Hôm nay,  

Tôi Về Không Gặp Nữa

15/02/201100:00:00(Xem: 11226)

Tác giả là một nhà báo từng trong nhóm chủ biên tuần báo Trẻ tại Dallas, Texas. Ông đã góp nhiều bài viết giá trị và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ. Truyện tết năm nay của ông là ký ức một thời của lũ trẻ miền Nam lớn lên sau tháng Tư 1975, khi thành phố đổi tên, nhà cửa và khu xóm đổi chủ và hàng xóm đổi mặt.



1.

Nhà hàng xóm ồn ào của gia đình tôi, bỗng im phăng phắc trong những ngày Sài Gòn biến động. Khi người dân miền nam đã thôi chạy ra đường để xem Việt cộng có thật sự có đuôi như hình vẽ của Xây dựng nông thôn hay không, (bảy người Việt cộng đu không gãy nhánh đu đủ, và ai cũng có mộtcái đuôi). Đó là những ngày đầu "giải phóng". Bây giờ, hình ảnh anh giải phóng quân không còn hứng thú nữa, khi họ đi ngang nhà, người ta khép cửa lại! Nhưng đằng sau cánh cửa lơ là ấy là ngàn câu chuyện râm ran…

Căn nhà hàng xóm với gia đình tôi, cửa vẫn im ỉm đóng. Không còn nghi ngờ gì nữa: Họ đã đi nước ngoài. Gia đình bác Bảy chạy giặc dưới quê lên, thường ăn nhậu om xòm chứ không yên ắng như những gia đình khác trong xóm này. Trẻ con chúng tôi hết ngồi yên nổi! Quyết định cạy cửa sổ nhà bác Bảy để thám thính. Sau khi cạy được cửa sổ thì lại muốn cử một cảm tử nhảy vô thăm dò vì có đứa cho rằng cả nhà đã trúng rượu độc mà chết. Vì bác Bảy gái, vợ chồng anh Thìn con bác Bảy đều nhậu. Bác Bảy trai bỏ nhậu tự dưới quê bị pháo kích trúng bàn nhậu mà bác Bảy đang làm chủ xị… chuyện của chúng tôi dài dòng lắm vì đứa nào cũng rành hơn cả bọn một chi tiết-khó thuyết phục.

1-contentĐang bàn cãi ỏm tỏi thì cảm tử mở được cửa sau cho toàn dân sáng mắt. Chúng tôi đang suy xét cái bàn ăn dưới bếp với bữa cơm ăn dở. Hiện trường gồm những chén cơm đã khô, mốc cời. Tô canh cạn nước, mốc xanh mốc đỏ, trổ nấm xanh ngời… Những hình ảnh cả đời chúng tôi chưa từng thấy nên bị mê hoặc lẫn hoang mang về viễn cảnh của những ngày sắp tới. Ai nói, trẻ nhỏ không biết lo! Khi cha mẹ lớn tiếng cãi nhau, có đứa nhỏ nào không bất an về gia đình và tương lai của nó. Khi chòm xóm không còn nói toạc móng heo mà cứ lấp lấp ló ló, nói xa nói gần, nói qua bờ giậu những câu vô tình để không chịu trách nhiệm với người nghe… làm cho trẻ nhỏ cũng băn khoăn, lạ kỳ! Chúng tôi thật sự không có ý phá phách hay hôi của nhà bác Bảy vì bàn ghế, giường chiếu thì nhà ai cũng có. Ngoài ra, nhà bác Bảy cũng không có gì đủ để gợi lòng tham người khác. Chúng tôi đột nhập chỉ vì tò mò với một chút lo xa trong tình hàng xóm láng giềng… cả đám đang phân vân không biết gia đình bác Bảy đã đi đâu" Người Sài Gòn mới chạy ra nước ngoài để buôn bán, chứ nông dân ra nước ngoài thì ruộng đâu mà làm" Không chừng nhà bác Bảy bây giờ không có cơm ăn chứ nói gì rượu uống…

Bỗng cửa trước mở toang, mấy người bộ đội lên đạn súng dài rổn rảng, làm chúng tôi hú vía một phen. Cả đám phải đưa tay lên, úp mặt vô tường. Không được xin đi giải! Chúng tôi xin đi đái chứ đâu có xin đi giải mà không cho. Nhưng tự ý đi đái lại không được. Dứt khoát không được, nhất trí như thế nhá…

Chúng tôi chả hiểu loại tiếng Việt ngổn ngang những từ ngữ khó hiểu ấy! Nhưng hiểu rõ cái nón đầu tiên tôi được tặng sau hòa bình là hôm ấy, bị bắt ra ủy ban quân quản với tội danh: Chiếm đoạt tài sản nhân dân. Một lũ tội phạm chân đất, mũi rãi chảy ròng ròng… Sau đó, họ thả chúng tôi về với bảo lãnh của cha mẹ, những lời răn đe hoàn toàn mới mẻ đối với miền nam như đi cải tạo, phải học tập nếp sống văn minh, gia đình phải biết quản lý con em... Rồi đám người bắt chúng tôi dọn vào ở trong nhà bác Bảy. Không lâu họ đã dọn đi. Tóp khác lại đến. Trong xóm làng đã nghe trẻ con nhái giọng chiến khu hát hò, nhưng khoảng cách giữa chúng tôi với họ cũng còn xa lắm. Không thân thiện như chúng tôi với lính Mỹ, lính Việt ngày xưa. Ngày xưa của chúng tôi chỉ là mấy tháng trước, năm ngoái. Lính Mỹ thì cho đồ hộp, bánh kẹo… lính Việt cho gạo sấy, đem về rang nóng, bỏ chút đường trộn lên, ăn chơi cũng đỡ buồn. Lính cụ Hồ chỉ sợ chúng tôi ăn cắp. Không cho đến gần. Khi biết chúng tôi chỉ là đám trẻ rong chơi nhưng không ăn cắp thì họ ăn xin. Gặp đứa nào cũng bảo về nhà xin cho ít muối, ít đường… Chúng tôi đâu có hứng thú với đám người ăn rau muống tranh heo. Ngoài sông có mấy bè rau muống dại, rau muống đỏ. Không biết ai đã cắm sào tre để giữ nó ở lại đó, chứ không nó cũng đã trôi theo nước lớn nước ròng.

Người cắm sào là ai thì tôi không nhớ, nhưng nhớ trong năm có ngày rằm nước cạn tới ráo đáy sông. Người ta tràn xuống bắt cá lóc ẩn mình dưới những giề rau muống. Quậy nát mấy bè rau, nhưng sau đó nó lại tươi tốt như cũ. Những gia đình có nuôi heo, thường ra cắt về nấu chung với cám, cho heo ăn. Bây giờ bộ đội ăn tới heo cũng bơ mỏ đứng nhìn. Ngày nào cũng nấu những nồi cháo heo vĩ đại ở nhà bác Bảy để nuôiquân. Đối với trẻ con chúng tôi lúc ấy là một chuyện kinh dị, mà trẻ con là nhịp cầu nối những niềm vui, bắc người lớn qua lại với nhau, trẻ con không chơi nên người lớn cũng lơ là. Vài người thức thời trong xóm, gọi bà con đi họp. Thông báo: Xóm ta nay có bộ đội về ở cùng nhân dân… để trả ơn cách mạng đã giải phóng miền nam cho chúng ta thoát khỏi xiềng xích của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai…

2-contentNói luyên thuyên cũng không ngoài xin gạo, xin tiền cho mấy ông bả chó. Họ đóng cửa làm thịt chó, làm như thui chó khói chẳng bay ra… Riết rồi những nhà mất chó chửi không kiêng nữa, cũng không ăn thua với bọn người ăn quen nhịn không quen. Người ta quay qua chửi những người cách mạng ba mươi, từ chiều đi thông báo tối họp, đã dặn mỗi nhà đem theo lon gạo. Người ta cứ nói lén là tháng Bảy năm nay khỏi cúng, coi như cúng rồi! Gạo cho chó ăn còn có nghĩa hơn cho cô hồn sống… Chiều chiều, họ đứng lông nhông ngoài ngõ cả bầy, thấy ai đi-về, họ chào hỏi tử tế. Nhưng người ta sợ trả lời là bị xin - không thứ này thứ khác. Người dân miền nam nổi tiếng hào phóng, mến khách. Nhưng khách không mời mà đến, không chào mà đi… thì dượng Năm, tía Tư, ông Hai, chú Tám, má thằng Tèo… không mặn mòi hào sảng gì cho lắm.

Cũng có hôm chúng tôi rề rà với họ vì tò mò. Ngồi kể cho họ nghe về những người lính Cộng hoà ngày trước. Thằng Tèo kể về người anh rể đang đạp xích lô. Anh Tỵ là người miền trung, vào đóng quân trong đây. Anh đến chơi nhà nó, cứ khen "mạ nậu chè cạ ngọt lừ" làm cả nhà cười ra nước mắt vì cho anh ăn cá kho ngót với bông súng. Anh tưởng trong nam có món chè cá ngọt lừ. Anh về phép thăm gia đình, trởvô. Ai cũng có quà. Đó là nói tới chúng tôi, không phải thành viên trong gia đình thằng Tèo. Nhưng đứa nào cũng được viên kẹo, miếng bánh, ăn cho biết quà bánh miền trung. Mè xửng, má thằng Tèo không ăn cũng xửng, khi nghe anh xin phép đưa ba mạ anh vào thăm gia đình. Xin cưới chị thằng Tèo. Ba thằng Tèo thì vui tánh có tiếng, "Chừng nào mày gọi được má con Hường là má chứ không phải mạ, thì tao gả." Những chuyện lính cho chúng tôi cái nón kết, cái bi­đông nước để làm kỷ niệm khi mặn tình anh em mà đàn anh phải chuyển quân-không hẹn ngày trở lại… Kể cho bộ đội nghe bằng hết những ngây thơ của chúng tôi dạo đó. Nhưng họ địt chúng tôi té tái, địt bọn ranh con đểu - là gì - chúng tôi không hiểu- lúc ấy. Nhưng không có nghĩa là không hiểu sau này. Nên nhớ hết đời.

Chúng tôi sanh đẻ ở đó nên còn hoài ở đó. Đó là quê hương của chúng tôi. Những người can qua, cùng lắm chỉ cướp bóc, bắt nạt được một thời. Quả thật, những người ấy đã không bao giờ gặp lại từ đêm họ lặng lẽ ra đi. Căn nhà trở thành nhà hoang cho bọntrẻ không theo Đoàn, Đội, tụ tập chơi đùa… Tôi còncó một người bạn đang định cư bên Úc, hết đời nó không quên được mùi vị báng súng AK - là nó nói. Hôm đó, nó nói các anh ăn rau như Vũ Khánh. Bộ đội không hiểu Vũ Khánh là ai" Nó kể: Dưới quê nó, có ông Vũ Khánh, bao nhiêu rau ông ấy ăn cũng hết.Ông ấy dồn rau vô miệng như người ta lấy nùi giẻ chùi đít con nít. Nên thấy ai ăn rau ngốn nghiến thì người dưới quê nó nói là: ăn rau như Vũ Khánh.

Có vậy thôi mà họ nện thằng nhỏ một báng súng AK, địt cho một tràng liên thanh tối tăm mặt mũi, đuổi đi-cấm quay trở lại. Nó ôm hận vượt biên, tới hết đời không quên.


2.

Tiếp nối là những ngày tháng nhà nhà đã hết gạo dự trữ, hết cả gạo phòng chiến cuộc vì tin tưởng vào hoà bình. Nhưng miền nam cũng hết gạo luôn từ đó vì có nhiêu đã bị chuyển ra bắc. Hình ảnh những người bắc mới vào bị phân biệt thấy rõ; những người bắc 54 bị hoài nghi, xét lại… có thể là cảm nhận non nớt của tôi không đúng vào thời điểm ấy, nhưng ký ức thì không trật vào đâu được.

Mùa giáp tết năm 1976 rất lạnh. Chúng tôi tụ tập trong căn nhà hoang đó và đốt lửa, cả đám trốn buổi mít-tinh chào mừng ngày quân đội nhân dân 22 tháng 12 đang diễn ra ở sân trường học chúng tôi, ­rất gần nhà. Chúng tôi ngồi quây quần bên nhau, vun lửa, tán gẫu… cũng gần hết giờ mít-tinh. Cả đám chuẩn bị trở về trường cho đúng lúc tan hàng để trà trộn, để không ai biết bọn Ngụy con đã bỏ trốn tung hô những anh hùng quân đội.

Vừa lúc chúng tôi giập tắt lửa để ra đi thì có hai người miền bắc vào xem nhà. Là đôi vợ chồng già, chắc cán bộ hưu trí. Tin sơ bộ từ khi tan buổi học, tôi đã nghe được từ ngoài đường lớn: "Từ nay hết chơi nhà hoang bên cạnh nhà mày được rồi! Có hai vợ chồng hưu trí đã dọn vô ở…" Tin của cánh không đi học nên chuyện gì cũng biết, lần này bị sau tôi làm bọn nó tức.

Tôi về đến đầu ngõ nhà mình, tin tức chi tiết hơn:"Ông ấy tên là Giàu - nhưng nghèo thấy mẹ, dép râu áo vá… cạp quần bà vợ hả, chó táp ba ngày chưa tới… Nhưng là dân tập kết đó nghe mảy. Ra bắc mới lấy vợ để trời mưa khỏi che dù!..." (Tôi nhớ ra hàm răng hô của bà bắc kỳ đen sỉn, và khi trời mưa, tình nhân chỉ cần đứng trước bà là đã có cái mái che kiên cố). Tôi thích lối ví von hình tượng nên cười rống lên khoái chí. Người đưa tin bắt im lặng để nghe bà nói, "Tổ mẹ nó tao ghét… cái dân miền nam không ở miền nam, bày đặt tập kết với tập cứt… chó gì ngoài bắc. Có bán tao cũng không thèm mua… Mà thôi, mày biết làm chi chuyện người lớn rồi đi nói um xùm." Bả te te gánh gánh ve chai trống trơn đi. Tự bả nói chứ tôi đâu có hỏi gì đâu!

Tôi biết bà ve chai quen mặt này lắm, hễ thấy nhà ai dọn ra dọn vô là rề tới hỏi thăm bá xàm bá láp, chực sẵn để mua ve chai. Hôm nay quên cúng tổ nên gặp Việt cộng về, ngoài đôi dép râu chỉ có gàu với chí, ngồi đâu gãi đó chứ có mẹ gì để bán ve chai. Bà trợt me nên nói cho bỏ ghét.

Căn nhà hoang xơ xác tiêu điều, không bao lâu đã ngoi lên bờ giậu khiêm nhường bằng dây kẽm gai cũ kỹ. Tôi nhớ không lầm là mớ kẽm gai vứt bỏ ngoài mé sông nên mục sét, cong queo… Bây giờ được uốn nắn công phu, tạo hình những ô ca-rô đều đặn để trở thành miếng bờ rào nhỏ nhỏ xinh xinh, trông hay mắt lắm. Vài cơn mưa đầu mùa trút nước như điên, mớ râm bụt đã vươn mình với nắng. Không bao lâu đã che giấu hết cũ kỹ của những dây kẽm gai đã sỉn màu… Cửa nẻo xiêu vẹo của căn nhà hoang do trẻ con phá phách đã được chỉnh đốn lại ngay ngắn, sơn mới, song cửa sổ có từ bao giờ không biết nữa, làm bằng những thân củi đước tròn lẳng thẳng hàng.

Căn nhà đã có lại sinh khí của một căn nhà có người ở. Dần dần, nhìn căn nhà biết gia chủ thuộc loại sạch sẽ, kỹ lưỡng. Tôi thích miếng sân đằng trước, là một miếng sân xi măng bé nhỏ, sạch boong. Tiếp ra đường xe chạy là miếng vườn cũng nhỏ tẹo như miếng sân xi măng. Nhưng không cọng cỏ dại, hoa lá và rau mùi xanh mướt. Tận cùng lãnh thổ tư gia là bờ rào râm bụt đã dày đủ kín tới không thấy gì bên trong. Một cánh cổng rào be bé, xinh xinh, rất dễ thương. Trên hết những thứ ấy là giàn bầu - cắt tỉa mỗi ngày như trồng cây kiểng. Nhìn vào căn nhà rất diệu mắt với màu xanh của lá. Chỉ có bức rào tiếp giáp với nhà hàng xóm phía bên kia nhà tôi, khi ông căng kẽm gai để rào kiên cố thì chị Hoàn ra nói:"Bác ơi! Ở xóm này, ai cũng chỉ làm bờ rào phía ngoài đường xe chạy, cho con nít đừng chạy ra đường. Nhưng bờ rào ngăn cách nhà này với nhà kia thì không ai làm đâu, người ta để cho con nít chạy chơi trong sân đó bác!"

3-contentChị Hoàn nói rồi đi làm. Chiều về, đứng nhìn bức rào đã hoàn tất, chị chống nạnh thở dài vì có con thơ… "Mẹ coi đó, thời Mỹ-Ngụy có ai rào giậu ngăn sân. Bây giờ hoà bình rồi… phải coi chừng chó dữ! Con tưởng người ta lội suối băng rừng ra bắc để ở nhà cao cửa rộng, giàu sang phú quý muôn năm… Chớ đi cho cực đến bạc đầu quay về còn chưa hết dại… Rào chi miếng sân bằng lỗ mũi. Chết cũng chôn được đâu…" Mẹ chị cắt ngang, "Chị có muốn chồng chị không bao giờ về nữa không" Chị ở chật một chút cũng không bằng nó đang ở tù. Con nó biết chạy chơi, còn chưa biết mặt cha… tôi xin chị." Hai người đàn bà: Một bắc di cư, một nam bộ rặt. Thế màhọ hiểu nhau. Đỉnh cao trí tuệ ngoài kia; Anh hùng hào kiệt trong này là những ai mà sao không hiểu nổi dân tình.

Dù sao từ đó, tôi cũng đã vứt đi những thiện cảm ít ỏi về một người ăn ở sạch sẽ, ngăn nắp, có óc thẩm mỹ. Nhưng nhỏ nhen, ngoan cố. Người ta phải biết nhập gia tùy tục chứ, mà dòng đời đã không ưa thì hay để ý! Tôi để ý sinh hoạt của bà ở nhà trong, nhà sau, là những câu tối nghĩa, âm u, không hiểu nổi!Bỗng dưng nghe… "Ối giời ơi…!" chả hiểu là chuyện gì" Vẫn thấp thoáng thấy bà ẩn hiện ở những khóm lá, vườn rau sau nhà. Những loại rau đặc thù miền bắc thỉnh thoảng ló ngọn qua bờ rào là ông lacho biết! Một ông già nam bộ chánh tông. Ốm, cao,tóc trắng hếu, đôi mắt hiền nhưng không từ. Ông thường ngồi xổm với cây đập ruồi tự chế trên miếng sân xi măng nhà ông, thỉnh thoảng nghe cái chát, là con gà con chạy tới xơi con ruồi mà ông chủ vừa đập được. Con gà có được hoá kiếp hay phải trao thân giữa chợ đời là bí mật không ai biết hết! Chỉ thấy con gà ú nụ biến mất thì lại có con gà con chíp chíp ăn ruồi. Tới giờ, ông chỉ cắt đúng một khoanh bầu trên giàn bầu chứ không cắt nguyên trái, đưa vào nhà cho bà nấu ăn. Sau bữa ăn, ông tòng teng trên cái võng dù Trung quốc, giăng mắc dưới giàn bầu mát rượi gió trưa. Chiều, ông xách cần câu đi kiếm mớ cá rô, cásặc ở mấy ao quanh vùng. Đầu tháng, cuối tháng, thấy ông tươm tất, sạch sẽ áo sơ mi sờn, quần tây cháo lòng nhưng thẳng thớm. Nón cối, dép râu… dắt chiếc xe đạp sạch boong ra ngõ. Cài cổng rào cẩn thận, còn khoá một sợi dây xích với cái ổ khoá đồngtổ chảng. Ông đi lãnh lương hưu.


Thời gian cứ âm thầm trôi qua cửa, mang đi những mùa màng trên sân ông cán bộ già. Một hôm cán bộ địa phương đi thu hộ khẩu. "Tối nay, nhà nào đi họp mới được lấy hộ khẩu về." Thế mà buổi họp vẫnkhông thấy ông cán bộ hưu trí. Ông đoạn tuyệt rồi chăng"! Có lẽ thế! Nhớ ra, ông không nghe radio (đài) như những người từ bắc vào. Không đọc báo, không xem tivi… Sống thầm lặng cho hết đời lầm lỡ. Tôi nghĩ thế và thấy thương ông già ngồi xổm đập ruồi, -hai đầu gối tới mang tai.
Hôm trong xóm có đám tang bà Chín, là bà ngoại của bạn tôi nên tôi đi học về là đến chơi nhiều hơn giúp việc. Tôi thấy ông bà đến khi trời đã tối, vãnkhách viếng. Ông ăn mặc tươm tất như đi lãnh lương, xin phép thắp nhang, rồi ra về. Không ai mời ông ngồi hay dùng ly trà lạt… tôi thấy bất nhã nhưng không dám đứng dậy mời ông vì xung quanh tôi là chú bác trong xóm, những người có thể ngồi nhậu với nhau cả buổi mà không nói chuyện vì chỉ nghe họ chửi đổng, chửi xa chửi gần về thời thế. Tôi không thấy bà về theo ông. Bà nán lại hỏi thăm tang quyến. Chẳng ai ưa một bà bắc kỳ răng hô, người choắt lại như ốm đói từ trong bụng mẹ. (Hôm tôi học về "xây dựng nhân vật điển hình" Tôi đã chọn bà làm hình tượng cho bài luận văn tâm đắc về người phụ nữ miền bắc. Cô giáo Văn ngoài nớ vô, cầm hẳn bài luận tới nhà và mắng mẹ tôi một trận: không biết dạy con!) Tôi thấy bà ngồi một mình như toan tính điều gì khó nói. Cuối cùng bà xắn tay áo, xuống sàn nước rửa đống chén đĩa của đám ma như cái núi. Ai cũng nhìn thông cảm. Các bà, các chị, ra sàn nước tiếp tay. Họ trò chuyện sau đó. Tôi còn thấy bà ngồi ăn cơm chung với cánh đàn bà dưới bếp khi trời đã thậtkhuya. Đêm đó, không biết bà có ngủ.

Hôm tết trung thu vô tình đến vì không ai mong trong hoàn cảnh ngô khoai. Tôi cũng làm mấy cái lồng đèn bằng khung tre với giấy báo chứ cũng không có tiền mua giấy bóng kiếng. Mấy đứa cháu gọi tôi bằng chú-hững hờ. Chúng đi ngang liếc mắt, không thèm hỏi một câu: Chú làm gì vậy" Làm cho ai"... Cả ngày, chúng chỉ nghĩ đến cái gì ăn được. Tôi thì ngồi nhớ những năm tuổi nhỏ. Mỗi lần tết trung thu, chúng tôi chỉ ăn bánh thập cẩm, lấy bánh dẻo vo tròn để chọi nhau. Không chơi lồng đèn bươm bướm như con gái, con trai phải biết chế đèn lon cho mình mới là con trai… chế được một lon chạy, một lon quay, tỏa sáng như xe cứu thương là lấy bằng tốt nghiệp. Những hình ảnh còn trong ký ức, cả đoàn con nít xách lồng đèn đi trong tiếng đạn bom cũng đỡ buồn hơn bây giờ! Buồn muốn khóc. Tôi bóp nát mấy khung lồng đèn vì nghĩ mình cũng chẳng có tiền để mua đèn cầy cho cháu chơi…

Tiếng ông Hai Giàu bên hàng xóm, lần đầu tiên hỏi tôi: "Sao không làm nữa"" Tôi nhìn sang, ông cũng đang chuốt tre và ngầm hiểu ông cũng làm lồng đèn. Trước đó, tôi tưởng ông chuốt tre để làm cái nôm nôm cá. Có thể ông tận dụng hai bàn tay khéo léo trước khi run rẩy, mù loà để kiếm chút tiền mua hòm cho vợ chồng không con, -sắp xài tới. Chẳng lẽ ông ấy không biết thời thế" Tôi bực dọc bỏ vô nhà.Đêm trung thu lặng tờ như xóm làng đang dịch tả. Nhà ông hải quan phi trường Tân Sơn Nhất có đám nhậu ngoài sân là ồn nhất. Nhà anh Tỵ có đám nhậu cũng ngoài sân, nhưng lai rai lính cũ đánh đàn thùng, ri rí hát dưới ánh trăng lập loè qua cây lá như đom đóm… Tôi ghé ngang anh Tỵ để say mồi, nhưng chỉ có rượu, thôi về. Về tới nhà, tôi thấy ông Hai đang phân phát lồng đèn cho trẻ nhỏ ngoài ngõ. Có cảcháu tôi cũng dự phần. Đứa nào lấy lồng đèn thì chỉ được nửa cây đèn cầy, đứa không lồng đèn mới đượcnguyên cây. Đốt trên cục gạch, miếng gỗ… cầm đichơi. Ông ấy là ai" Tôi tự hỏi lòng thành kiến của mình có quá khắt khe.

Rồi mùa xuân năm mới đến, gió chướng miệtduyên hải đã thổi về hanh hao giậu cúc. Ông Hai nằm cô đơn trên chiếc võng ngoài sân. Gió se se lạnh đã khô mớ lá bầu không còn xanh tốt, đàn ong thôi đến chung vui với hoa vàng mấy độ. Tôi không biết mình nghĩ gì, chỉ linh cảm được mình không đúng vớimột người tuổi tác đã cao. Ít nhất cũng chào hỏi tuổi tác của ông ấy trước, mới phải. Tôi đi vào gầm giường lôi ra quyển sách, tôi đưa sang bờ rào, nói: "Bác Hai đọc cuốn này chưa"" Tôi đưa ông quyểnAnh em nhà Karamazov của Dostoievsky. Ông cảm ơn quá chừng! Tôi học ông bài học đầu tiên, rồi thành thói quen và giữ đến bây giờ là trước khi đọc sách mượn, đi bao quyển sách ấy lại bằng giấy báo trước khi mở ra trang đầu. Hành vi không làm cho cuốn sách hay hơn nhưng người cho mượn thấy rất đáng.

Rồi tiếp theo là những cuốn sách đưa qua bờ rào. Tôi thật sự không biết là mình đúng hay sai trong quan hệ này, dù sao gia đình tôi cũng không liên hệ với cộng sản. Nói ra nghe nặng nề, nhưng trong thâm tâm không chấp nhận được điều gì gọi là chính sách của nhà nước. Tôi cảm nhận được thái độ bất phục, bất hợp tác, có phần bất mãn chế độ của ông Hai.

Nhưng ông trong thế đã rồi, làm sao lấy lại được hai mươi năm tập kết chỉ vì một phút thiếu chính chắn của tuổi trẻ. Người ta có thể sai nhất thời nhưng không sai lại lỗi lầm lần trước đã là tự trọng. Hình như tôi quý mến ông nhưng không nói ra thôi.

Và tôi nói ra điều đó khi cha tôi đi tù về. Người ta cho về để chết ở nhà, đã có quá nhiều người chết trong tù cải tạo. Chế độ không muốn mang tiếng thêm về việc nhốt người của chế độ cũ đến chết trong tù. Tôi trực 24/24 trong bệnh viện với cha tôi­những ngày cuối đời người cha di cư nhưng khôngrửa hận nổi cho cha mẹ chết vì đấu tố ngoài bắc. Đến hôm tôi thấy cha tôi không xong trong bệnh viện, tôi gọi taxi đưa về để chết ở nhà như tâm nguyện của cha tôi. Sáu giờ sáng nhà tôi đã người ra kẻ vô thăm hỏi. Sáu giờ bốn lăm, cha tôi trút hơi thở cuối cùng tại nhà. Mọi người khóc lóc thảm thiết, nhưng tôi thấy thanh thản cho cha tôi hết đau đớn; cho tôi hết trách nhiệm đã đờ người cả mấy tháng qua… Tôi bước ra sân hít thở khí trời vì trong nhà mùi tử khí đã tương đương bệnh viện, ngày nào cũng có người đi xa. Cảm thấy sân nhà mình sao hôm nay rộng ra! Thì ra bức rào kiên cố bằng kẽm gai giữa nhà tôi và nhà bác Hai đã được tháo gỡ, có bộ bàn ghế gỗ thô sơ và bình trà, mấy cái ly trên đó nữa… Tôi nhanh chóng biết bác Hai tự ý làm thế chứ nhà tôi không có ai yêu cầu. Và tôi đã nói ra điều đó với mình: "Cảm ơn bác Hai".


3.

Sau đám tang cha tôi có mấy ngày là tới tết. Sáng ba mươi chưa tỏ mặt người, bà Hai sang thăm mẹ tôi với cái bánh chưng còn nóng hổi trên tay: "Bác ạ! Tôi mạo muội nghĩ là nhà bác năm nay chẳng còn tinh thần mà tết nhất gì! Tôi nấu được có bốn cái bánh chưng, đưa sang biếu bác một cái, trước cúng ông, sau cúng ông, thứ lỗi cho vợ chồng tôi là hàng xóm, nhưng biết mặt ông thì ông đã…" Mẹ tôi nhận nghĩa tình, "… mấy hôm làm tang ông nhà tôi. Bà cực quá mà tôi còn chưa cảm ơn bà một tiếng. Nay lại biếu xén… thật là ngại cho tôi quá!..."

4-contentChuyện hai bà bắc lơ mơ trong giấc ngủ chưa tròn… Nhưng tôi nhớ cọng lạt cắt cái bánh chưng bà Hai biếu. Nó mở ra sự khánh tận của cả nước, -chỉ toàn là tẻ chứ không phải nếp. Tí đậu xanh mỏng léc như người nam trét đậu xanh nghiền lên bánh bèo. Nhưng cái bánh chưng mở lòng người nam kẻ bắc ra với nhau. Mẹ tôi với mẹ chồng chị Hoàn là đôi bạn già thân thiết từ lâu, họ cùng nhau ngồi nhìn hoả châu trên bốn vùng chiến thuật. Không biết con cái mình nơi đâu nên cùng thắp nhang cầu nguyện đã nhiều. Sau biến cố miền nam, hai bà lại chia nhau gian khó thay chồng… đôi bạn già nhếch nhác với hoà bình. Cùng nhận hàng viện trợ của con bên Mỹ như liều thuốc cứu sinh cho gia đình tan tác sau chiến

tranh. Rồi họ ngoi lên trong đổ nát của mất chồng, lạc con… Cả hai bà đã dần trở lại phong độ của quý bà miền nam từ khi đồ Mỹ ồ ạt gởi về.

Lần nào đi Tân Sơn Nhất nhận hàng về, bà Hai cũng rất thính sang xem hàng bên Mỹ gởi về cho biết! Mẹ tôi với mẹ chồng chị Hoàn có vẻ không thích kẻ tò mò tọc mạch. Nhưng trong sâu xa họ lại có tình đồng hương. Mẹ tôi lạc xứ cũng còn có chồng con như mẹ chồng chị Hoàn, bà Hai thân một mình theo chồng về nam không người thân thích, con cái cũng không… thì tiếc gì chai dầu xanh, dầu gió mà không cho bà ấy. Rồi tiền xe đi hành hương, hai bà đóng ba chỗ cho người đồng hương đi cùng mới là hành hương. Hai bà ngại tiếng đời, nhưng bà bạn cứ khúm núm, khép nép, giành xách giỏ trầu, giỏ thức ăn mang theo như người ăn kẻ ở trong nhà đi theo bàchủ. Ông Hai đứng nhìn theo, không can thiệpchuyện đàn bà nhưng biết ông không thích. Đôi mắt người chồng bất lực chỉ chực ứa ra thống khổ kỳ cùng…

Từ khi có đồ Mỹ gởi về, năm nào bà Hai cũng ngồi gói bánh chưng cho nhà tôi với nhà má chị Hoàn. Bà đan áo len cho hai nhà, ngồi xé những cuộn len bên Mỹ-bốn cọng ra hai cọng vì miền nam đâu có lạnh gì đâu… bà chỉ ước được đan cho mẹ bà cái áo len sợi Mỹ này là mãn nguyện đời bà bỏ xứ theo chồng vô nam… Chị Hoàn thấy người mà ngẫm tới ta, chồng chị không dẫn chị về bắc là phước tổ ba đời cho chị. Cái bà chị lựu đạn, ngang ngược không ai bằng nhưng mau nước mắt. Nghe bà Hai thỏ thẻ có vậy mà giọt vắn giọt dài, cho luôn mấy cuộn len của mình, đến khi đi thăm anh Hoàn ngoài bắc, lạnh teo hồn tưởng chết mới thương thân…
Ông Hai rào lại miếng rào ngăn cách với nhà tôi, sau tết. Người nhà tôi bất mãn nhưng tôi ra phụ ông. Có lẽ một già một trẻ chúng tôi hiểu nhau hơn những người chung sống. Tôi với ông chia sẻ kiến thức nhưng không tranh luận, đặc biệt là quan điểm. Lần đầu tiên tôi bước sang sân nhà ông, còn nhớ mãi: nhớ ông ra mở cổng rào cho tôi-là người hàng xóm đầu tiên bước chân vô phần đất của ông. Hôm đó, cô bạn học tôi ghé nhà, nhờ sửa cái xe đạp xúc sên hoài! Tôi tăng sên căng cứng-cũng xúc, thả chùng-càng xúc lẹ.Đạp thử cứ rột rột cái dĩa với sợi sên… Tôi tháo sên xe tôi, lắp sang cô ấy vì đã tới giờ đi học. Tôi ngồi mày mò cọng sên "Hữu Nghị" tới toát mồ hôi cũngkhông xong. Bác Hai nói: 'Đem qua đây, tôi làm cho." Đâu biết ông già có đồ nghề lộn sên, là những cụa đe, cục sắt có lỗ đúng kích cỡ cần thiết, những cây chốt cứng cáp đúng kích cỡ mắt sên… có taynghề chuyên nghiệp. Ông rã hết sợi sên khuyết, mòn bên trong ra từng mảnh nhỏ. Sau đó ráp lại từng mắt sên, ngược chiều mòn khuyết đã nhiều. Hai tiếng đồng hồ trò chuyện với ông Hai. Tôi cầm sợi sên về sân nhà, ráp vô êm ru như cậu nằm với mợ. Từ đó tôi thành người quảng cáo lộn sên "chất lượng cao" cho ông Hai. Tôi viết bảng quảng cáo, dựng ngoài quán cà phê đầu ngõ: "Lộn sên miễn phí - đưa hai lấy một
- chất lượng cao!" Vì theo tính toán của tôi: Hai sợi sên bỏ đi, nếu lộn lại tử tế sẽ còn một sợi rưỡi. Sẵn sàng vứt bỏ những mắt sên đã quá mòn để bảo đảm chất lượng cao. Chỉ cần hai người khách hàng là mình có một sợi sên tử tế để bán cho tiệm sửa xe đạp với giá tiền gấp đôi làm ăn công cho người ta. Tôi với bác Hai làm ăn khá nhờ tiếng lành đồn xa. Mấy chòi sửa xe đạp quanh vùng đã xuất hiện lời rao:

"Sên này cũ nhưng là sên của ông Hai hưu trí đónghe. Đảm bảo chất lượng, giá mềm." Tiếc là thời bưng bít, chứ gặp thời mở cửa thì tôi đã mở công ty trách nhiệm hữu hạn hay tệ tệ cũng dịch vụ lộn sên.


4.


5-contentTới thời tôi đi lên ngàn xuống biển, chợt hoàng hôn hoang đảo nhớ nhà. Cứ tưởng tượng ra ông Hai già ngồi đục sên trên miếng sân xi măng, dưới giàn bầu công lý. - Cây khô không lộc người độc không con. Giàn bầu nhà ông Hai năm nào cũng tươi tốt nhưng hiếm trái đến không ngờ. Hiếm đến ông phải ngắt bông đực, vò phấn xuống bông cái thay những con ong. Nhưng trái tượng bằng ngón tay cái rồi cũng héo chết. Tôi thả giàn mướp bên này, để lấy bóng mát ngồi đục sên mỗi buổi đi học về thì trái ơi là trái… Làm nghề đục sên với ông cả năm, không ngờ tốt nghiệp giải cờ thế. Trên đường giang hồ bây giờ, là tay cờ có máu mặt mới tức cười. Nhớ một già một trẻ ngồi đục sên, đánh cờ mù bằng miệng, giải cờ thế bằng những mắt sên hư bỏ… đâu phải không có khảnăng hoà hợp hoà giải, xóa bỏ hận thù. "Đỉnh cao trí tuệ" ngoài kia, anh hùng hào kiệt trong này… sao không thấy tấm lòng mới là tiên khởi. Những khi tôi đáo về nhà, đã là khách sang thăm bác Hai. Ngồi uống trà dưới giàn bầu độc địa. Những năm về đi học, cái võng dù của bác Hai là chỗ ngủ của tôi. Ngày nào cũng đi chơi, đi nhậu, làm ăn… tới khuya lơ mới về, không dám kêu cửa nhà mình, sợ bà già tụng kinh thì nhảy rào qua ngủ võng của bác Hai.Ông nằm bộ ván sau khung cửa sổ, hỏi ra: "Mày về rồi đó hả"" Rồi tôi đi dạy, mất dạy. Đi làm, mất việc… cưới vợ là thành công nhất trong đời, không mất gì mà có lời đứa con. Tôi về nhà rủng rỉnh, sang thăm bác Hai đã khòm. Nhưng không bao giờ ôngnhận tiền tôi cho. Đành gởi bà để lo cho ông… Các anh tôi bên Mỹ về, cho tiền bà cũng bộn để bà tháp tùng mẹ tôi đi đó đi đây cho hết tuổi già… Một hôm tôi hỏi bà, "Có muốn trở về bắc, tôi giúp cho!" Bà không về nữa.

Hôm tôi đi xuất cảnh, cập rập không tiệc tùng. Tạt về nhà chào mẹ con đi. Còn giành thời gian ra thăm mả bố. Những vui buồn xóm cũ lắng đọng dưới giàn bầu nhà bác Hai hưu trí. Người ta phải thay đổi tư duy mới khá nổi. Ngoan cố, cố chấp… trồng bầu không hiệu quả, sao cứ trồng hoài" Tôi đem theo câu hỏi không lời đáp sang Mỹ đã nhiều năm. Một hôm ngồi nghĩ: Năm nào cũng tốn ít thì vài chục, nhiều thì bạc trăm để trồng mấy gốc rau mùi. Bao tiền nước tưới, công chăm sóc như giải khuây không tính thì tính tiền rau mua chợ ăn suốt mùa chỉ chừng hai chục bạc. Thì ra người ta trồng vì ký ức nảy mầm chứ không phải trồng là để ăn.

Bây giờ, tôi về gặp lại ông Hai. Chắc câu chuyện không còn rôm rả như ngày ngồi đục mắt sên dưới giàn bầu. Một người đi tập kết hai mươi năm, một người đi xuất cảnh cũng hai mươi năm. Chắc không chuyện gì tương hợp bằng nỗi nhớ nhà trong những đêm không ngủ. Nhưng tôi về không gặp nữa.


Phan


Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.