Hôm nay,  

Tìm Vàng Trong Lòng Suối

16/05/200900:00:00(Xem: 3599)
TÌM VÀNG TRONG LÒNG SUỐI
Bạn,
Theo báo Sài Gòn, giá vàng "nóng" từng ngày trên thị trường đã lan thành cơn "sốt" đào, đãi vàng sa khoáng trái phép ở huyện miền núi Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam.  Những dòng suối trong xanh ngày nào ở miền nuí này giờ chỉ là "dĩ vãng". Người và máy múc xục vào lòng suối tìm vàng ngày đêm khiến  suối chết "tức tưởi". Báo Tuổi Trẻ ghi nhận thực trạng này như sau.
Trở lại thị trấn Khâm Đức, huyện Phước Sơn, nơi được mệnh danh là "mỏ" vàng sa  khoáng lớn ở Quảng Nam, những ngày này, người dân kháo nhau "muốn có tiền phải xuống suối". Từ đường Trường Sơn rẽ phải, đi dọc theo suối Nước Xa dài gần 6km qua xã Phước Đức, cảnh tượng khai thác vàng dưới con suối... đông như hội. Trời nắng gay gắt nhưng khắp nơi trong lòng suối, người lớn trẻ em đầu trần lô nhô cắm cúi đãi vàng. Những chiếc máy nổ kêu rền vang, xả khói mù mịt khắp núi rừng. Từng dây dài ống nước cỡ lớn xộc vào dòng suối bơm nước lên phun xối xả vô các vỉa đất đá để tìm vàng.
Dòng nước lẫn đất, đá có vàng sa khoáng, qua hệ thống sàng, nước trở nên đục ngầu và hôi mùi hóa chất. Mỗi hố vàng diện tích cả nghìn mét vuông, từ 15- 20 người hì hụi vừa đào, vừa đãi bằng tay lẫn máy. Trên bờ, cạnh suối, mỗi hố vàng đều có lều trại của người đãi dựng ăn ở, sinh họat hỗn tạp. Theo thống kê của phóng viên, suối Nước Xa hiện có hơn 20 điểm đào đãi vàng sa khoáng.

Việc khai thác rầm rộ khiến con suối bị biến dạng. Đi lên phía thượng nguồn (gần Công ty vàng Bông Miêu), không đếm hết những đống đất, cát, sỏi đã qua lọc vàng chất khổng lồ chặn ngang dòng suối. Đoạn suối qua thôn 1, thôn 2 chủ yếu đào đãi thủ công, thì ở thôn 4 là những công trường khai thác vàng... quy mô. Những chiếc máy múc, máy xúc cày xới thi nhau lòng suối, đưa đất, cát lên những máy sàng loại cực lớn liên tục sục rửa để lắng vàng. Nước suối sục sôi và đỏ ngầu, mùi hôi toát lên sặc sụa. Người dân sống dọc suối cho biết: trước đây con suối là nơi dân đánh bắt cá, và là nguồn nước sinh hoạt hơn 400 gia đình cư dân, chủ yếu là người M' Nông. Anh L. nhà ở thôn 2 (xã Phước Đức)  than: "Con suối này từng là nguồn nước sinh sống, sinh hoạt của hàng trăm hộ dân. Giờ thì không loài cá nào sống được, dân thiếu nước cũng không dám sờ tay vào."
Bạn,
Cũng theo báo TT, chủ tịch UB xã Phước Đức Hồ Văn Bằng kể: "Hồi trước, nước suối trong veo, tuôn ào ào quanh năm. Vừa bắc nồi cơm, người dân vừa thả tay lưới là có cá niên, cá trám, cá bống. Cơm chín là có cá ăn ngay. Nay dân sống gần suối mà phải mua cá biển, lại dùng nước giếng đóng".  Một cư dân  cho biết thêm, từ khi có khai thác vàng thì không những cá chết sạch, nước bị bẩn không dùng được mà khi lội xuống là ngứa ngáy chân tay.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Lời Tòa Soạn: Họa sĩ Duy Thanh vừa từ trần vào giờ 9:30 PM, đêm Chủ Nhật 24/11/2019 tại bệnh viện General Hospital San Francisco, tại thành phố San Francisco, California.
Cuộc chiến thương mại vẫn xảy ra chung quanh hàng Việt Nam xuất cảng…Báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp ghi nhận: Sau khi áp thuế chống trợ cấp 12% với ống thép không gỉ từ Việt Nam, Ấn Độ lại tiếp tục điều tra chống trợ cấp đối với ván sợi bằng gỗ.
Trộm kỹ thuật của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh quốc, Pháp quốc… Lấn chiếm Biển Đông của VN, Philippines… Bây giờ TQ cũng chôm cả văn hóa VN, nói rằng áo dài VN là truyền thống thời trang Trung Hoa…
Xây cầu, rủ nhau xây cầu… Nhà nước xây không nổi, cạn tiền, nên vay tiền quốc tế để xây cầu…
Thiếu thịt heo, đặc biệt là dịp Tết sắp tới… Báo Vietnam Finance ghi nhận: Từ đây đến Tết, mỗi tháng sẽ thiếu khoảng 70.000 tấn thịt heo.
Vậy là huề… Trận bóng đá mọi người hồi hộp chờ, vậy là huề. Bản in TTXVN kể: Tuyển Việt Nam và tuyển Thái Lan đã cầm hòa nhau 0 - 0 ở lượt trận thứ 5 bảng G vòng loại World Cup 2022 diễn ra trên sân Mỹ Đình tối 19/11.
Nhức nhối vẫn là chuyện mua hàng ngoại về rồi dán thương hiệu hàng Việt… Infonet ghi lời một quan chức về tình hình “Nhập hàng nước ngoài về cắt mác dán nhãn Made in VN: Chúng ta đang tự giết chúng ta!”
Có nên hợp pháp hóa mại dâm để câu du khách? Các quan chức Hà Nội đã “bức xúc” nêu câu hỏi như thế.
Tình hình ung thư của dân mình có những con số đáng ngại: 70% biết có bệnh ung thư khi đã vào giai đoạn cuối… nghĩa là tới lúc khó chữa trị.
Bán nước với giá cắt cổ, hay giá rẻ mạt? Đó là chuyện Hà Nội mua “hớ” có phải không? Báo Tiền Phong kể chuyện nước sông Đuống bán giá khủng: Hà Nội 'hớ' khi chọn nhà đầu tư?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.