Hôm nay,  

Tìm Vàng Trong Lòng Suối

5/16/200900:00:00(View: 4154)
TÌM VÀNG TRONG LÒNG SUỐI
Bạn,
Theo báo Sài Gòn, giá vàng "nóng" từng ngày trên thị trường đã lan thành cơn "sốt" đào, đãi vàng sa khoáng trái phép ở huyện miền núi Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam.  Những dòng suối trong xanh ngày nào ở miền nuí này giờ chỉ là "dĩ vãng". Người và máy múc xục vào lòng suối tìm vàng ngày đêm khiến  suối chết "tức tưởi". Báo Tuổi Trẻ ghi nhận thực trạng này như sau.
Trở lại thị trấn Khâm Đức, huyện Phước Sơn, nơi được mệnh danh là "mỏ" vàng sa  khoáng lớn ở Quảng Nam, những ngày này, người dân kháo nhau "muốn có tiền phải xuống suối". Từ đường Trường Sơn rẽ phải, đi dọc theo suối Nước Xa dài gần 6km qua xã Phước Đức, cảnh tượng khai thác vàng dưới con suối... đông như hội. Trời nắng gay gắt nhưng khắp nơi trong lòng suối, người lớn trẻ em đầu trần lô nhô cắm cúi đãi vàng. Những chiếc máy nổ kêu rền vang, xả khói mù mịt khắp núi rừng. Từng dây dài ống nước cỡ lớn xộc vào dòng suối bơm nước lên phun xối xả vô các vỉa đất đá để tìm vàng.
Dòng nước lẫn đất, đá có vàng sa khoáng, qua hệ thống sàng, nước trở nên đục ngầu và hôi mùi hóa chất. Mỗi hố vàng diện tích cả nghìn mét vuông, từ 15- 20 người hì hụi vừa đào, vừa đãi bằng tay lẫn máy. Trên bờ, cạnh suối, mỗi hố vàng đều có lều trại của người đãi dựng ăn ở, sinh họat hỗn tạp. Theo thống kê của phóng viên, suối Nước Xa hiện có hơn 20 điểm đào đãi vàng sa khoáng.

Việc khai thác rầm rộ khiến con suối bị biến dạng. Đi lên phía thượng nguồn (gần Công ty vàng Bông Miêu), không đếm hết những đống đất, cát, sỏi đã qua lọc vàng chất khổng lồ chặn ngang dòng suối. Đoạn suối qua thôn 1, thôn 2 chủ yếu đào đãi thủ công, thì ở thôn 4 là những công trường khai thác vàng... quy mô. Những chiếc máy múc, máy xúc cày xới thi nhau lòng suối, đưa đất, cát lên những máy sàng loại cực lớn liên tục sục rửa để lắng vàng. Nước suối sục sôi và đỏ ngầu, mùi hôi toát lên sặc sụa. Người dân sống dọc suối cho biết: trước đây con suối là nơi dân đánh bắt cá, và là nguồn nước sinh hoạt hơn 400 gia đình cư dân, chủ yếu là người M' Nông. Anh L. nhà ở thôn 2 (xã Phước Đức)  than: "Con suối này từng là nguồn nước sinh sống, sinh hoạt của hàng trăm hộ dân. Giờ thì không loài cá nào sống được, dân thiếu nước cũng không dám sờ tay vào."
Bạn,
Cũng theo báo TT, chủ tịch UB xã Phước Đức Hồ Văn Bằng kể: "Hồi trước, nước suối trong veo, tuôn ào ào quanh năm. Vừa bắc nồi cơm, người dân vừa thả tay lưới là có cá niên, cá trám, cá bống. Cơm chín là có cá ăn ngay. Nay dân sống gần suối mà phải mua cá biển, lại dùng nước giếng đóng".  Một cư dân  cho biết thêm, từ khi có khai thác vàng thì không những cá chết sạch, nước bị bẩn không dùng được mà khi lội xuống là ngứa ngáy chân tay.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Trời hành cơn lụt mỗi năm… bây giờ mưa lụt kéo tới hoài, mới lạ…
Quốc doanh có nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài, nhiều dự án có lời đã giảm và các dự án lỗ lại tăng…
Câu chuyện ô nhiễm môi trường càng lúc càng bi thảm… không chỉ thiên nhiên làm cho đời sống gian nan hơn, ngay chính con người cũng làm thêm tệ hại.
Thành Cổ Loa bây giờ còn gì? Vẫn còn đứng vững sau hơn hai ngàn năm? Thực ra là điêu tàn, những vẫn còn đủ để kinh doanh du lịch.
Có ai hài lòng với chất lượng không khí ở hai thành phố lớn không? Có, và có rất ít.
Trong khi đội tuyển Việt Nam thắng đội Indonesia với tỷ số cách biệt, một tin buồn cho ngành du lịch y tế Việt Nam là một Việt Kiều về Sài Gòn căng da mặt và chết cũng vì ca giải phẫu của bệnh viện thẩm mỹ…
Cổ vật rồi cứ chắp cánh bay xa… vĩnh viễn xóa đi những quá khứ văn hóa.
Việt Nam đang có bao nhiêu người mù chữ? Câu trả lời theo thống kê là khoảng một triệu rưỡi người mù chữ.
Cứ vào ngày 11 tháng 10 hàng năm, thế giới lại đón Ngày Quốc Tế Trẻ Em Gái (International Day of the Girl Child), còn gọi là Ngày Trẻ Em Gái (Day of Girls) – một ngày để gây ý thức về các vấn đề mà 1.1 tỷ bé gái trên thế giới phải đối diện, và cũng là ngày để tăng thượng quyền trẻ em, đặc biệt là quyền trẻ em gái.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn tránh né bảo hiểm xã hội…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.