ hôm qua đã nói làm đặc biệt cho tôi con chó vàng, chứ không tìm ra đâu được chó trắng. Ông trích dẫn, "Nhất bạch, nhì vàng, tam khoang, tứ đốm" để chứng minh món ông bán cho tôi không phải xoàng xoàng. Ông nói:

-- Cậu phải lấy thêm món tiết canh thì mới đúng khẩu dân nhậu!
-- Thôi được rồi bác, để khi nào tụi cháu về đây, tụi cháu kéo nhau ra nhậu một phen đúng khẩu vị. Còn bây giờ, dồi, thịt chó rượu mận, kho riềng, và các món đặc biệt của bác là quá đủ rồi!

Thế là trong ba lô tôi đã đầy muối vừng, muối đậu phộng, lương khô và những thứ linh tinh khác, tôi xách một giỏ to bọc lá chuối, bao nhựa cẩn thận lên đường. Bác tài bảo lơ xe ra ngồi sau nhường chỗ cho tôi ngồi phía trước sợ mấy món đồ ăn của tôi đổ ra xe bác hay bị bụi bặm. Tôi không nói cho ai biết đó là các món ăn thịt chó, sợ người ta kiêng kị gì thì kẹt. Cũng may mà ông chủ quán Cờ Tây gói rất kỹ, chẳng mảy may mùi thịt chó gì hết! Nếu bay mùi không chừng tôi phải lội bộ!

Bác tài vừa lái vừa nói chuyện. Tôi trả lời sơ sơ không muốn phật lòng bác, chứ thực sự tôi chỉ muốn ngồi yên, nhắm mắt lại, dấu mình trong nỗi buồn riêng tư. Tôi vừa mất người yêu, người bạn trong cùng một ngày, có thể là do tôi, có thể là định mệnh. Tôi đâu biết làm sao nữa! Tự nhiên nhiều việc đến dồn dập. Như nước chảy đá mòn, những câu hỏi của bác tài cũng dần dần làm tôi bơn bớt buồn, đưa tôi ra khỏi vỏ ốc cô đơn. Bác tài hỏi:
-- Cháu ở rừng lâu, sao không đi săn đãi tiệc mà phải về thị xã, vừa tốn kém vừa mất công"
-- Đồ ăn rừng, đâu ngon bằng đồ ăn như ở tiệm họ làm sẵn bác!
-- Cũng tuỳ thôi, nếu biết nấu, thì còn ngon hơn tiệm!
-- Biết nấu thì còn nói gì! Ở tiệm họ có đủ dụng cụ, nồi niêu, soong chảo; chứ ở trên huyện có đâu được như vậy!
-- Cháu hôm nào đi kiếm cho bác ít thịt nai, bác làm đãi cháu!
-- Thật nhé! Hay chủ nhật tới nữa, bác ở lại lâu lâu một chút, hay bác để anh lơ xe lái xe về, bác ở lại phòng giáo dục với cháu, dạy cháu làm vài món ra mắt thiên hạ đi!
-- Nai đã có đâu mà làm như có rồi!
-- Cháu có hơn một tuần chuẩn bị mà! Coi như bỏ chủ nhật này, chủ nhật tới bác ở lại đi, cháu bảo đảm có nai cho bác! Thứ bảy tới mãn khoá học, cháu tổ chức đi săn, sáng chủ nhật thế nào cũng có nai cho bác trổ tài!

Vừa vụt câu nói ra, tôi chợt ân hận. Chưa kịp chữa lại thì bác tài đã nói:

-- Được, được, bác sẽ trổ tài, nhớ đó! Thầy giáo không được nói dối!

Tôi bật cười, kể lại chuyện đồng bào thượng nói với tôi một lần sau một buổi họp. Họ nói:
-- Thầy giáo không được nói dối như cán bộ!
-- Đồng bào sao lại nói vậỷ
-- Hối chiến tranh, cán bộ nói sau chiến tranh, ai muốn sống đâu thì sống, muốn làm gì thì làm, bây giờ có được vậy đâủ
-- Thời buổi lúc đầu mà! Sau này sẽ khác hơn!
-- Thầy giáo định làm cán bộ hả! Đừng có nói dối như thỏ!

Tôi giải thích cho bác tài biết, người thượng rất thành thật, và chuyện con thỏ và con cọp, thỏ thì dựa vào trí khôn lanh hay lừa dối, cọp thì chỉ có sức khoẻ thôi, hay bị lợi dụng lừa phỉnh. Bác tài trố mắt ngạc nhiên khi nghe câu: juan nah tơ pai, jrai nạ amoông ( người kinh con thỏ, người Jrai con cọp).
Bác nói:
-- Không ngờ, người thượng đơn sơ vậy mà có những nhận xét chí lí! Nhưng hơi phản động đó, thầy cẩn thận!

Về tới Phòng Giáo Dục thì mọi người đã ăn trưa, tôi đưa mấy món nhậu cho chị Chức để hấp lên cho bữa ăn tối, rồi báo anh Nhật mời huyện qua, chứ chờ tới cuối tuần đồ ăn thiu mất, trừ ít khô cá thiều và mực khô thì lúc nào cũng được. Mấy thứ sơ sơ đó mà cuỗm trọn tháng lương của tôi rồi, nhưng việc cần phải tiêu xài, thì cứ việc xài thôi, dù gì cũng là dầu mỡ bôi cho trơn để công việc của mình có đà xuôi, trôi chảy thôị


Không biết anh Nhật nói sao, mà bên huyện nói tối hôm đó 6 người có cả huyện uỷ, đảng ủy sẽ sang chơị Coi bộ món nhậu tôi đưa lên không đủ, anh Nhật đưa tôi một số tiền, nói với tôi:

-- Quang chút nữa chạy vào làng kiếm vài con gà làm tiệc đãi bên huyện!

Làm sao mua được gà lúc trưa, gà đã ra khỏi chuồng đi kiếm ăn, đồng bào thượng cũng đã đi làm. Chiều tối thì dễ chứ giờ này kiếm đâu ra được gà. Tôi nói với anh Nhật:
-- Kiếm gà bây giờ không ra đâu, thôi để em bắt 2 con gà mái tơ đang đẻ trứng cho chị Chức luộc, mai mốt em mua 2 con khác bù!
-- Cũng được, cậu giữ tiền đi, tài vụ đã cho để chi tiêu đãi huyện ủỵ
-- Cám ơn ah Nhật!
-- Có hề gì, bọn mình cám ơn cậu mới đúng, lâu lắm mới được ăn món thịt chó! Bởi vậy khi nghe mời, huyện ủy đòi sang hết, thay vì chỉ một hay hai người!

Tôi cười:
-- Coi như mình có quan hệ tốt với huyện, càng dễ dàng công việc mình mà!

Tôi ra chuồng gà coi có con gà mái nào đang đẻ trứng không, chẳng có con gà nào nằm trên ổ cả. Bắt gà ban ngày thì khó đây! Tôi lên phòng lấy nắm hạt bắp ra sân sau gọi gà:

-- Bầm, bầm, bầm, bầm, bầm...

Bầy gà đi ăn quanh quẩn đó chạy về, tôi rắc vài hạt bắp nhử mồi, rồi ngồi xuống giữ một ít trên lòng bàn tay, một tay kia thì sẵn sàng trong tư thế chụp cẳng gà. Mấy chú gà nhỏ lanh chanh chạy tới, tôi để chúng ăn ít hột rồi đẩy ra, chờ mấy mụ gà lớn hơn sáp lại gần.

-- Bầm, bầm, bầm, bầm....

Một con gà mái lại gần mổ hạt bắp trên bàn tay trái của tôi, tay phải tôi trờ tới chụp ngay chân mụ gà mái tơ làm bầy gà chạy tản mác. Tôi đưa con gà bỏ vào lồng trong nhà bếp, rồi lại theo kế cũ kiếm thêm một con nữạ Giống gà cũng lạ, vừa thấy tôi bắt mất một con, cũng không nghi ngờ gì cả lại quay lại kiếm ăn khi tôi rải bắp và gọi bầm bầm dụ dỗ gà về.

-- Bầm, bầm, bầm, bầm...

Bắt được hai con gà lớn rồi, tôi cùng phụ với chị Chức nấu nước sôi, vặt lông gà, và luộc gà lên cắt ra từng miếng vừa ăn. Chị Chức giã gừng làm nước mắm ớt, pha muối với chanh xôm tụ lắm.

Tối đó tiệc tùng vui vẻ lắm, huyện uỷ, đảng ủy cứ khen Phòng Giáo Dục chúng tôi nhiều sáng kiến, có nhiều khả năng, tạo dựng quan hệ tốt với dân, với huyện... Anh Nhật giới thiệu mọi người, nhất là thầy Tình với huyện, rồi nhấn mạnh vai trò của tôi trong khoá nàỵ Anh cũng không quên thêm vào:

-- Cậu Quang còn có một tài ít ai biết đến là rất năng nổ trong việc xã giao với đồng bào Jrai, kiếm thức ăn, rượu thịt lúc nào cũng được!

Cái anh Nhật này rượu vào thì miệng nói quá thì thôi! Tôi muốn lên tiếng phản đối, nhưng thấy mọi người nhao nhao lên:

-- Vậy mãn khoá này, phải khao các giáo sinh, phòng giáo dục và huyện một phen nữa!
-- Đúng vậy chứ, phải đãi mọi người trước khi cho họ về chứ!
-- Không đãi tiệc không mãn khoá!

Chờ những đề nghị ồn ào lắng xuống rồi tôi mới lên tiếng:
-- Đãi tiệc mãn khoá vào chủ nhật cũng được thôi, nhưng không có rượu đế đâu, trừ khi các anh có ai về thị xã muạ Ở đây, em có thể tìm rượu cần, và thịt rừng, nhưng không biết bên huyện có thể kiếm cho em ít đạn cho súng CKC không" Em sẽ nhờ đồng bào đi săn, thế nào cũng được một con naị Em lo chuyện đó, nhưng chị Chức phải phụ trách việc nấu đó!
-- Cậu Quang bày vẽ cho chị mệt hả Nấu sơ sài thì được chứ nấu cho dân nhậu thì chị không đủ tay nghề đâu!

Bên huyện ủy xung phong:
-- Cứ đem nai về, huyện cử một anh nuôi qua phụ nấụ Anh ta cũng giỏi một cây!

Quả thật ông bà xưa nay nói chí lý, có thực mới vực được đạọ Bữa tiệc đơn sơ đã làm huyện uỷ, đảng ủy, và phòng giáo dục chúng tôi cởi mở thân thiện, không còn mang tính cách chính trị. Đã ngồi cùng ăn một mâm, thì không cùng ngồi một chiếu, cũng không còn là người xa lạ mà! Tôi nhớ tới bác Thông, bác tài xế! À bác Thông sẽ là vũ khí bí mật của tôi! Tôi sẽ nhờ bác trổ tài cho thiên hạ lác mắt. Phải cho mọi người ăn một bữa hả hê, say túy húy, ngất ngư con tàu mà!

Nguyên Đỗ

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.