Hôm nay,  

Tưởng Niệm Nhạc Sĩ

05/03/201800:00:00(Xem: 3702)

Xuân Niệm
 

Hôm nay, xin thành kính tưởng niệm nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông, người có những dòng nhạc ghi sâu trong một phần hồn của dân tộc.

Nguyễn Văn Đông (1932 – 2018) nguyên là một sĩ quan Quân lực Việt Nam Cộng hòa, cấp bậc Đại tá. Tuy nhiên, nhiều người biết đến ông với tư cách là một nhạc sĩ người Việt nổi tiếng trước năm 1975, với các ca khúc "Chiều mưa biên giới", "Sắc hoa màu nhớ"... Một số bút danh khác của ông là Phượng Linh, Phương Hà, Vì Dân và Đông Phương Tử.

Báo Tiền Phong ghi nhận:

“Nguyễn Văn Đông không chỉ sáng tác mà ông còn là một "thủ lĩnh trong bóng tối" của âm nhạc miền Nam với việc tổ chức các ban nhạc trên đài phát thanh, dìu dắt nhiều nghệ sĩ thành danh và chính ông đã đề xướng ra "Đại nhạc hội" là sinh hoạt âm nhạc nổi bật trước 1975.  Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông,qua đời ngày 262/2018 tại Bệnh viện Chợ Rẫy, Sài Gòn, hưởng thọ 85 tuổi.

Ca sĩ Khánh Ly và nhiều văn nghệ sĩ nổi tiếng đã tới viếng và chia buồn cùng gia đình nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông. Theo chị Xuân Hòa thì gia đình kể lại rằng nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông ra đi rất nhẹ nhàng, ông nói : "Thu (vợ nhạc sĩ) mua cho anh một ly nước mía". Từ lầu 7 chị Thu vội vàng đi như bay xuống nhà để mang về cho anh như anh yêu cầu . Và chỉ không đầy nữa tiếng đồng hồ sau anh ra đi thật nhẹ nhàng"...”

Nhạc sĩ Trường Kỳ viết bài “Nguyễn Văn Đông: Giữa binh nghiệp và âm nhạc” từ hơn một thập niên trước, trích:

“...nhạc phẩm Chiều Mưa Biên Giới, được coi như nhạc phẩm đã đưa tên tuổi ông lên cao đã ra đời trong hòan cảnh được ông kể lại như sau:

“Bản nhạc Chiều Mưa Biên Giới được viết vào năm 1956. Khi ấy tôi là trung úy trưởng phòng hành quân của chiến khu Đồng Tháp Mười là người có trách nhiệm đề ra những phương án tác chiến. Lần đó tôi dẫn đầu một nhóm biệt kích bí mật đi điều nghiên chiến trường dọc theo biên giới Miên-Việt và Đồng Tháp Mười. Trên đường về, anh em chúng tôi lâm vào cảnh trời chiều gió lộng, mưa gào như vuốt mặt. Giữa cánh đồng hoang vắng tiêu sơ, lối vào tiền đồn thì xa xôi, thoáng ẩn hiện những nóc tháp canh mờ nhạt ở cuối chân trời. Và từng chập gió buốt kéo về như muới sát vào thịt da. Từ trong cảnh ấy, tận đáy lòng mình đã nghe nẩy lên những cung bậc rung cảm, những trường canh đầu tiên buồn bã cho bài Chiều Mưa Biên Giới anh đi về đâu…”

Báo Pháp Luật kể:

“Chiều tối 27-2, Pháp Luật TP.SG đã trò chuyện cùng hai ca sĩ Phương Dung và Giao Linh về những kỷ niệm với nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông.

Với ca sĩ Phương Dung, sự ra đi của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông là một sự mất mát cho nhạc Việt. Ca sĩ Phương Dung là người có duyên kết hợp trong âm nhạc cùng nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông từ những năm 1962-1963 trước khi ca sĩ Giao Linh bước vào nghề hát và trở thành học trò của nhạc sĩ này.

Còn ca sĩ Giao Linh chia sẻ: “Có được tên Giao Linh ngày hôm nay là một tay của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông. Thầy là người thầy nâng đỡ trong sự nghiệp, thầy như là người cha thứ hai”. Ca sĩ Giao Linh cũng chia sẻ ly nước mía là món ngon mà nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông thưởng thức trong những khoảnh khắc cuối đời...”

Nhà báo Trần Củng Sơn (tức nhạc sĩ Trần Chí Phúc) viết bài “Giã Biệt Tác Giả Chiều Mưa Biên Giới Nguyễn Văn Đông”... ghi nhận:

“Được tin nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông vừa qua đời tại Sài Gòn tối Thứ Hai 26/2/2018 hưởng thọ 87 tuổi ( theo cách tính của truyền thống Việt Nam- ông sinh ngày 15-3- 1932 tại Sài Gòn ); lòng tôi bồi hồi nhớ tới người nhạc sĩ kính mến cùng những ký ức tuổi thơ của mình.

Lúc khoảng 10 tuổi, ôm cây ghi ta mò mẫm từng phím thì Chiều Mưa Biên Giới là một trong những bản nhạc đầu đời tôi khảy đàn. Bài nhạc có 2 dấu thăng, tông Re Trưởng, vừa khảy vừa hát theo lời ca. Thời đó đầu thập niên 60, Chiều Mưa Biên Giới nổi tiếng, nghe qua đài phát thanh Sài Gòn tiếp vận làn sóng cả nước, nghe các anh chị hát ngêu ngao và cho đến hôm nay lời ca và âm điệu của bài hát vẫn còn quen thuộc với nhiều người.”

Nhà văn Chu Tất Tiến trong bài “Thư Gửi Cho Người Vừa Nằm Xuống: Nhạc Sĩ Nguyễn Văn Động” trong đó ghi lại:

“...Anh kính mến,

Ngày hôm nay, trong cơn gió lạnh của California, bao nhiêu kỷ niệm tràn về đầy ắp. Em nhớ lại thời gian khi còn trong tù, anh chỉ dẫn cho em từng nốt nhạc vọng cổ, và vì lúc đó anh bệnh nặng quá, nên sự cố gắng dậy bảo của anh làm anh ứa máu, em đã sợ hãi mà ngăn anh lại: “Thôi! Thôi! Anh nghỉ đi! Đừng nói nữa! Máu chẩy ra miệng anh kìa!” Anh lắc đầu, lấy vạt áo tay chùi máu miệng, và nói: “Không ngừng được! Anh phải dậy em bây giờ! Anh không biết lúc nào anh chết, nên phải truyền hết kinh nghiệm cho em, kẻo mai mốt anh chết, thì không có người tiếp tục!” Và cứ thế, bất chấp sức khỏe càng ngày càng sa sút, máu cứ chẩy ra ngoài miệng, anh đã dậy cho em từng câu nhạc Vọng cổ, từng cách viết kịch bản cho một vở tuồng cải lương, cổ nhạc. Vì các đốt ngón tay anh đã bị chất vôi phù lên, cứng ngắc, không sử dụng được, anh đã ngồi xổm trên chiếu, kẹp chiếc bút chì vào giữa ngón chân cái và ngón kế tiểp để vẽ lên các nốt nhạc to bằng quả trứng gà, cũng như các tiết tấu và kết cấu từng câu nhạc, thật công phu vô cùng. Em biết là viết như vậy, anh đau lắm và vất vả lắm, nhưng anh vẫn kiên trì truyền hết kinh nghiệm cho thằng em kém cỏi này và cũng vì biết nỗ lực của người Thầy như anh thật là hiếm có trên đời, nên em đã cố gắng làm vui lòng anh bằng cách sáng tác các bài ca Vọng cổ, cũng như các bài tân nhạc rồi hát cho anh nghe, để thấy anh mỉm cười, mãn nguyện là em mừng. Dĩ nhiên, khả năng của em không đủ để theo kịp sự dậy dỗ của anh, khiến có vài lần anh nhăn mặt...”

Xin nghiêng mình từ biệt...

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.