Hôm nay,  

Chợ Phiên Ngã Ba Sông

01/01/200700:00:00(Xem: 2087)

Chợ Phiên Ngã Ba Sông

Bạn,

Theo báo quốc nội, ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long gần như mỗi xã đều có chợ họp từ sáng đến tối. Nhưng riêng tại xã Quới An, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long lại có chợ phiên, chỉ họp đông đúc vào mỗi sáng thứ ba hàng tuần. Chợ toạ lạc ngã ba sông, giao lộ đường thuỷ, "mạch máu" lưu thông thiết thân của người đồng bằng miền Tây. Hoạt động tại chợ phiên này được báo Sài Gòn Tiếp Thị ghi nhận như sau.

Tại huyện Vũng Liêm, những người dân địa phương kể rằng, chợ phiên Quới An hình thành đã chục năm nay. Lúc ấy, mạng lưới giao thông vùng này còn hết sức khó khăn, việc đi lại chủ yếu dựa vào ghe, tàu là chính. Chợ Quới An nằm bên ngã ba sông Mang Thít và sông Cổ Chiên, trục giao thông đường thuỷ quốc gia nối từ miền Đông đi miền Tây Nam bộ. Sự ngẫu nhiên thế nào mà cứ sáng thứ ba hàng tuần ghe cá, tàu đò từ Sông Đốc, Cà Mau, Rạch Giá về thành phố SG về Bến Tre, Trà Vinh và ngược lại đều đến đúng Vàm An (hợp lưu sông Mang Thít và Cổ Chiên). Họ cắm sào chờ con nước, lên bờ trao đổi một ít hàng hoá trước khi tiếp tục cuộc hành trình. Cư dân quanh vùng chẳng ai bảo ai nhưng cũng cứ thứ ba hàng tuần đem nông sản ra bán, đổi lại một mớ khô, mắm từ Cà Mau, Rạch Giá về, một số vật dụng, vải vóc từ thành phố xuống. Dần dần, chợ phiên Quới An hình thành. Ban quản lý chợ Quới An cho biết: Thứ ba hàng tuần, dân bán buôn tứ xứ đem hàng hoá về đây góp mặt cùng với nông sản của dân các xã ven sông Cổ Chiên, cù lao Thanh Bình, Quới Thiện, Vũng Liêm, Mang Thít và cả của dân Tân Thiềng, Bến Tre sang.

Vì chợ phiên nên chỉ họp từ khoảng 4 giờ sáng đến 11 giờ trưa trên khoảng đất trống ven bờ sông Mang Thít. Ông Nguyễn Văn Tự ở Vũng Liêm cho biết mỗi buổi chợ ông bán được khoảng 300kg khô các loại, sau đó về bán tại sạp chợ vào những ngày bình thường khác. Tương tự, ông Xăng ở Trà Vinh, cứ tới chợ phiên, dù mưa gió cỡ nào cũng chất hàng lên xe, lóc cóc chạy lên. Ông Thuận tận Đồng Tháp tuần nào cũng chuyển xuống hàng trăm ký mắm các loại ngồi la ơi ới giữa chợ Quới An. Nhiều người ở chợ cho rằng, "đi chợ phiên lâu dần đâm nghiện, cứ tới thứ ba lại lục đục dọn hàng về đây".

Bạn,

Cũng theo báo SGGP, ngay người dân địa phương cũng đợi đến ngày họp chợ phiên. Một phụ nữ cho biết những ngày chợ phiên, số tiền bán cây giống, trái cây tăng thấy rõ so với những ngày bình thường. Người mua cũng đợi ngày chợ họp về đây chọn hàng nhiều hơn.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.