Hôm nay,  

RF: 1/3 Lương Thực Thế Giới Bị Lãng Phí

5/24/201600:00:00(View: 3712)

NEW YORK - 1/ 3 luơng thực sản xuất khắp thế không đuợc tiêu thụ và đó là thiệt hại hậu thu hoạch. Tiêu trừ sự lãng phí tài nguyên lớn lao này có thể giúp xoá đói.

Trong khi trọng tâm của nỗ lực nuôi ăn toàn nhân loại là tăng sản luợng luơng thực, điều sinh tử bị bỏ qua là bao nhiêu phần trong nông sản luơng thực không tới đuợc bàn ăn của gia đình. Sáng kiến gọi là YieldWise dự chi 130 triệu MK của Rockefeller Foundation khởi động năm nay tại châu Phi để tìm kiếm các giải pháp thực dụng.

Giám đốc điều hành châu Phi Mamadou Biteye của Rockefeller nói: tại lục địa châu Phi, chúng ta đối diện hàng loạt thách thức với nông nghiệp, đặc biệt là an ninh luơng thực – ông khẳng định: châu Phi có thể tự nuôi ăn, vấn đề là mất mát hậu thu hoạch.

Ông ước luợng: thiệt hại và lãng phí hậu thu hoạch bằng 60% sản luợng.

Khảo sát 2011 thực hiện theo yêu cầu của tổ chức luơng nông quốc tế (FAO-trụ sở Rome) kết luận: 1/3 nông sản thực phẩm của toàn thế giới bị mất sau thu hoạch, vì nhiều nguyên nhân, bằng 1.3 tỉ tấn hàng năm.


Tại châu Phi, gần 50% rau quả không đuợc đem ra chợ – 40% bị phí phạm vì thiếu phương tiện bảo quản. Như khoai mì, loại cây có bột, bắt đầu hư hỏng 72 giờ sau khi nhổ lên. Cây, củ luơng thực cũng bị hư hỏng trong tiến trình vận chuyển.

Giáo sư Prasanta Kalita, chuyên gia về phòng ngừa thiệt hại hậu thu hoạch tại trường đại học Illinois, nói: loại lãng phí này là vấn đề từ nhiều thập niên và không đuợc lưu ý.

Ông dẫn phúc trình 2011 của FAO cho hay lãng phí hậu thu hoạch vào thời điểm 2050 có thể lên tới 9.5 tỉ tấn. Giám đốc Biteye khuyến cáo: cũng cần nói tới ảnh huởng môi trường khi 25% nguồn nuớc và 20% diện tích đất canh tác của thế giới đuợc dùng để trồng cây luơng thực không xử dụng. Ông Biteye báo động: chỉ 5% đầu tư nông nghiệp dành cho tiến trình quản lý hậu thu hoạch.

Giáo sư Kalita nhận xét: thiệt hại hậu thu hoạch là khác nhau tại các nước. Mục tiêu của dự án YieldWise là rất tham vọng, là giảm thiệt hại hậu thu hoạch khoảng 50% trước năm 2030.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Chiếc máy bay Boeing 737 của hãng hàng không Ukraine International Airlines trên đường đến thủ đô Kyiv đã rớt vài phút sau khi cất cánh từ Tehran hôm Thứ Tư, giết chếtt tất cả 176 người trên phi cơ.
Iran hôm nay đã phóng ‘hàng chục phi đạn tấn công căn cứ quân sự Al-Assad ở sa mạc miền tây Iraq, trong một cuộc tấn công trả đũa chống lại việc Mỹ giết chết tướng Quassem Suleimani..
Cố vấn quân sự cho Lãnh Đạo Tối Cao của Iran hôm Chủ Nhật, 5 tháng 1, nói rằng sự đáp trả của Tehran đối với việc Hoa Kỳ giết chết vị tướng có ảnh hưởng lớn nhất của họ sẽ “chắc chắn là quân sự,” theo tin của CNN cho biết hôm 5 tháng 1.
Tình hình Biển Đông ngày cảng bất ổn vì ngày cảng có nhiều nước trong khu vực bày tỏ thái độ chống lại tuyên bố chủ quyền của Trung Cộng trên hầu hết diện tích vùng biển này mà cụ thể là việc Mã Lai đã đệ trình Liên Hiệp Quốc đơn ghi danh vùng thềm lục địa mở rộng ngoài 200 hải lý của họ ở Biển Đông, và việc Nam Dương tăng cường tuần tra hải phận giáp ranh Biển Đông
Khủng hoảng cháy rừng tại Úc đã đạt tới mức cao mới hôm Thứ Bảy, 4 tháng 1, sau khi được báo cáo rằng nhiệt độ tại phần lớn ngoại ô ở phía tây của Sydney đã lên tới 120 độ F, làm cho nơi này trở thành nóng nhất trên trái đất.
Iran đã thề sẽ “biến ngày thành đêm” sau khi TT Trump chế nhạo đất nước này sau vụ ám sát Tướng Qasem Soleimani, khơi dậy nỗi sợ bùng nổ Thế Chiến Thứ Ba.
Cảnh sát Hồng Kông đã bắt khoảng 400 người trong các cuộc biểu tình vào dịp Năm Mới sau khi một cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ hòa bình của hàng chục ngàn người bị cuốn vào những cảnh hỗn loạn với cảnh sát xịt hơi cay để giải tán đám đông, theo Reuters cho biết hôm Thứ Năm.
Qassem Soleimani, lãnh đạo Lực Lượng Quds ưu tú của Iran, đã bị giết chết vào chiều tối Thứ Năm trong một cuộc không kích của Hoa Kỳ nhắm vào một đoàn xe gần phi trường Baghdad.
Nam Dương ngày càng tỏ rõ lập trường chống tham vọng xâm chiếm Biển Đông của Trung Cộng mà cụ thể là việc vào ngày đầu năm 2020 Nam Dương đã bác bỏ tuyên bố chủ quyền của TC đối với Biển Đông, theo bản tin của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) cho biết hôm 1 tháng 1.
Dân quân được Iran hậu thuẫn đã rút khỏi khu vực xung quanh Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ tại thủ đô Baghdad của Iraq hôm Thứ Tư sau 2 ngày đụng độ với các lực lượng an ninh Mỹ, nhưng căng thẳng Mỹ-Iran vẫn còn cao và có thể bùng ra bạo động thêm nữa.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.