Hôm nay,  

Nghệ Thuật Hát Aùn

05/09/199900:00:00(Xem: 5846)
Tôi biết bạn chưa biết tới bộ môn nghệ thuật này của quê nhà: Hát Án. Không phải là hát bội, chèo cổ hay cải lương mà chúng ta quen thuộc. Đây là bộ môn nghệ thuật chỉ có nơi các vùng đánh cá Miền Trung, nơi họ đối mặt với biển để mưu sinh hằng ngày, và còn xem như một nghi lễ đặc biệt. Để tôi tóm lược bài báo cho sau cho bạn đọc và trân trọng với nếp sống văn hóa dân mình.
Hát án là một nghi lễ đặc trưng ở miền Nam Trung Bộ, diễn ra trên sân đình hay lăng thờ cá Ông (cá voi) trong ngày cầu ngư tế cá vào tháng 2, tháng 3 âm lịch. Hát án, bao gồm cả hát lễ và diễn những vở tuồng theo yêu cầu của ngư dân, có khi kéo dài 30 giờ liền. Đến mùa, các đoàn hát án lại gồng gánh, dắt díu nhau đi diễn, vừa để kiếm tiền, vừa để thỏa mãn niềm say hát.
Đã quá giờ ngọ rất lâu, nắng chói chang cùng với những cơn gió Lào thổi tới, cái nóng rát như lửa trên sân đình Xương Huân (Nha Trang), hàng trăm chiếc nón trắng lóa chen lẫn những mái đầu xanh vẫn đang say sưa thưởng thức một tích tuồng cổ do các nghệ sĩ đoàn hát án biểu diễn. Họ đã ngồi xem, nghe tiếng trống chầu, tiếng hát tuồng suốt 20 tiếng đồng hồ qua, bất kể đêm khuya, trưa nắng rực lửa như lúc này..., và họ sẽ còn ngồi tới tận trưa mai... nếu còn hát. Tôi thật sửng sốt trước bức tranh bi tráng của văn hóa dân gian vào dịp lễ hội của vùng biển này.
Dọc ven biển từ nam sông Gianh tới Kiên Giang, người dân luôn có những lễ hội gắn liền với biển cả mà hiện thân là thần Nam Hải - cá Ông (cá voi). Ngư dân và làng biển không bao giờ ra biển nếu tới mùa không làm lễ cầu ngư: Cầu cho quốc thái dân an, cầu cho biển cả yên bình, người đi người về trọn vẹn như ánh bình minh rực rỡ mỗi sớm mai phía chân trời trước mặt. Mỗi khi có một cá voi dạt vào bờ chết thì cả làng biển nơi đó đều tổ chức táng lễ trọng thể.
Riêng từ mũi Đại Lãnh tới Cam Ranh của Khánh Hòa đã có tới 50 lăng, miếu thờ cá Ông. Các tỉnh Nam Trung Bộ cũng có rất nhiều làng biển có lăng Ông. Mỗi một lăng thờ cá Ông thường có ba gian: Giữa thờ Ông, trái thờ Thiên y thánh mẫu, phải thờ bà Vạn Lạch. Phía sau lăng là nơi táng hài cốt của cá Ông.
Ngày trước, mỗi dịp cúng là bảy ngày đêm, nay giảm đi nhiều còn khoảng 2 3 ngày, tối đa là bốn ngày đêm. Ngày cúng là ngày giỗ Ông và tùy theo làng xã, được bắt đầu vào giờ tốt (giờ nước thủy triều lên). Thoạt tiên, cả làng làm lễ rước sắc từ miếu vì các Ông đều được sắc phong của vua, và thường sắc để ở miếu chứ không để trong lăng. Sau đó, tới lễ nghinh thủy triều, đoàn hò bá trạo (bá là trăm, trạo là chèo) xen những điệu hò đặc trưng miền biển Nam Trung Bộ. Sau những nghi thức này là đoàn thuyền ba chiếc (hai thuyền nhỏ hộ tống thuyền lớn) với trống cờ ngũ sắc cùng các nguyên lão và thủy thủ dày dạn tiến ra biển rước hồn Ông vào đình (Phụng nghi hồi đình). Tới 10 giờ đêm là lễ tĩnh sanh (giết heo tế thần). Trước đó, người ta đã phải hoàn tất cúng tiền hiền và Thiên y thánh mẫu để tới 1 giờ đêm là làm lễ cúng chính (tức ông Nam Hải). Từ giờ phút này là hát thứ lễ do đoàn hát bộ đảm nhiệm.
Nơi diễn là sân đình, lăng. Các diễn viên diễn hướng mặt vào hương án điện thờ (vì thế mới có tên hát án) để phục vụ các thần linh. Người xem hát án thực ra là xem nhờ nhưng thưởng thức thật. Vì lễ cực kỳ trang trọng và nghiêm cẩn dành cho đức Ông biển cả nên tích tuồng đầu tiên bao giờ cũng phải có nhân vật Ông. Và Ông đây không ai khác chính là nhân vật Quan Công đời Tam quốc. Người tổ chức ở địa phương sẽ chọn một trong ba trích đoạn có Quan Công là Tam anh chiến Lã Bố, Quan Công phò nhị tẩu, Quan Công phục Huê Dung; nhưng thường là dùng tích Quan Công phục Huê Dung vì nó thể hiện lòng vị tha cao cả của Hán Thọ Hầu. Diễn viên được giao đóng Quan Công sẽ được vị trưởng lão chủ tế của lễ hội trao cho tấm lụa điều để “Ngài lau mồ hôi” khi diễn. Để thực sự có được sự tinh khiết khi vào vai, đêm trước của buổi diễn, diễn viên này phải vào đình ngủ.

Sau khi hát lễ tới sáng, đoàn hát án sẽ liên tục diễn những vở tuồng thích hợp với yêu cầu của người dân như Ngũ hổ bình tây, Dương Chấn Tử đoạt đò, Phạm Công - Cúc Hoa, Đào Tam Xuân, San Hậu... Đây thực sự là cuộc “maratông” biểu diễn tuồng cổ và người xem tha hồ xem không biết mệt.
Bạn thân, mặc dù làm các nghi thức cầu an cho làng đánh cá, người nghệ sĩ hát án vẫn kiếm sống rất là vất vả. Một cô bầu đoàn hát nói rằng gánh của cô kiếm được chỉ “200.000đ một giờ, hát 30 giờ!”
Nghĩa là, cũng ký giả này viết, “Một cái giá quá rẻ nếu chia cho các diễn viên lớn bé gần 30 người đi theo. Thù lao cao nhất dành cho kép chính, đào thương là 10.000đ/giờ, còn lính tráng, phụ đài từ 6.000 - 7.000đ/giờ/người.” Bài báo kể thêm như sau.
Bầu Lan kể: “Hát ở đình Xương Huân này là quá khỏe vì đã hát án là phải đi tới các lăng, miếu ở các làng biển, đảo xa...”. Quả là ở đó họ phải đi bộ băng qua núi, qua trảng cát mênh mông, cứ gồng gánh dắt díu nhau đi không khác gì cảnh chạy loạn thời Trung cổ. Ông bầu đoàn Phước Thành tên Hữu Hùng kể: “Hát án là hình thức biểu diễn vất vả nhất vì lắm khi sân khấu chỉ được che tấm vải nhựa trên bãi cát, mặc cho nắng gió và dông bão người nghệ sĩ cứ hát”. Nghệ sĩ Thu Hà - người tham gia hát án - tự thán”: “Hát án lắm khi là hít bụi, hứng nắng, tính theo giờ để kiếm ít tiền nhỏ sinh sống”. Diễn viên trẻ Vy Phương đi hát án cho nhiều đoàn tâm sự: “Ngoài việc hát khản cổ đến ăn uống rất kham khổ, có lúc đang ăn, cát đất bị gió thốc vào mâm. Còn ngủ thì... ai kiếm chỗ nào co lưng được thì ngủ.”
Những diễn viên tuồng dân gian sống giản dị (mà cũng không có cái gì để cao sang, tạo khoảng cách với người xem). Họ hòa đồng cùng với người xem vì chính họ cũng là người lao động bình thường say nghiệp hát mà đi diễn. Chị Thúy cùng với chồng và hai đứa con theo đoàn Hòa Yên đi diễn kể: “ở nhà mình làm nông ở Vĩnh Thạnh (ngoại thành Nha Trang), ráp vào bà bạn đi diễn từ đó mà say”. Nhưng hầu hết các đoàn hát án, các thành viên đều là họ hàng gần gũi với nhau. Trong gánh hát, người già bảo người trẻ, người khỏe giúp người yếu. Chỉ có vậy họ hàng với nhau mới đồng cam cộng khổ, gánh không bị chia năm sẻ bảy. Vì thu nhập hát án là quá thấp. Hát tới sưng cả họng giỏi lắm được 300.000đ (trong ba, bốn ngày). Như một diễn viên ở đoàn Phước Thành kể; tới mùa đắt, hát tới khản cổ nhưng vì phải diễn liên tục thì người diễn cứ phải tự “giộng thuốc” vào để lấy sức hát. Chuyện hát tới thổ huyết ngay tại sân khấu như tích Chu Du đánh Kinh Châu là có, còn ốm đau sốt cảm liên tục như cơm bữa vì điều kiện của gánh hát gần như du mục, từ ăn ở đi lại đều dưới mức tối thiểu. Nếu để cạnh tranh nhau, hạ giá giữa các ông bầu với nhau thì đời người diễn của gánh càng lầm than hơn. Hát án tính theo giờ trung bình từ 200.000 - 250.000đ, nhưng vì cạnh tranh, nhiều đoàn nhỏ sẵn sàng phá giá. Một ông bầu nhỏ thú thực: “Bọn tôi đúng là dùng lời hát tiếng đàn để kiếm tiền đấy nhưng lắm khi là nghiệp ngấm vào máu, nằm ở nhà đi phụ hồ, đạp xích lô thấy buồn lắm nên cứ diễn bằng mọi giá”.
Bạn thấy, đời nghệ sĩ quả là đầy nước mắt, cũng hệt như nghề báo của bạn. Có những định mệnh mà chúng ta không thoát nổi, đi lượm bạc cắc giữa chợ nào có gì vui, nhưng đó là cái nghiệp không rời vậy. Điều này hẳn là bạn thấm thía hơn tôi nhiều.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Lời Tòa Soạn: Họa sĩ Duy Thanh vừa từ trần vào giờ 9:30 PM, đêm Chủ Nhật 24/11/2019 tại bệnh viện General Hospital San Francisco, tại thành phố San Francisco, California.
Cuộc chiến thương mại vẫn xảy ra chung quanh hàng Việt Nam xuất cảng…Báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp ghi nhận: Sau khi áp thuế chống trợ cấp 12% với ống thép không gỉ từ Việt Nam, Ấn Độ lại tiếp tục điều tra chống trợ cấp đối với ván sợi bằng gỗ.
Trộm kỹ thuật của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh quốc, Pháp quốc… Lấn chiếm Biển Đông của VN, Philippines… Bây giờ TQ cũng chôm cả văn hóa VN, nói rằng áo dài VN là truyền thống thời trang Trung Hoa…
Xây cầu, rủ nhau xây cầu… Nhà nước xây không nổi, cạn tiền, nên vay tiền quốc tế để xây cầu…
Thiếu thịt heo, đặc biệt là dịp Tết sắp tới… Báo Vietnam Finance ghi nhận: Từ đây đến Tết, mỗi tháng sẽ thiếu khoảng 70.000 tấn thịt heo.
Vậy là huề… Trận bóng đá mọi người hồi hộp chờ, vậy là huề. Bản in TTXVN kể: Tuyển Việt Nam và tuyển Thái Lan đã cầm hòa nhau 0 - 0 ở lượt trận thứ 5 bảng G vòng loại World Cup 2022 diễn ra trên sân Mỹ Đình tối 19/11.
Nhức nhối vẫn là chuyện mua hàng ngoại về rồi dán thương hiệu hàng Việt… Infonet ghi lời một quan chức về tình hình “Nhập hàng nước ngoài về cắt mác dán nhãn Made in VN: Chúng ta đang tự giết chúng ta!”
Có nên hợp pháp hóa mại dâm để câu du khách? Các quan chức Hà Nội đã “bức xúc” nêu câu hỏi như thế.
Tình hình ung thư của dân mình có những con số đáng ngại: 70% biết có bệnh ung thư khi đã vào giai đoạn cuối… nghĩa là tới lúc khó chữa trị.
Bán nước với giá cắt cổ, hay giá rẻ mạt? Đó là chuyện Hà Nội mua “hớ” có phải không? Báo Tiền Phong kể chuyện nước sông Đuống bán giá khủng: Hà Nội 'hớ' khi chọn nhà đầu tư?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.