Hôm nay,  

Nuôi Con Học Từ Chợ Nổi

09/07/200200:00:00(Xem: 4683)
Bạn,
Theo báo quốc nội, miền Tây Nam phần có rất nhiều chợ nổi trên sông, trong đó có chợ nổi Trà Ôn là khu chợ sầm uất nổi tiếng với khoảng 200 hộ buôn bán trên sông với người tứ xứ, trong đó có khoảng 20 hộ “định cư” trên những chiếc ghe với cả gia đình. Đa số, vì cuộc sống nên họ ít quan tâm đến việc học tập của con cái. Thế nhưng, trong sóng nước có trân châu, trong số họ có một gia đình lập chí, nuôi con vào đại học. Báo Lao Động viết về gia đình này như sau.
Anh Võ Thanh Hồng, sinh 1956 tại xã Mỹ An, huyện Tháp Mười, Đồng Tháp. Anh thi tú tài vào mùa hè 1975. Nhà nghèo, anh em đông, anh phải giúp cha mẹ làm ruộng nuôi đàn em nhỏ. Cưới người bạn học cùng lớp, cùng tuổi ở Trường Trung học Cao Lãnh là chị Ngô Hồng Cúc. Chị quê gốc ở huyện lỵ Trà Ôn, theo cha lưu lạc. Cha mẹ cho gia đình anh chị 10 công ruộng tại xã Mỹ An. Vốn chăm làm, lại có kiến thức, được xã cử làm cán bộ nông hội. Gia đình sống tạm bình lặng như bao nhiêu người dân xứ này, sinh con: Cháu Võ Chí Cường ra đời năm 1977, rồi cháu Võ Đức Thịnh (1979), Võ Tường Duy (1985). Anh Hồng tiếp phóng viên trên dòng sông Măng chảy xiết, bồi hồi kể: “Mấy đứa nhỏ đi học phải nghỉ 2 tháng vào mùa nước nổi. Tội lắm. Làm sao mà học thành tài. Có lúc gởi về ngoại dưới Trà Ôn này. Nhà ngoại nghèo làm sao nuôi nổi. Phần nhớ con”. Thế là gia đình anh bàn bạc sắm ghe về quê ngoại “sắp nhỏ”. Nơi ấy có chợ nổi Trà Ôn. Người ta sống được, mình sống được. Năm ấy, mùa hè 1989. Mười ba năm gia đình anh lênh đênh trên chiếc ghe cá khô tanh mùi cá, miễn sao cho con đi học. Bây giờ, ở chợ Trà Ôn chẳng ai biết tên anh, bà con chỉ gọi anh thân mật: Anh Tư Khô. Mười ba năm nuôi chí Hai cháu Cường, Thịnh đều là học sinh khá của Trường Trung học Trà Ôn. Vì thế, năm đầu thi Đại học Bách khoa đều không đạt. Anh chị vẫn trì chí nuôi con thi tiếp lần 2. Bây giờ thì Chí Cường là kỹ sư cơ khí tốt nghiệp ĐH Bách khoa, đi làm ở Sài Gòn 6 tháng nay rồi. Còn Đức Thịnh học năm cuối, khoa Điện tử, cũng ĐH Bách khoa. Riêng Tường Duy về Trà Ôn lúc 4 tuổi, nay đã học hết lớp 11. Thành tích học tập của cháu thì nổi trội hơn 2 anh: Tiểu học 5 năm liền là học sinh giỏi, tốt nghiệp tiểu học đạt thủ khoa 22/22 điểm. Ơ cấp II, Duy nhất khối năm lớp 6 và 9, nhất trường năm lớp 7 và 8, đậu tốt nghiệp THCS thủ khoa huyện 56/60 điểm năm lớp 9; lớp 10, nhất khối; lớp 11 nhất trường và đạt học sinh giỏi Sử giải 3 của tỉnh. Hằng ngày, 4 giờ sáng Duy đã dậy, phụ mẹ mang hàng từ ghe lên sạp khô của mẹ ở chợ Trà Ôn. Xong, tập thể dục rồi mới ôn bài, đi học.

Phóng viên hỏi anh Hồng: - Mỗi năm anh chi bao nhiêu tiền cho con học đại học" - 15 triệu/năm mỗi đứa. - Nếu cộng số tiền ấy có thể lên đến 120 triệu, đủ sắm một căn nhà ở thị trấn. - Thân phận lênh đênh trên sông nước, mặc cảm lắm. Mấy đứa em bên vợ khuyên tôi mua cây cất nhà. Ham lắm, nhưng đâu dám. Làm nhà là đổ nợ. Mấy đứa nhỏ gãy đổ việc học hành.

Bạn,
Báo quốc nội viết tiếp: “Một gia đình bỏ ruộng, bỏ quê ra đi chỉ vì muốn con cái học hành đến nơi đến chốn. Một gia đình xây dựng từ hai tâm hồn gặp và yêu nhau thời cắp sách. Thành chồng thành vợ, họ đồng cam cộng khổ hướng tới việc chăm lo nền tảng tri thức cho con, mong cho chúng thành người hữu dụng cho đời và thoát khỏi kiếp lênh đênh trên sông nước.”

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Lời Tòa Soạn: Họa sĩ Duy Thanh vừa từ trần vào giờ 9:30 PM, đêm Chủ Nhật 24/11/2019 tại bệnh viện General Hospital San Francisco, tại thành phố San Francisco, California.
Cuộc chiến thương mại vẫn xảy ra chung quanh hàng Việt Nam xuất cảng…Báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp ghi nhận: Sau khi áp thuế chống trợ cấp 12% với ống thép không gỉ từ Việt Nam, Ấn Độ lại tiếp tục điều tra chống trợ cấp đối với ván sợi bằng gỗ.
Trộm kỹ thuật của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh quốc, Pháp quốc… Lấn chiếm Biển Đông của VN, Philippines… Bây giờ TQ cũng chôm cả văn hóa VN, nói rằng áo dài VN là truyền thống thời trang Trung Hoa…
Xây cầu, rủ nhau xây cầu… Nhà nước xây không nổi, cạn tiền, nên vay tiền quốc tế để xây cầu…
Thiếu thịt heo, đặc biệt là dịp Tết sắp tới… Báo Vietnam Finance ghi nhận: Từ đây đến Tết, mỗi tháng sẽ thiếu khoảng 70.000 tấn thịt heo.
Vậy là huề… Trận bóng đá mọi người hồi hộp chờ, vậy là huề. Bản in TTXVN kể: Tuyển Việt Nam và tuyển Thái Lan đã cầm hòa nhau 0 - 0 ở lượt trận thứ 5 bảng G vòng loại World Cup 2022 diễn ra trên sân Mỹ Đình tối 19/11.
Nhức nhối vẫn là chuyện mua hàng ngoại về rồi dán thương hiệu hàng Việt… Infonet ghi lời một quan chức về tình hình “Nhập hàng nước ngoài về cắt mác dán nhãn Made in VN: Chúng ta đang tự giết chúng ta!”
Có nên hợp pháp hóa mại dâm để câu du khách? Các quan chức Hà Nội đã “bức xúc” nêu câu hỏi như thế.
Tình hình ung thư của dân mình có những con số đáng ngại: 70% biết có bệnh ung thư khi đã vào giai đoạn cuối… nghĩa là tới lúc khó chữa trị.
Bán nước với giá cắt cổ, hay giá rẻ mạt? Đó là chuyện Hà Nội mua “hớ” có phải không? Báo Tiền Phong kể chuyện nước sông Đuống bán giá khủng: Hà Nội 'hớ' khi chọn nhà đầu tư?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.