Hôm nay,  

Đại Nhân Vật

23/02/201100:00:00(Xem: 5307)
  • ĐẠI NHÂN VẬT

Dưới đây xin trình bày một số đại nhân vật đã xuất hiện trong lịch sử Phật giáo Tây Tạng đóng góp thành lập các tông phái và lưu lại nhiều kinh sách.

Padmasambhavaspotlight

* Liên hoa sanh(Padmasambhava) (thế kỷ 8). Pháp sư Thiên trước xứ Ô trượng na (Oddiyana) đắc đạo, thông thạo tất cả kinh sách, nhất là Mật giáo. Ngài được vua Nhật Túc Song Đề Tán (Khri-srong Ide-btsan) thỉnh về Tây Tạng truyền pháp. Ngài điều phục các giáo phái Bôn (Bon), hoằng hóa Phật pháp, và trở thành tổ sư sáng lập phái Ninh mã (Nyingmapa), ảnh hưởng rất lớn đến nền Phật giáo Tây Tạng cho đến ngày nay. Được các đệ tử xem như “Phật thứ hai”. Cách tu của ngài rất đa dạng: sử dụng đao Trủy thủ (Phurbu), thiền quán theo hệ Đại cứu cánh (Dzogchen), sử dụng thần thông trừ ma yểm quỷ... Ngài thuộc dòng Đại tất đạt (Mahãsiddhi), và được tôn thờ như “Đại sư quý báu” (Guru Rinpoche). Ngài xây tu viện đầu tiên của Tây Tạng là Tang duyên (Samyl, Samye, Bsam-yas) vào năm 770, gần thủ đô Lạp tát (Lhasa). Ngài lưu lại nhiều giảng huấn, trong số có Tử thư (Bardo-thodol). Đệ tử quan trọng là Ye She Tsog Yel (Yeshe Tsogyel), đã ghi lại tiểu sử của Đại sư.


A tì sa (Atisha)

Atisha-content

A tì sa(Atisa) hay A Đề Sa, Thù Thắng (982-1054). Đại sư người đông Ấn đóng góp nhiều cho việc truyền Phật giáo sang Tây Tạng. Xuất thân là tam hoàng tử Nguyệt Tạng (Candra-garbha) xứ Tát Hạ (Sahar), ngài học đạo từ nhỏ, đến năm 29 tuổi xuất gia tên hiệu là Kiết Tường Nhiên Đăng Trí (Dĩpankarasrĩjnãna). Sau đó học hết Tam tạng Kinh điển, nổi danh bác học Phật giáo. Ngài là Tổ của dòng Ma Kiệt Đà (Magadha) và thuyết sư đại học Siêu Giới (Vikramasĩla). Đến Tây Tạng trụ 12 năm cuối đời, ngài chấn hưng nền Phật giáo từ 1038, tổng hợp Đại, Tiểu và Mật thừa, tạo thành phái Ca đương hay Cam đan (Kadampa). Đệ tử quan trọng nhất là Đông đốn hay Lạc mẫu đông (Dromtonpa) (1003-1064). Ngài soạn Giác đạo đăng (Lamp for the Path to Enlightenment - Bodhipathapradĩpa) và nhiều kinh văn khác.

milarepa-content

Mật lặc nhật ba(Milarepa) (1040-1123) tức “người mặc áo vải khổ hạnh.” Đại Lạt ma của Tây Tạng, đệ tử chính của đại sư Mã nhĩ ba (Marpa). Ngài được chân truyền pháp Đại thủ ấn (Mahãmudrã) và Na rô lục pháp (Nãro chodrug), sáng lập tông phái Ca nhĩ cư (Kagyupa), và phổ biến pháp này ở Tây Tạng, nên được xem như là thiền Tây Tạng. Ngài sanh tại Tây Tạng gần Népal. Năm lên bảy cha mất, gia sản bị chiếm đoạt, Milarepa học huyền thuật giết nhiều người để trả thù nhà. Sau theo học Mã nhĩ ba nhưng bị đối xử khắc nghiệt đến muốn tự tử. Trả xong ác nghiệp, ngài được truyền pháp Na rô lục pháp, và tu luyện ẩn dật ở hang động tại Hy mã Lạp sơn. Đệ tử chính là Đạt bảo Cáp giải (Dvags-po Lhar-je). Milarepa lưu lại Vạn Ca (Ten thousands songs of Milarepa). Truyền thuyết cho là Milarepa đã đắc quả chỉ trong một kiếp, hiện đang ở Sắc cứu cánh thiên.

Tsongkhapa-content

Tông Kha ba(Tsong Khapa) hay Tông Khách ba, Tông cáp ba, Tông ca ba (1357-1419). Đại luận sư Tây Tạng. Sanh tại Amdo, miền đông bắc Tây Tạng, ngài tu hành từ 14 tuổi, rất mực tinh tấn, mới đầu theo phái Hồng giáo, nhưng thấy ảo thuật không đủ cứu đời, nên lập chí thành nhà đại cải cách Phật giáo Tây Tạng. Về sau Tông Kha ba sáng lập Hoàng Mão phái (Gelugpa), tức phái Mũ vàng, rồi thành lập Gaden Monastery năm 1409, tu viện đại học đầu tiên của phái Ca đương (Kadampa) hay Gelugpa. Phái Hoàng giáo dần dần lớn mạnh vượt xa Hồng giáo. Tương truyền Tông Kha ba thường được sự chỉ dạy của Bồ Tát Văn Thù (Manjusrĩ). Trước tác: Đại Khai luận về đạo Giác ngộ (Lam rim chenmo) theo linh cảm từ Giác Đạo đăng của A Tì Sa; Luận về Lục Du già đạo của Naropa; Tinh hoa Chân biện: Tiểu luận Phân biệt Diễn dịch và Xác định; Kim cang tuệ yếu lược; Tràng anh lạc kim biện: Lăng Già đại luận; Ngũ tầng Giác Đạo đăng...

Dalai_Lama2-content

* Đạt lai Lạt ma(Dalai Lama). Đạt lai: Tuệ hải (tiếng Mông Cổ); Lạt ma: Đạo sư. Danh hiệu do vua Mông Cổ Altan Khan tặng cho vị giáo chủ dòng Cách lỗ (Gelugpa) năm 1578. Từ năm 1617 Đạt lai Lạt ma vừa là giáo chủ Phật giáo Tây Tạng, vừa là quốc vương. Người Tây Tạng xem ngài như Hoạt Phật (Phật Sống), tin tưởng ngài là hóa thân của đức Quán Thế Âm Bồ tát. Tuy làm quốc vương, nhưng ngài sống theo lối tăng sĩ, xuất gia, học đạo, và tu hành, cho nên dân chúng rất kính ngưỡng. Tuy nhiên, vì ngài không phải là truyền tử, cho nên sau khi một vị mất đi, người Tây Tạng tin rằng thần thức hóa sinh, và các thầy cả lo truy tầm một vị Đạt lai Lạt ma tái sanh mới. Đức Đạt lai Lạt ma ngự tại điện Bảo đà (Potala), là đền thiêng cất trên triền núi thành Lạp tát (Lhasa), thủ đô Tây Tạng. Hiện Tây Tạng có 14 vị Đạt lai Lạt ma truyền tục nhau.

DalaiLamaIndia_Escape-content

Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14, Tenzin Gyatso đang trốn khỏi Tây Tạng để sang Ấn Độ năm 1959

Freedom_Exile_Dalai_Lama-content

14 vị Đạt lai Lạt ma cho đến nay là:

1. Đạt lai Lạt ma Căn Đôn Châu Ba (Gendũn Drub) (1391-1475);

2. Đạt lai Lạt ma Căn Đôn Gia Mục Thố (Gendũn Gyatso) (1475-1542);

3. Đạt lai Lạt ma Tỏa Lãng Gia Mục Thố (Sõnam Gyatso) (1543-1588);

4. Đạt lai Lạt ma Vinh Đan Gia Mục Thố (Yõnten Gyatso) (1589-1617);

5. Đạt lai Lạt ma La Bốc Tạng Gia Mục Thố (Losang Gyatso) (1617-1682);

6. Đạt lai Lạt ma Thương Ưng Gia Mục Thố (Jamyang Gyatso) (1683-1706);

7. Đạt lai Lạt ma Cách Tang Gia Mục Thố (Kelsang Gyatso) (1708-1757);

8. Đạt lai Lạt ma Khương Bạch Gia Mục Thố (Jampel Gyatso) (1758-1804);

9. Đạt lai Lạt ma Long Đa Gia Mục Thố (Lungtog Gyatso) (1806-1815);

10. Đạt lai Lạt ma Sở Xưng Gia Mục Thố (Tsũltrim Gyatso) (1816-1837);

11. Đạt lai Lạt ma Khải Châu Gia Mục Thố (Kedrub Gyatso) (1838-1856);

12. Đạt lai Lạt ma Xưng Lặc Gia Mục Thố (Trinle Gyatso) (1856-1875);

13. Đạt lai Lạt ma Thổ Đan Gia Mục Thố (Tubten Gyatso) (1876-1933);

14. Đạt lai Lạt ma Đăng Châu Gia Mục Thố (Tenzin Gyatso) (1935- ).

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.